Chủ Nhật, 8 Tháng Chín, 2024

SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT XXXI TN – Năm C, GIA-KÊU KHÁT KHAO ĐƯỢC THA THỨ

GIA-KÊU KHÁT KHAO ĐƯỢC THA THỨ

 Lc 19, 1-10 

M. Gregorio – An Phước

      Gia-kêu là ai dưới ngòi bút của thánh sử Luca? Dĩ nhiên, ông ta không phải là một nhân vật huyền thoại, cũng không phải một nhân vật mượn trong truyện dụ ngôn, nhằm mục đích để giáo huấn con người về một điều gì đó…nhưng là một nhân vật có thật trong lịch sử.

      Gia-kêu là một người Do Thái, nhưng lại làm nhân viên thu thuế cho ngoại bang Roma ở Giê-ri-khô. Làm công việc này, ông bị xem là hạng người tội lỗi với những lý do:

– Thứ nhất: Là người làm tay sai cho ngoại bang, bắt dân của mình phải nộp đủ, nộp đúng thời hạn tiền thuế và gây khó dễ với những người gặp khó khăn.

– Thứ hai: Là người có chức quyền nên dễ dàng gian lận, bớt xén tiền thuế của dân. Vì thế, theo tập tục và truyền thống của Do Thái giáo:  người “công chính” thì không được tiếp xúc, thân cận với hạng người này.

Tuy là người giàu có, đầy đủ về các phương tiện vật chất, nhưng Gia-kêu vẫn còn có một khát vọng hướng về Chúa. Chính vì thế, khi cảm nhận và xác tín rằng: Giêsu- Nazaret không đơn thuần là một con người, nhưng là một Đấng Messia, thì Gia-kêu đã vượt qua cái nhìn kỳ thị, kinh miệt và rẻ rúng của những người đồng hương, cũng như bao nỗi mặc cảm về thân phận tội lỗi của mình, để mong đến gặp Chúa.

Với mơ ước làm sao nhìn cho bằng được “dung mạo” của Chúa Giêsu, Gia-kêu phải chạy và trèo lên một cây sung. Hành động Chạy và trèo lên cây” là những hành động chỉ phù hợp với các trẻ em, chứ không phù hợp với tư cách một người giàu sang, có địa vị như Gia-kêu, nhưng Gia-kêu chấp nhận trở thành lố bịch như thế, để được thấy Đức Giêsu.

Nhưng thật lạ lùng, giữa một biển người đông đảo theo Chúa, với biết bao điều quan trọng cần phải quan tâm chú ý, nhưng Chúa Giêsu lại để tâm đến một Gia-kêu thấp bé đang ở trên một cây sung.

Hành động của Gia-kêu trèo lên cành sung để nhìn Chúa Giêsu không phải là hành động của một con người thích tò mò, hay hành động của một con người với mục đích tà ý. Nhưng là hành động của một con người với sự khiêm hạ, của một con người với đức tin mạnh mẽ, và của một con người từ sâu thẳm của con tim đang khát khao một điều gì đó, mà của cải vật chất không thể phủ lấp được.

Thấy thế, Chúa Giêsu nhìn lên và gọi Gia-kêu. Hành động “nhìn lên” gọi Gia-kêu là hành động của lòng thương xót, hành động của sự cảm thông, mà chỉ có Thiên Chúa mới thấu hiểu được nổi lòng của con người, và biết được con người đang cần gì và khao khát điều gì.

“Này ông Gia-kêu, xuống mau đi, hôm nay tôi phải ở lại nhà ông” (Lc 19, 5). Qua đó cho thấy, Thiên Chúa tự ý đến với con người, gần gũi con người và ngỏ lời với con người, để họ có thể gặp gỡ, nhận biết và yêu mến Thiên Chúa, và trở nên con cái Thiên Chúa, hầu được hưởng sự sống đời đời. “Sự sống đời đời đó là nhận biết Cha. Thiên Chúa duy nhất và chân thật và nhận biết Ðấng Cha đã sai đến, là Ðức Giêsu Kitô” (Ga 17,3).

Lời hứa đem phân nữa tài sản của mình bố thí cho người nghèo, và đền gấp bốn cho những ai mà Gia-kêu đã từng làm thiệt hại cho họ, là diễn tả “niềm khát khao được ơn tha thứ”, khát khao được ơn trở lại của Gia-kêu. Cho nên, Gia-kêu đã được như ý qua sự nhậm lời của Chúa Giêsu: “Hôm nay ơn cứu độ đến cho nhà này” (Lc 19, 9). Thực vậy, ơn cứu rỗi được trao ban cho con người, Thiên Chúa không cần điều kiện, hay đòi hỏi một sự đánh đổi nào ở nơi con người, nhưng Ngài chỉ cần con người đến với Ngài trong niềm cậy trông và lòng hoán cải, thì con người sẽ nhận được ơn tha thứ.

Tuy nhiên, trong cuộc sống, mỗi người chúng ta nhiều khi chưa thực sự sẵn sàng từ bỏ tất cả những gì là xấu xa tội lỗi của chính mình, và chúng ta cũng chưa đền bù cho cân xứng với những gì chúng ta đã làm thiệt hại cho Chúa và cho tha nhân. Lắm lúc chúng ta còn giống như người Do Thái ngày xưa, hay nhỏ nhen, ích kỷ, ghen tị và lên án kẻ khác: “Nhà người tội lỗi mà ông ấy cũng vào trọ” (Lc 19, 7). Cho nên rất khó để chúng ta cảm nghiệm được Chúa đang đưa mắt nhìn chúng ta, và cũng rất khó để chúng ta nhìn nhau với cái nhìn của Chúa, để chúng ta xoá đi cái nhìn thành kiến đối với người khác.

Xin cho chúng ta được trở nên giống Chúa Giêsu, biết đón nhận những yếu kém của mọi người, và dành cho nhau sự quan tâm, biết làm cho ơn cứu độ của Chúa đến trong nhà chúng ta và trong cộng đoàn chúng ta. Như Gia-kêu được biến đổi hoàn toàn, nhờ vào sự đón tiếp nồng hậu của ông dành cho Chúa, thì mọi người xung quanh cũng có thể biến đổi qua gương sáng và đời sống đạo đức của chúng ta. 

Hành động “nhìn lên” gọi Gia-kêu là hành động của lòng thương xót, hành động của sự cảm thông, mà chỉ có Thiên Chúa mới thấu hiểu được nổi lòng của con người, và biết được con người đang cần gì và khao khát điều gì.

 

 

 

 

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XXIII, Thường Niên B (Is 35,4-7a; Gc 2,1-5; Mc 7,31-37) Xin Chữa Con theo Cách Của Chúa

Chúa Nhật XXIII, Thường Niên B (Is 35,4-7a; Gc 2,1-5; Mc 7,31-37) XIN CHỮA CON THEO CÁCH CỦA CHÚA Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Một cô...

LỄ SINH NHẬT ĐỨC MẸ QUÀ SINH NHẬT Mt 1,18-23 M. Clara, Phước Thiên Nếu có dịp đi dự tiệc sinh nhật ai đó, chúng ta thường không...

Chúa Nhật XXII TN, B, Mc 7,1-8a.14-15.21-23: Canh tân tâm hồn

    CANH TÂN TÂM HỒN (Mc 7,1-8a.14-15.21-23) M. Gioan Nguyễn An, Vĩnh Phước Tin Mừng Chúa Nhật XXII thường niên, Năm B hôm nay là những lời giáo...

Chúa Nhật XXII TN, B, Mc 7,1-8a.14-15.21-23: Lời Sống

  LỜI SỐNG (Mc 7,1-8a.14-15.21-23) M. Augustino, Phước Hải Ngôn ngữ đã xuất hiện từ khi con người xuất hiện trên mặt đất này. Ngôn ngữ giúp con...

Chúa Nhật XXI TN, B: Còn sống là còn chọn lựa

  CÒN SỐNG LÀ CÒN CHỌN LỰA (Gs 24,1-2a.15-17.18b; Ep 5,21-32; Ga 6,54a.60-69) Jos. ĐB, Phước Vĩnh Linh mục nhạc sĩ Thành Tâm đã suy diễn câu nói...

Chúa Nhật XXI TN, B: “Bỏ Thầy con biết theo ai, vì Thầy có lời ban sự sống.”

"BỎ THẦY CON BIẾT THEO AI, VÌ THẦY CÓ LỜI BAN SỰ SỐNG" (Ga 6,54a.60-69) Thầy Phêrô Kim-Ngôn Nguyễn Bảo Duy, Phước Hiệp Trích đoạn Tin mừng...

Lễ thánh Bernardo: Thánh Bernardo – Muối và Ánh sáng trong Giáo Hội

    THÁNH BERNARDO – MUỐI VÀ ÁNH SÁNG TRONG GIÁO HỘI (Mt 5,13-19) M. Anselmo Nguyễn Minh Quang, An Phước Trong Tin Mừng theo Thánh Matthêu 5,13-19, Chúa...

Ngày 20/8, Lễ thánh Bênađo viện phụ – Bênađô người đan sĩ Xitô

Ngày 20/8, Lễ thánh Bênađo viện phụ Bênađô người đan sĩ Xitô Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Có lẽ dưới nhãn quan của một số người, thì...

Lễ thánh Viện phụ Bênađô: Ánh sáng ngọt ngào (Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt)

Lễ Thánh Phụ Bênađô ÁNH SÁNG NGỌT NGÀO Kn 7,7-10.15-16; 1Cr 1,26-31; Mt 5,13-19 Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt Nunquam satis. Đó là lời thánh phụ Bênađô...

Lễ thánh phụ Bênađô: Theo gót vị Tôn sư

  Suy niệm Lễ thánh phụ Bênado 20.8.2024   Là hậu duệ, chúng ta mừng kính Đấng tiền bối, thánh phụ Benado, Viện phụ. Chúng ta hân hoan...

Chúa Nhật XX TN, B, Ga 6,51-58: Bánh Hằng Sống

    BÁNH HẰNG SỐNG (Ga 6,51-58) M. Michael Hội, Phước Lý Từ lúc khởi thủy Thiên Chúa đã tạo dựng và ban cho con người sự sống, là...

Lễ Đức Maria Hồn Xác Lên Trời: Đức Mẹ lên trời là niềm vui và hy vọng cho chúng ta

  ĐỨC MẸ LÊN TRỜI LÀ NIỀM VUI VÀ HY VỌNG CHO CHÚNG TA (Kh 11,19a;12,1-6a; 1Cr 15,20-27; Lc 1,39-56) Vp. Vincent Hoà, PV Hôm nay chúng ta...