Chủ Nhật, 8 Tháng mười hai, 2024

Suy niệm Tin Mừng CN XXXIII TN, C: Anh em là đền thờ của Thiên Chúa

ANH EM LÀ ĐỀN THỜ CỦA THIÊN CHÚA

(Lc 21,5-19)

Tùng Linh

Khi thấy mọi người trầm trồ về vẻ đẹp của Đền thờ Giêrusalem, Chúa Giêsu đã nói: “Những gì các ngươi chiêm ngưỡng đây sẽ không còn hòn đá nào trên hòn đá nào”. Đền thờ Giêrusalem lộng lẫy, nguy nga, tráng lệ nhưng theo thời gian thì nó cũng bị sụp đổ, vậy đền thờ tâm hồn chúng ta thì sao?

Trước hết chúng ta cần phân biệt ba giai đoạn khác nhau việc xây dựng Đền thờ Giêrusalem: Đền thờ do vua Salomon xây cất đã bị quân Chaldéa phá cùng với thành Giêrusalem năm 587. Theo cha Vũ Phan Long, sau khi dân Do Thái từ Babylon hồi hương, họ xây dựng đền thờ thứ hai theo sự hướng dẫn của Dorupbaven, để thay cho đền thờ vua Salomon đã bị vua Nabucodonosor phá hủy vào năm 587 tCN. Công trình kiến trúc mới này được hoàn tất vào khoảng năm 515 tCN (Kg 1,4-15). Đền thờ mới này không được trang hoàng đẹp bằng Đền thờ của vua Salomon nên vua Herode Cả đã trang hoàng lại Đền thờ vào năm 15 triều đại ông (20-18 tCN). Vào dịp Đức Giêsu thanh tẩy Đền thờ, Tin Mừng Gioan cho biết là công việc tái thiết mất 46 năm mới hoàn thành (Ga 2,20). Thật ra công việc trùng tu còn kéo dài cho đến khoảng năm 63, 7 năm trước khi bị tàn phá (70 sCN). Đền thờ Giêrusalem do vua Herode trang hoàng rất đẹp. Người ta thường nói: “Nếu bạn chưa thấy Đền thờ Giêrusalem, bạn chưa thấy được thứ tuyệt vời nhất trên thế giới”[i].

Đền thờ Giêrusalem được xây dựng bằng nhiều tảng đá. Còn cuộc đời của chúng ta, chúng ta xây dựng trên nền tảng nào? Có ba tảng đá lớn là Danh, Lợi, Thú mà nhiều người xây dựng đời mình trên đó. Vì ham danh, ham lợi, ham phú quý là bản tính của con người. Ai cũng muốn địa vị cao sang, ai cũng muốn giàu có, ai cũng ham thích thú vui.

Phải chăng chúng ta đang xây dựng đời mình trên nền tảng của Danh, Lợi, Thú? Khi chúng ta coi Danh là mục đích của đời mình, chúng ta chạy theo nó, chạy theo danh vọng chức quyền; khi chúng ta coi Lợi là mục đích đời mình, chúng ta tìm mọi cách để được lợi; khi chúng ta coi những Thú vui chóng qua là mục đích của đời mình thì chúng ta cũng chóng tàn.

Ăn để sống là nhu cầu cần thiết tự nhiên của muôn loài, khi ăn đủ thì thôi. Nhưng sống để ăn là người chỉ thờ cái bụng, tìm thú vui khoái lạc, ăn uống say sưa, chơi bời phóng túng, nghiện ngập xì ke ma túy.

Nhu cầu phình to bản ngã, muốn được nổi danh, được nể phục, được coi là quan trọng, được khen tặng, được thỏa mãn tự ái và tính kiêu ngạo, cho “cái tôi” của mình là quan trọng, muốn mình là “cái rốn của vũ trụ”, và không muốn bị ai xúc phạm.

Nhu cầu thích quyền lực, thích làm chủ để điều khiển, muốn mọi sự phải xẩy ra theo ý mình: đây cũng là một nhu cầu rất lớn theo tâm lý chung của con người. Ai cũng thích người khác chiều ý mình, thích áp đặt ý mình lên người khác.

Sự tham ăn hay nói cách khác, sự tìm kiếm thỏa mãn xác thịt với những dục vọng thấp hèn. Một khi đã mù quáng trong những dục vọng của thể xác, con người sẽ đánh mất mọi ý hướng, mọi ý chí tốt lành để chỉ biết ngụp lặn trong việc tìm kiếm danh vọng, chức quyền và của cải, tức là con người đi vào vòng nô lệ của những ước vọng hão huyền.[ii]

Vậy khi chúng ta xây dựng đời mình trên tảng đá Danh, Lợi, Thú khác nào chúng ta xây nhà mình trên cát, khi mưa sa nước lũ, gió thổi và ùa vào nhà đó, nhà sẽ sập và sẽ trở nên đống hoang tàn, không còn hòn đá nào trên hòn đá nào.

Thánh Phaolô đã nói: “Anh em là Đền Thờ của Thiên Chúa”. Chúng ta là đền thờ của Thiên Chúa, là nơi thánh, mà chúng ta lại xây dựng trên nền móng của quỷ sao! trên nền móng của Danh, Lợi, Thú sao! Là Đền Thờ của Thiên Chúa, chúng ta phải xây dựng trên nền móng là Đức Kitô, chính Người là tảng đá góc tường, phải xây dựng trên nền tảng là Lời của Người, vì ai nghe Lời Chúa và đem ra thực hành, thì giống như người khôn ngoan xây nhà mình trên đá; mưa có đổ xuống, nước có tràn vào, gió bão có thổi đến và ùa vào nhà đó, nhà vẫn không sập, vì nhà ấy được xây trên nền đá. 

Khi chúng ta xây dựng ngôi nhà của đời mình trên đá tảng là Đức Kitô và Lời của Người mới có thể đem đến cho chúng ta hạnh phúc đích thật. Chúng ta đừng xây dựng đời mình ở nơi khác: trên của cải, trên những thú vui, trên quyền hành, trong nghề nghiệp[iii].

Lời Chúa Giêsu nói trong Tin Mừng hôm nay được Giáo hội đặt trong bối cảnh của ngày cánh chung, ngày tận cùng của lịch sử nhân loại. Thời gian là phép thử cho những đền thờ tráng lệ, nguy nga. Những đền thờ nào được xây dựng trên “nền cát” thì sẽ bị phá hủy, những đền thờ nào được xây dựng trên nền tảng là Đức Kitô và Lời của Người thì sẽ được trường tồn mãi mãi.

____________________

[i] Lm Fx Vũ Phan Long, Tin Mừng Luca dùng trong Phụng Vụ, tr. 455.457.

[ii] http://giaophanlongxuyen.org/tin-tuc/cac-bai-suy-niem-chua-nhat-1-mua-chay-nam-c

[iii] x. Đức thánh cha Phanxicô, Kinh truyền tin, ngày 18-2-2018

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Chúa Nhật VI PS, Năm A, Ga 14,15-21: Chúa Thánh Thần – Đấng Bảo Trợ

CHÚA THÁNH THẦN - ĐẤNG BẢO TRỢ (Ga 14,15-21) Tùng Linh,...

Chúa Nhật XXIII TN, Năm A, Mt 18,15-20: Nghệ thuật sửa lỗi

NGHỆ THUẬT SỬA LỖI (Ed 33,7-9; Rm 13,8-10; Mt...

Chúa Nhật XXX TN, A, Mt 22,34-40: Điều răn quan trọng nhất

ĐIỀU RĂN QUAN TRỌNG NHẤT (Mt 22,34-40) M. Matthêu Lê Văn...

Suy niệm Lời Chúa Lễ Hiển Linh: Trở nên ánh sao của Thiên Chúa

TRỞ NÊN ÁNH SAO CỦA THIÊN CHÚA (Is 60,1-6; Ep...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Lễ Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội – Mầu nhiệm tội lỗi

LỄ MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI Mầu nhiệm tội lỗi Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên, Đan viện Châu Sơn Đơn Dương Hôm nay, chúng ta suy niệm...

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa Đến Trong Cuộc Đời

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa Đến Trong Cuộc Đời Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa trong Chúa...

9/12 – Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội

    ĐẶC ÂN VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI (Lc 1,26-38) M. Bảo Hạnh, Phước Lý Phụng vụ Giáo Hội bước vào tuần thứ hai Mùa Vọng, thời gian...

Chúa Nhật II MV, C, Lc 3,1-6: Cách chuẩn bị cho Chúa đến

    Cách chuẩn bị cho Chúa đến (Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) M. Bosco, Phước Sơn      Chuẩn bị đón Chúa chính là ý nghĩa của mùa Vọng....

Chúa Nhật I Mùa Vọng, C, Tỉnh thức

    Tỉnh thức (Gr 33,14-16; 1Tx 3,12 - 4,2; Lc 21,25-28.34-36) M. Anges, Phước Thiên      Thời gian là quà tặng Thiên Chúa ban cho chúng ta....

Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam: Phải chăng tử đạo vì chán đời?

  Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Tại Việt Nam Phải Chăng Tử Đạo Vì Chán Đời? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, toàn...

Mừng kính các thánh Tử Đạo Việt Nam, Lc 9,23-26

MỪNG KÍNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Mừng kính các tử đạo Việt Nam là dịp...

Chúa Nhật XXXIV, Thường Niên B (Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33-37) Đức Giêsu Kitô Là Vua?

Chúa Nhật XXXIV, Thường Niên B (Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33-37) Đức Giêsu Kitô Là Vua? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Theo quan niệm thông...

Chúa Nhật XXXIV TN, B, Ga 18,33b-37: Vua Tình Yêu 

  Vua Tình Yêu  (Ga 18,33b-37) M. Phan Sa, PV      Những tuần qua, thế giới đã theo dõi ngày bầu cử tổng thống Mỹ khá thú...

Lễ các thánh tử đạo Việt Nam: Tình yêu tự hủy – con đường của người môn đệ

  Các thánh tử đạo Việt Nam 25/11 TÌNH YÊU TỰ HỦY – CON ĐƯỜNG CỦA NGƯỜI MÔN ĐỆ (Lc 9,23-26) M. David, VP Khác với Tin Mừng theo...

Chúa Nhật XXXIV TN, Lễ Chúa Giêsu Kitô – Vua Vũ Trụ

  Vương Quyền của Đức Kitô (Ga 18,33b-37) M. Andre Kim Taegon Chu Văn Thường, Phước Hiệp Vào Chúa Nhật cuối năm Phụng vụ, Giáo hội cử...

Chúa Nhật XXXIII Thường Niên B (Đn 12,1-3; Dt 10,11-14.18; Mc 13,24-32) Đón ngày tận thế

Chúa Nhật XXXIII Thường Niên B (Đn 12,1-3; Dt 10,11-14.18; Mc 13,24-32) Đón Ngày Tận Thế Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúa nhật áp chót năm...