Thứ hai, 9 Tháng mười hai, 2024

Suy niệm Tin mừng Lc 17,20-25 – Tìm gặp một con người: Đức Giêsu Kitô

THỨ NĂM, TUẦN XXXII THƯỜNG NIÊN

Tìm gặp một con người: Đức Giêsu Kitô

(Lc 17,20-25)

FM. Grerado

Nước Chúa là gì mà sao ai cũng khát vọng tìm kiếm và muốn chiếm đoạt cho bằng được? Vì chính chúng ta là những đan sĩ cũng đang đi tìm kiếm và muốn chiếm cho bằng được Nước ấy. Vậy Nước Chúa là gì với đan sĩ chúng ta? Là con cái của cha thánh Biển Đức sống theo tu luật của ngài. Hơn ai hết, chúng ta biết rõ chúng ta vào đây là để đi tìm Chúa. Đó là mục đích chính của mỗi chúng ta. Như buổi tĩnh tâm tháng 10 vừa rồi, nguyên Viện phụ Hảo đã chia sẻ trong bài giảng về việc chúng ta vào đây với mục đích là để đi tìm Chúa một cách rõ ràng hơn. Vậy Nước Chúa, Triều Đại Thiên Chúa là gì nếu không phải là chính Chúa và chiếm đoạt được Chúa ngay ở đời sống này?

Tin mừng hôm nay Chúa Giêsu đã nói rất rõ: “Triều Đại Thiên Chúa không phải như người ta nói ở đây này hay ở kia kìa một cách có thể quan sát được, nhưng Triều Đại Thiên Chúa đang ở giữa các ông”. Sau đó, Chúa Giêsu nói cho các môn đệ Triều Đại Thiên Chúa, Nước Thiên Chúa đã hiện diện qua chính con người của Ngài, qua những gì Ngài làm và giảng dạy.

Như vậy, Triều Đại Thiên Chúa mà người ta tìm kiếm trông chờ đã đến rồi và hiện diện trọn vẹn nơi con người của Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, Đấng cứu độ trần gian, Đấng đã đến như lời đã hứa, để tái thiết lại Triều Đại của Ân Sủng và Lòng Thương Xót. Điều này đã được giáo phụ Origênê minh định trong Kitô học khi gọi Đức Giêsu là “Autobasileia,” có nghĩa là Nước Trời ở trong chính con người Đức Giêsu. Đức Giêsu chính là vương quốc; vương quốc không phải là một đối tượng, một không gian quyền lực như các vương quốc trần gian, nhưng đó là một con người: Người chính là vương quốc. Đức Giêsu hướng dẫn con người đón nhận sự kiện vĩ đại: Thiên Chúa hiện diện trong Người giữa nhân loại, Người là sự hiện diện của Thiên Chúa. Nước Thiên Chúa ngay bây giờ hiện diện trong Người và qua Người.

Theo nghĩa này, Công Đồng Vaticanô II định nghĩa trong Lumen Gentium, số 5: “Nước Trời được bày tỏ trước hết trong con người của Chúa Giêsu”. Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cũng quả quyết: “Nước Trời không phải là một khái niệm, một học thuyết, một chương trình để tự do xây dựng, nhưng trên hết là một con người có khuôn mặt và tên gọi là Giêsu thành Nadarét, hình ảnh của Thiên Chúa vô hình” (RM. 20).

Qua đây cho chúng ta thấy, không thể đi tìm một Triều Đại thiêng liêng theo kiểu thế tục, theo kiểu vua chúa quan quyền bành trướng thế lực như người ta vẫn nghĩ. Nếu người ta còn dừng lại ở quan niệm trần tục như thế thì họ sẽ không thể thấy được Triều Đại Thiên Chúa. Vì Đức Vua của Triều Đại Thiên Chúa là Đấng đến không phải để được người ta phục vụ nhưng là để phục vụ và hy sinh làm giá chuộc muôn người vì lòng xót thương của Ngài.

Vp. Dom Columba Marmion nói: Vì yêu thương chúng ta vô cùng, Thiên Chúa không chỉ muốn làm chủ tể, mà còn muốn làm bạn chí thân và là hiền phụ của tâm hồn chúng ta. Thiên Chúa là một người Cha đầy lòng nhân từ, Ngài muốn cho chúng ta, ngay ở trần gian này tìm được hạnh phúc nơi Ngài trong sự hoàn thiện khôn tả của Ngài.

Đạt tới Thiên Chúa, đó là mục tiêu mà thánh Biển Đức muốn chúng ta là con cái phải luôn nhớ trước mặt. Chúng ta vào đây không phải để trau dồi kiến thức khoa học, mải miết học nghề, cũng không phải để chuyên nghề giáo dục, hay là để tìm chỗ sung sướng nghỉ ngơi. Quả thật, ở lời mở trong tu luật thánh Biển Đức đã từng mời gọi chúng ta: “Trong mọi lúc chúng ta phải dùng những ơn lành Chúa ban, để phụng sự Chúa”. Trước tiên phải lo thiết lập Nước Thiên Chúa trong tâm hồn. Ngài cũng khuyên chúng ta hãy chuyên tâm tìm Chúa trong mọi sự, nơi bề trên, nơi anh em, trong hết mọi thụ tạo, trong mọi biến cố xảy ra trong cuộc sống, lúc gặp nghịch cảnh cũng như những giờ phút hỉ hoan sung sướng. Chúng ta hãy tìm Chúa liên lỉ để luôn luôn được kề môi vào nguồn mạnh hạnh phúc ấy; để chúng ta có thể uống liên lỉ nơi nguồn suối ấy mà không lo nguồn suối khô cạn; vì thánh Augustino đã nói: “Mạch suối tràn trề vượt quá mức nhu cầu của chúng ta”. Chính Chúa Giêsu cũng đã hứa: “Nước Ta ban cho sẽ thành một mạch suối phát sinh sự sống vĩnh cửu trong tâm hồn họ” (Ga 4, 14).

Vì thế, Lời Chúa nói trong Tin Mừng hôm nay mời gọi và thức tỉnh chúng ta: “Triều Đại Thiên Chúa đang ở giữa các ông”. Vậy chúng ta hãy tự kiểm xét lại xem mình đang tìm Chúa ở mức độ nào rồi? Chúng ta đã thanh thoát với thụ tạo đến đâu? Cha Henri Newman nhà hướng dẫn thiêng liêng nói rằng: “Nếu tâm hồn chúng ta thành thật chân thành, thì Chúa sẽ tỏ bày cho chúng ta thấy nơi mình những gì còn ngăn trở khiến cho tâm hồn chúng ta không thể tiến tới Chúa một cách hoàn hảo hơn”.

Từ đó, chúng ta sẽ dễ dàng đi đến xác tín: Chúa Kitô phải là tất cả mọi sự của đan sĩ chúng ta; để trong tất cả cuộc đời, dầu trạng huống tâm hồn chúng ta thế nào; và trong hết mọi cảnh ngộ có thể xảy đến, chúng tasẽ không bao giờ ngoảnh mặt đi và ngừng tìm kiếm Chúa nữa.

Chúng ta đừng bao giờ quên chân lý này: Giá trị của con người tùy thuộc vào cái con người tìm kiếm và gắn bó. Chúa đã đến với chúng ta nơi chính trong tâm hồn nội tâm của Chúng ta. Vậy chúng ta đã nhận ra Chúa chưa? ĐHY Cantalamessa xác tín rằng: “Nếu chúng ta không nhận ra Chúa Giêsu và yêu mến Chúa Giêsu thật lòng, thì chúng ta sẽ không bao giờ có thể nhận ra Chúa Cha và yêu mến Chúa Cha”.

Vì vậy, chúng ta cùng xin ơn Chúa Thánh thần đổ đầy Ân Sủng vào lòng Chúng ta, để chúng ta có thể tìm và nhận ra Chúa trong tâm hồn chúng ta, mỗi ngày và trong suốt cuộc đời này.

Cùng với thánh Augustino, con xin được thưa lên: “Lạy Chúa của lòng con, là hy vọng duy nhất của con, xin nhận lời con, đừng để con chán nản không tìm Chúa, nhưng hãy làm cho con nóng chảy say mê tìm cho được nhan thánh Chúa, xin Chúa ban sức mạnh để con tìm kiếm Chúa, lạy Chúa là Đấng luôn khuyến khích sự tìm kiếm của những kẻ ao ước Chúa và sau cùng sẽ ban cho họ được gặp chính Chúa”. Amen.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

…Xin Người cho anh em biết con người và ơn gọi của anh em là gì…

Một vài suy nghĩ về con người và ơn...

01/11 Các Thánh Nam Nữ, Mt 5,1-12a: Tấm gương Các Thánh

  TẤM GƯƠNG CÁC THÁNH (Kh 7,2-4.9-14, Mt 5,1-12a)  M. Bosco, PS  ...

Ai tín

Cái giá của người môn đệ

24/11 - LỄ KÍNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT...

Chúa Nhật Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, Ga 20,19-23: Vai trò của Chúa Thánh Thần

VAI TRÒ CỦA CHÚA THÁNH THẦN (Ga 20,19-23) M. Michael Thành,...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ngày 3-12, lễ kính thánh Phanxicô Xaviê, Linh mục (Mc 16,15-20) Đi tìm vinh quang thật

Ngày 3-12, lễ kính thánh Phanxicô Xaviê, Linh mục (Mc 16,15-20) Đi Tìm Vinh Quang Thật Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Bản chất của Hội...

Kính thánh Phanxicô Xaviê, Mc 16,15-20

  KÍNH THÁNH PHANXICÔ XAVIÊ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Đôi nét tiểu sử: Thánh Phanxicô Xaviê sinh năm 1506 tại Điên Xaviê thuộc...

Thứ 7, Tuần XXXIV, Kính Thánh Anrê Tồng đồ, Mt 4, 18-22

KÍNH THÁNH ANRÊ TÔNG ĐỒ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Đôi nét về tiểu sử: Thánh Anrê quê ở Betsaida và là một...

Ngày 30.11 – Lễ kính thánh Andre Tông đồ

  HÀNH TRÌNH ƠN GỌI (Mt 4, 18-22) M. Kolbe, Phước Hiệp Lễ thánh Andre Tông đồ, là dịp để chúng ta suy niệm về tiếng gọi...

Thứ 6 Tuần XXXIV TN, Lc 21,29-33 Trời mới đất mới

TRỜI MỚI ĐẤT MỚI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Với bài diễn từ “Cánh Chung” Đức Giêsu tiên báo thành Giêrusalem...

Thứ Năm Tuần XXXIV TN – Lc 21,20-28 Giêrusalem bị tàn phá

  GIÊRUSALEM BỊ TÀN PHÁ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Để chúng ta biết được phần nào đoạn Tin Mừng của thánh...

Thứ 4 Tuần XXXIV TN – Lc 21,12-19 Vì danh Thầy anh em sẽ bị bắt nộp và ngược đãi

  VÌ DANH THẦY ANH EM SẼ BỊ BẮT NỘP VÀ NGƯỢC ĐÃI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Các môn đệ cũng như...

Thứ Bảy, Tuần XXXIII, Thường niên (Lc 20,27-38) Tôi tin có sự sống đời đời

Thứ Bảy, Tuần XXXIII, Thường niên (Lc 20,27-38) Tôi Tin Có Sự Sống Đời Đời Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúng ta đang sống trong...

Thứ 6 Tuần XXXIII TN, Lc 19,43-48: Thanh tẩy nhà Cha

THANH TẨY NHÀ CHA Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Vào dịp trẩy hội đền Giêrusalem mừng lễ Vượt qua hơn hai...

Thứ 5, Tuần XXXIII TN, Mt 12,46-50: Ai thuộc về gia đình Đức Giêsu

    AI THUỘC VỀ GIA ĐÌNH ĐỨC GIÊSU Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Sau những lời khiển trách các người cứng tin,...

Thứ 5 Tuần XXXIII TN, Lc 19,41-44: Chúa Giêsu than khóc thành Giêrusalem

CHÚA GIÊSU THAN KHÓC THÀNH GIÊRUSALEM Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Từ Giêrikhô, Đức Giêsu đã cuốc bộ suốt quãng đường...

Thứ 4 Tuần XXXIII TN – Lc 19, 11-20 Dụ ngôn mười yến bạc

DỤ NGÔN MƯỜI YẾN BẠC Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Dụ ngôn mười yến bạc này được Đức Giêsu kể...