Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

TẤM BÁNH ĐỜI THƯỜNG – TUẦN III MÙA CHAY (TGM GIUSE NGÔ QUANG KIỆT)

THỨ 3 TUẦN III MÙA CHAY

THA THỨ

 

I. TẤM BÁNH LỜI CHÚA

Đn 3, 25.34-43; Mt18, 21-35

 

II. TẤM BÁNH CHIA SẺ 

 Con người vốn yếu hèn. Lầm lỗi là con người. Biết sống là biết tha thứ.

 Tha thứ là biết Chúa. Thiên Chúa nhân hậu, nhẫn nại, giầu lòng xót thương và luôn tha thứ. Ta tội lỗi ngập tràn. Nhưng Chúa luôn tha thứ. Dụ ngôn hôm nay cho thấy sự tha thứ của Chúa là không giới hạn. Nợ 10 ngàn yến vàng là nợ quá lớn không ai có thể trả nổi. Vậy mà chỉ cần một lời van xin, Thiên Chúa tha ngay. Người  tha thứ dễ dàng, tức khắc, không điều kiện, và vĩnh viễn. Nhận biết Thiên Chúa rộng lượng, giầu lòng thương xót, luôn luôn tha thứ sẽ dẫn ta đến biết mình. 

 Tha thứ là biết mình. Khi biết mình yếu đuối, ta dễ thông cảm với người khác. Nếu người khác chấp nhất tội lỗi của ta, ta sẽ không sống nổi. Vì ta cũng đã lỗi phạm đến người khác nhiều lần. Biết mình cần được tha thứ, ta sẽ dễ tha thứ cho người khác. Nhưng trên hết khi tha thứ ta nhận được ơn tha thứ của Chúa. Chúa tha thứ cho ta  nhưng với điều kiện ta cũng phải tha thứ cho anh em. Cho người khác 100 quan tiền để nhận được 10 ngàn yến vàng. Ta được lợi lớn.

 Tha thứ như thế là biết sống. Đời sống thành công là đời sống an vui hạnh phúc. Ta an vui khi mọi người chung quanh cùng an vui. An vui chỉ có được với những tâm hồn quảng đại, tha thứ. Chúa là yêu thương, là tha thứ. Không yêu thương tha thứ, ta không thể phù hợp với Thiên Chúa, không thể lãnh nhận được hạnh phúc. Con người là bất toàn. Muốn sống chung cần tha thứ và được tha thứ. Đó là biết sống, tạo hạnh phúc cho chính mình.

 Tóm lại, tha thứ là biết yêu. Xét cho cùng tha thứ chính là tình yêu. Đây là cốt lõi của vấn đề. Tha thứ chỉ có được khi có tình yêu. Chúa tha thứ cho ta vì yêu thương ta. Và Chúa dạy ta phải tha thứ cho tha nhân. Vì tha nhân không phải người xa lạ, mà là anh em ta. Phê-rô nhận điều này khi hỏi: “Thưa Thầy, nếu anh em con cứ xúc phạm đến con, thì con phải tha đến mấy lần?” Người khác là anh em ta trong gia đình Thiên Chúa. Anh em phải có tình yêu thương. Đó chính là giới răn của Chúa. Tình yêu là không giới hạn nên phải tha thứ mãi mãi. Còn tha thứ là còn yêu thương. Còn yêu thương là còn thuộc về Chúa, còn là con cái trong nhà Cha, còn là công dân Nước Trời. Hết tha thứ là hết yêu thương, không còn là con Cha yêu thương, không còn là công dân trong Vương quốc tình yêu.

 

 THỨ 4 TUẦN III MÙA CHAY

HOÀN THIỆN LỀ LUẬT

 

I. TẤM BÁNH LỜI CHÚA

 Đnl 4, 1.5-9; Mt 5, 17-19

II. TẤM BÁNH CHIA SẺ 

Chúa Giêsu cư xử như một người tự do, phóng khoáng với lề luật. Người ta nghĩ rằng Chúa Giêsu đến phá hủy lề luật. Nhưng Người tuyên bố rõ ràng: “Thầy đến không phải để bãi bỏ, nhưng là để kiện toàn” lề luật.

 Người kiện toàn bằng xác định thứ tự cho lề luật. Luật Do thái nhiều vô kể. Nhưng điều răn lớn nhất là mến Chúa và yêu người. “chẳng có điều răn nào khác lơn hơn các điều răn đó.”(Mc 12, 28-31).

 Một trật tự khác: Luật Thiên Chúa phải trọng hơn luật của loài người. (x. Matthêu 15, 1-9). Không được “dựa vào truyền thống của các ông mà vi phạm điều răn của Thiên Chúa” 

Người kiện toàn bằng đưa lề luật vào nội tâm. Phải rửa bên trong để bên ngoài cũng được sạch (Mt 23, 25-26). Ăn chay cầu nguyện và bố thí phải làm cách kín đáo (x. Mt 6, 1-6.16-18).  Ý hướng là quan trọng. Vì thế, chưa giết người, nhưng giận ghét đã là có tội; chưa ngoại tình, nhưng trong lòng ham muốn thì đã là phạm tội (x.Mt 5, 21-30).

 Người kiện toàn lề luật bằng đề cao con người. Điển hình là luật nghỉ ngày Sabat. Chúa đã đưa ra định hướng cho luật này: “Ngày Sabat vì con người chứ không phải con người vì ngày sabat” (Mc 2, 27). Vì thế, ngày sabat để cứu sống con người, để giải thoát con người, để làm điều tốt cho con người. (Mc 3, 1-6)

 Người kiện toàn bằng hướng lề luật đến tình yêu. Người Do thái giữ luật vì sợ bị phạt. Chúa Giêsu dạy ta hãy giữ luật vì tình yêu mến. Và tóm tắt mọi luật lệ vào luật mới là yêu thương: “Thầy ban cho anh em một điều răn mới, là hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 13, 34).  Tình bác ái quan trọng vì Chúa hóa thân làm người nghèo. Và trong ngày tận thế chúng ta sẽ bị xét xử về tình yêu.

 Kiện toàn lề luật, Chúa Giêsu đổi mới cách sống đạo. Sống đạo không còn là hình thức, nhưng là tâm tình bên trong. Tâm tình đó hướng về Thiên Chúa trong tình yêu mến. Vì yêu mến nên giữ lề luật. Và cũng vì yêu mến Thiên Chúa, nên yêu mến con người. Việc giữ đạo như thế trở nên nhẹ nhàng, tự do, tự nguyện, nhưng lại đưa việc giữ lề luật đến mức hoàn hảo.

 

THỨ 5 TUẦN III MÙA CHAY

NGHE VÀ NÓI

I. TẤM BÁNH LỜI CHÚA

 Gr 7, 23-28; Lc 11, 14-25

II. TẤM BÁNH CHIA SẺ 

 Con người là một sinh vật xã hội. Không thể sống một mình. Xã hội tính phát triển nhờ thông giao. Thông giao biểu hiện bằng nghe và nói. Nghe để tiếp nhận. Nói để thông tri. Nghe để hiều về người khác. Nói để người khác hiểu về mình. Nghe để cảm thông chia sẻ. Nói cũng để cảm thông chia sẻ. Như thế thông giao làm phong phú con người. Vì thế câm điếc là khuyết tật. Mất khả năng thông giao khiến con người không phát triển. Thông thường câm là do điếc. Vì không nghe nên không nói được.

 Người Do thái cho khuyết tật đó là do ma quỉ. Ma quỉ trói buộc con người trong ích kỷ cá nhân. Để tàn lụi. Chúa Giêsu chữa lành người câm điếc khi trục xuất quỉ câm. Nhưng Chúa lại không thể chữa người mắc bệnh câm điếc thiêng liêng. Người câm điếc thiêng liêng là người tự ý không nghe không nói.

 Giê-rê-mi-a cho biết những người Do thái thời ông là những người câm điếc. Vì họ không chịu nghe lời Thiên Chúa. Chỉ cần mở lòng ra nghe lời Thiên Chúa họ sẽ trở thành Dân Thiên Chúa, sẽ được hạnh phúc. Nhưng gọi không trả lời. Nói không nghe. Vì thế họ không phát triển. Chúa nói họ đi thụt lùi. Và còn tệ hơn nữa khi cố tình giả điếc thì họ không có sự thật: “sự chân thật đã tiêu tan và biến khỏi miệng nó”.

 Đó chính là tình trạng của những người chống đối Chúa hôm nay. Khép kín tâm hồn nên không nghe được Thiên Chúa. Dù phép lạ rành rành không thể chối cãi. Vì không nghe nên miệng họ nói lời gian dối. Bóp méo sự thật. Xuyên tạc cho rằng Chúa dùng quyền tướng quỷ mà trừ quỷ. Đó chính là tác động của ma quỉ. Thứ quỉ ám này còn nặng hơn quỉ gây nên câm điếc thể lý.

 Thế giới đang hỗn loạn vì người ta không lắng nghe. Không nghe Chúa. Không nghe nhau. Không nghe lịch sử. Không nghe vũ trụ. Không nghe thiên nhiên. Và vì thế người ta nói theo ý riêng. Nói sai sự thật.

 Mùa Chay Chúa mời gọi ta trở về sự thánh thiện nguyên thủy. Biết mở lòng, mở tai lòng lắng nghe. Biết mở miệng nói lời chân lý, lời xây dựng, lời yêu thương. Biết tái lập khả năng thông giao. Ta sẽ trở nên phong phú. Thế giới sẽ sống trong hòa bình.

 

 THỨ 6 TUẦN III MÙA CHAY

YÊU THƯƠNG LÀ LẼ SỐNG

I. TẤM BÁNH LỜI CHÚA

 Hs 14, 2-10; Mc 12, 28b-34

II. TẤM BÁNH CHIA SẺ 

Người Do thái có một rừng luật. Và họ bị lạc lối trong rừng. Không biết điều luật nào là chính. Hôm nay Chúa cho họ biết những điều cơ bản nhất trong luật. Biết nguyên tắc cơ bản, nội dung thiết yếu và cách thế để tuân giữ lề luật.

 Nguyên tắc cơ bản là luật để sống chứ không phải để giữ. Khi sống người ta làm chủ lể luật. Khi giữ người ta làm nô lệ cho lề luật. Biết luật để sống ta sẽ đi tìm luật như đi tìm không khí để thở, nước để uống.

 Vì luật để sống, nên yêu mến Chúa hết lòng hết sức lực hết trí khôn là điều tự nhiên và cần thiết. Vì Thiên Chúa sinh thành ra ta. Người ban sự sống cho ta. Tất cả những gì ta có, ta là, đều bởi Chúa. Vì thế mến Chúa là điều luật quan trọng nhất. Ta giữ điều đó là vì chính ta chứ không phải vì Chúa.

 Nhưng yêu mến Chúa chỉ được chứng tỏ bằng yêu mến tha nhân.  Khi hiểu rằng Thiên Chúa và tha nhân thực sự cần thiết cho đời sống, cho hạnh phúc của ta, ta sẽ giữ hai điều răn này một cách dễ dàng. Cũng như ta tự nhiên tha thiết giữ gìn sức khỏe, giữ gìn tính mạng của mình vậy.

 Nếu hiểu luật chính là để sống ta sẽ càng yêu mến Thiên Chúa. Càng yêu mến Thiên Chúa sự sống càng tràn đầy sung mãn nơi ta. Chính vì muốn ta đạt đến sự sống sung mãn nên Chúa Giêsu mời gọi ta yêu mến Thiên Chúa hết lòng hết sức hết tâm hồn và hết trí khôn.

 Hiểu biết Thiên Chúa là lẽ sống, là nguồn mạch hạnh phúc, ta sẽ chẳng còn vương vấn thế gian. Biết Thiên Chúa là nguồn sức mạnh, ta sẽ chẳng còn cậy dựa vo thế lực trần gian, như Ít-ra-en đã từng cậy dựa vào thế lực của Át-sua

 Không vương vấn thế gian, nhưng ta sẽ yêu mến thế gian, yêu mến tha nhân vì Chúa. Đó không còn là tình yêu thế gian, nhưng ta yêu thế gian, yêu tha nhân bằng tình yêu của Chúa. Như thánh Phao-lô nói: Từ nay tôi không còn biết người nào, điều gì theo xác thịt, nhưng là trong Đức Giê-su Ki-tô Phục sinh.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ngày 26-7, thánh Gioakim và thánh Anna, song thân Đức Maria, Mt 13,16-17: Mối phúc được thấy được nghe

Ngày 26-7, Thánh Gioakim và Thánh Anna, song thân Đức Maria, Mt 13,16-17 Mối phúc được thấy được nghe Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm...

Ngày 25-7, thánh Giacôbê Tông đồ, Mt 20,20-28: Chọn chỗ nhất trong nước Chúa

Ngày 25-7, Thánh Giacôbê Tông đồ, Mt 20,20-28 Chọn chỗ nhất trong nước Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Đoạn Tin mừng hôm nay có liên hệ...

Ngày 22-7, Lễ kính thánh Maria Magdalena, Ga 20,1-2.11-18: Tôi đi tìm Đấng tôi yêu

Ngày 22-7, Lễ kính thánh Maria Magdalena, Ga 20,1-2.11-18 Tôi đi tìm Đấng tôi yêu Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Ngày 3/6/2022 Đức thánh cha Phanxicô đã...

Thứ Năm Tuần XV Thường niên, Mt 11,28-30: Hãy đến cùng tôi, hãy học với tôi

Thứ Năm Tuần XV Thường niên, Mt 11,28-30 Hãy đến cùng tôi, hãy học với tôi Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm nay gợi lên...

Thứ Bảy Tuần XIV Thường niên, Is 6,1-8 (năm chẵn): Ơn gọi của Isaia và ơn gọi của mỗi chúng ta

Thứ Bảy Tuần XIV Thường niên, Is 6,1-8 (năm chẵn) Ơn gọi của Isaia và ơn gọi của mỗi chúng ta   Lasan Ngô Văn Vỹ,...

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23 Kitô hữu khôn như rắn và đơn sơ như bồ câu

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23 Kitô hữu khôn như rắn và đơn sơ như bồ câu Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúa Giêsu ví...

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23; Hs 14,2-10 (năm chẵn) Cậy dựa nơi Thiên Chúa

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23; Hs 14,2-10 (năm chẵn) Cậy dựa nơi Thiên Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Trong bài trích sách ngôn...

Thứ Năm Tuần XIV Thường niên, Mt 10, 7-15: Được cho không phải cho không

Thứ Năm Tuần XIV Thường niên, Mt 10, 7-15 Được cho không phải cho không Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu sai...

Thứ Tư Tuần XIV, Thường niên, Mt 10,1-7 Thi hành sứ vụ Chúa trao

Thứ Tư Tuần XIV, Thường niên, Mt 10,1-7 Thi hành sứ vụ Chúa trao Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay, tường thuật việc...

Thứ Ba Tuần XIV Thường niên, Mt 9,32-38: Cánh “đồng lúa” chín đang cần “thợ gặt”

Thứ Ba Tuần XIV Thường niên, Mt 9,32-38 Cánh “đồng lúa” chín đang cần “thợ gặt” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm nay thuật lại...

Thứ Hai Tuần XIV Thường niên, Mt 9,18-26: Chạm vào Chúa

Thứ Hai Tuần XIV Thường niên, Mt 9,18-26 Chạm vào Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay thuật lại hai phép lạ của lòng...

Thứ Bảy Tuần XIII Thường niên, Mt 9,14-17: Tâm thế mới trong Nước Thiên Chúa

Thứ Bảy Tuần XIII Thường niên, Mt 9,14-17 Tâm thế mới trong Nước Thiên Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Người ta ăn chay với nhiều mục...