Thứ tư, 6 Tháng mười một, 2024

THẨM ĐỊNH BẬC THANG CÁC GIÁ TRỊ (Bài Suy niệm Thứ 4 tuần XXVIII TN) – Mai Thi

 

THẨM ĐỊNH BẬC THANG CÁC GIÁ TRỊ

(Bài Suy niệm Thứ 4 tuần XXVIII TN)

 

Trong mọi lãnh vực thuộc đời sống hàng ngày của con người, chúng ta đều thấy có những việc quan trọng, những việc ít quan trọng hơn. Tuy nhiên để nhận ra thực tại của vấn đề và thẩm định chính xác từng cấp độ các giá trị của mỗi sự kiện, đòi chúng ta phải đạt tới mức độ kiến thức vừa căn bản vừa mang tính khách quan. Những gì liên quan đến lãnh vực thuộc đời sống đạo cũng tương tự như vậy: đòi hỏi nơi các Kitô hữu sự biện phân minh bạch rằng đâu là những luật lệ căn bản, đâu là những luật lệ ít quan trọng hơn. Nếu chúng ta đánh giá sai tầm mức các vấn đề thì chúng có thể làm mình bị “rối”, không có đường hướng sống rõ ràng và có khi chẳng bao giờ đi tới đích được. Từ đó người ta mới hiểu và có cái nhìn đúng đắn về những chế tài: tội – phúc đi theo mỗi tư tưởng, lời nói và hành vi của con người trong đời sống tâm linh. Chúng vừa là hành vi nhân linh vừa nói lên quyền lợi và trách nhiệm của con người trước mỗi sự kiện nào đó.

Chúng ta có thể nhận ra giá trị tự thân công việc chúng ta làm: có những việc tự bản chất quan trọng hơn những thứ khác.

Chúng ta dễ dàng nhận ra giá trị công việc khi chúng ta thực hiện nó tùy theo mức độ sự cộng tác của chúng ta nhờ đó đem lại hiệu quả khác nhau.

Tự bản thân chúng ta nhận ra mục đích hay động lực khiến chúng ta thực hiện những điều đó là gì. Làm với ý hướng nào thì nó sẽ trong sáng hay ngược lại. Nếu thiếu ý hướng tinh tuyền và công bằng như nó phải có thì có thể vẫn đem lại hiệu quả nhưng giết chết các mối tương quan, mất bình an, làm thiệt hại thanh danh, tiền của của người khác.

Đọc trong bài Tin mừng hôm nay (Lc 11, 42-46) chúng ta thấy Chúa Giêsu mạnh mẽ lên án các người Pharisêu và các nhà thông luật bởi vì họ nhận định sai, thẩm định chưa đủ, thực hành ngược lại điều mình dạy dỗ: vừa giả hình mà vừa thiệt hại người khác.

Ý thức trách nhiệm thẩm định các giá trị là vô cùng cần thiết nên Chúa Giêsu muốn các người lãnh đạo Dothái giáo và nhắc cả chúng ta cần có cái nhìn đúng đắn các giá trị trong đời sống.

Chính vì các người Biệt Phái và Luật Sĩ và những người Dothái thủ cựu chưa thẩm định đúng vấn đề vì có thành kiến nên rất nhiều lần khước từ Chúa Giêsu. Và cuối cùng họ đã thành công khi ra án đóng đinh Người trên thập giá.

Các giá trị của đời sống con người hôm nay cũng đang bị đảo lộn y hệt như thế, khiến rất nhiều người tôn vinh tiền tài của cải mà xem thường luân thường đạo lý, đánh giá cao những gì phù phiếm bên ngoài mà coi rẻ phẩm chất cao đẹp của con người. Thế là những điều phù phiếm được lên ngôi trong khi những phẩm chất cao đẹp của con người bị đẩy xuống hạng thấp kém (x. Cần xác định lại bậc thang giá trị – Suy niệm của Lm. Ignatiô Trần Ngà).

Để tiếp tục đào sâu suy nghĩ và gợi hứng cho những suy niệm từ đề tài này, một vài đoạn Kinh Thánh dưới đây sẽ giúp chúng ta thực hiện công việc này cách tốt hơn.

– “Đức Chúa có ưa thích các lễ toàn thiêu và hy lễ như ưa thích người ta vâng lời Đức Chúa không? Này, vâng phục thì tốt hơn là dâng hy lễ, lắng nghe thì tốt hơn là dâng mỡ cừu” (1Sm 15, 22).

– “Nếu tay anh làm cớ cho anh sa ngã, thì chặt nó đi; thà cụt một tay mà được vào cõi sống còn hơn là có đủ hai tay mà phải sa hoả ngục, phải vào lửa không hề tắt. Nếu chân anh làm cớ cho anh sa ngã, thì chặt nó đi; thà cụt một chân mà được vào cõi sống còn hơn là có đủ hai chân mà bị ném vào hoả ngục. Nếu mắt anh làm cớ cho anh sa ngã, thì móc nó đi; thà chột mắt mà được vào Nước Thiên Chúa còn hơn là có đủ hai mắt mà bị ném vào hoả ngục”  (Mc 9, 43-47).

– “Chúng tôi mà bỏ việc rao giảng Lời Thiên Chúa để lo việc ăn uống, là điều không phải. Vậy, thưa anh em, anh em hãy tìm trong cộng đoàn bảy người được tiếng tốt, đầy Thần Khí và khôn ngoan, rồi chúng tôi sẽ cắt đặt họ làm công việc đó. Còn chúng tôi, chúng tôi sẽ chuyên lo cầu nguyện và phục vụ Lời Thiên Chúa” (Cv 6, 2-4).

– “Martha, Martha, con lo lắng bối rối về nhiều chuyện (quá). Chỉ có một sự cần mà thôi, Maria đã chọn phần tốt nhất và sẽ không bị ai lấy mất” (Lc 10, 42).

– “Ngày sabát được tạo nên cho con người, chứ không phải con người cho ngày sabát”. Ngày sabat nhắm đến sự sống viên mãn của con người (Mc 3,4; Mt 12,11-12).

– “Phải vâng lời Thiên Chúa hơn vâng lời người phàm” (Cv 5, 29).

– “Hễ ai tự nâng mình lên, sẽ bị hạ xuống, và ai tự hạ mình xuống, sẽ được nâng lên” (Mt 23,12).

– “Không ai có thể làm tôi hai chủ, vì hoặc sẽ ghét chủ này mà yêu chủ kia, hoặc sẽ gắn bó với chủ này mà khinh dể chủ nọ. Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi Tiền Của được” (Mt 6, 24).

– “Ðức Giêsu hỏi Nhóm 12 xem họ có muốn bỏ đi không. Nghe vậy, Phêrô đáp: “Thưa Thày, bỏ Thày thì chúng con biết đến với ai. Thày mới có những lời đem lại sự sống đời đời. Phần chúng con, chúng con đã tin và nhận biết rằng chính Thày là Ðấng Thánh của Thiên Chúa” (Ga 6,68-69).

– “Hãy qua cửa hẹp mà vào, vì cửa rộng và đường thênh thang thì đưa đến diệt vong mà nhiều người lại đi qua đó. Còn cửa hẹp và đường chật thì đi đến sự sống, nhưng ít người tìm được lối ấy” (Mt 7,13-14).

 

Mai Thi

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thứ 5 Tuần XXXI Thường Niên – Lc 15,1-10 Chúa nhân từ xót thương

 CHÚA NHÂN TỪ XÓT THƯƠNG Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Đức Giêsu được quần chúng hết sức kính trọng và...

Thứ 4 Tuần XXXI  Thường Niên  (Pl 2,12-18; Lc 14,25-33) Điều kiện làm môn đệ Chúa

ĐIỀU KIỆN LÀM MÔN ĐỆ CHÚA Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Hôm đó có rất nhiều người đi đường với...

Thứ 3 Tuần XXXI – Thường Niên (Pl 2,5-11; Lc 14,15-24) Khách dự tiệc

  KHÁCH DỰ TIỆC Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Vẫn là câu chuyện ‘bàn ăn’ mà chúng ta được Thánh sử Luca tường...

Ngày 02/11: Cầu cho các Tín hữu đã qua đời  (G 19,1.23-27; Ga 6,37-40) Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại

    Ngày 02/11: Cầu Cho Các Tín Hữu Đã Qua Đời  (G 19,1.23-27; Ga 6,37-40) TÔI TIN XÁC LOÀI NGƯỜI NGÀY SAU SỐNG LẠI Lm. Gioan Lasan...

Ngày 02/11: Cầu cho các Tín hữu đã qua đời – Người đi kẻ ở nhớ thương nhau

    Ngày 02/11: Cầu Cho Các Tín Hữu Đã Qua Đời NGƯỜI ĐI KẺ Ở NHỚ THƯƠNG NHAU Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hằng năm cứ...

2 Tháng Mười Một, Is 25,6a.7-9; Rm 8,14-23; Lc 23,33.39-43 Lời cầu đơn thành khiêm tốn

2 Tháng Mười Một, LỄ 2: CẦU CHO CÁC ĐẲNG LINH HỒN  LỜI CẦU ĐƠN THÀNH KHIÊM TỐN Is 25,6a.7-9; Rm 8,14-23; Lc 23,33.39-43 Lm...

Thứ 5 Tuần XXX  Thường Niên – Lc 13,31-35 Sứ vụ Đức Giêsu sắp hoàn tất tại Giêrusalem

SỨ VỤ ĐỨC GIÊSU SẮP HOÀN TẤT TẠI GIÊRUSALEM Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Bài Tin Mừng hôm nay, thánh...

Thứ 3 Tuần XXX Thường Niên – Lc 13,18-21 Dụ ngôn Nước Thiên Chúa

DỤ NGÔN NƯỚC THIÊN CHÚA Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Qua bài Tin Mừng hôm nay thánh Luca ghi lại...

Thứ 7 Tuần XXIX Thường Niên – Lc 13,1-9 Hãy kíp hối cải

HÃY KÍP HỐI CẢI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Với bài Tin Mừng hôm qua chúng ta đã cùng nhau suy niệm...

Thứ 6 Tuần XXIX Thường Niên – Lc 12,54-59 Dấu chỉ thời đại

DẤU CHỈ THỜI ĐẠI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Với đoạn Tin Mừng hôm nay, thánh Luca tường thuật Đức Giêsu giáo...

Thứ Năm Tuần XXIX Thường Niên (Lc 12, 49-53) Lửa mến yêu

Thứ Năm Tuần XXIX Thường Niên (Lc 12, 49-53) Lửa Mến Yêu Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu nói đến...

Thứ 5 Tuần XXIX Thường Niên – Lc 12,49-53 Lửa bình an

  LỬA BÌNH AN Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Xuyên qua các đoạn Tin Mừng chúng ta đã có dịp cùng nhau đọc...