Thứ tư, 5 Tháng hai, 2025

THẬP GIÁ – NGUỒN ÁNH SÁNG CỨU ĐỘ- Chúa Nhật IV MC – Đan Viện Phước Sơn

Chúa Nhật IV MC, Năm B

(Ga 3,14-21)

“Con Người cũng sẽ phải được giương cao như vậy, để ai tin vào Người thì được sống muôn đời” (Ga 3, 14-15)

 

Phụng vụ Chúa Nhật thứ IV Mùa Chay đề cập đến một sự kiện liên hệ đến cây Thánh Giá mà Chúa Giêsu sắp bị treo trên đó để thực hiện công trình cứu chuộc nhân loại. Sự kiện này có một mối liên hệ đến một sự kiện đã xảy ra trong Cựu Ước và đã được kể lại trong sách Dân số (12,4-9).

Đó là biến cố dân Dothái rời khỏi đất Ai-cập để tiến về Đất hứa, nhưng họ phải băng qua sa mạc với một thời gian dài sinh sống trong đó, đã phải chịu cảnh sống khắc nghiệt về khí hậu thiên nhiên, cũng như thiếu thốn đói khát về lương thực vật chất, mặc dầu vẫn được Đức Chúa dưỡng nuôi ban Manna và chim cút làm của nuôi thân; cho cột mây che ban ngày, và cột lửa soi sáng ban đêm… Nhưng họ đã không nhận ra tình thương quan phòng và chương trình giáo dục của Chúa, họ mất kiên nhẫn và đã nổi loạn kêu trách Đức Chúa và ông Môsê. Sự việc đó đã khiến Chúa phải dùng đến hình phạt. Chúa đã cho xuất hiện những con rắn cắn chết họ. Khi gặp phải những tai ương đau khổ họ mới hối hận và rồi Chúa lại thương, Người truyền lệnh cho ông Môsê đúc một con rắn đồng rồi treo lên một cây cột cao, để như Lời Chúa nói với Môsê: “Ai nhìn lên con rắn đồng sẽ được cứu sống” (Ds 21,8-9). Và quả thật, tất cả những ai bị rắn cắn mà nhìn lên con rắn đồng đó thì đều được sống.

Tin Mừng hôm nay, trong cuộc đàm đạo giữa Chúa Giêsu và ông Nicôdêmô (Ga 3,1-21). Chúa Giêsu muốn nhắc lại câu chuyện xưa đó để giải thích về ơn tái sinh và ơn cứu chuộc mà Ngài sắp thực hiện cho nhân loại nhờ cái chết và sự phục sinh của Ngài.

Chúa nói với ông: “Như ông Môsê đã giương cao con rắn trong sa mạc thế nào, thì Con Người cũng sẽ bị treo lên như vậy, để ai tin vào Ngài thì được sống đời đời” (Ga 3,14). Đó là hình ảnh tiên trưng cho việc Chúa Giêsu chịu chết treo trên cây Thánh Giá để ban ơn cứu độ cho con người, tức là làm cho con người được hưởng sự sống đời đời.

Muốn được Chúa cứu, nhất thiết ta phải nhìn Chúa Giêsu chịu đóng đinh, và tin vào Ngài, tức là đi vào con đường Thập Giá của Chúa Giêsu, và tin tưởng vào lòng yêu thương – tha thứ vô biên của Thiên Chúa, vì “Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời. Và Người sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người, mà được cứu độ” (Ga 3, 16-17).

Thật vậy, qua dòng lịch sử cứu độ đã cho thấy Thiên Chúa đã từ từ mặc khải cho dân Dothái và nhân loại thấy Ngài không phải là một Thiên Chúa hay xét xử, giáng phạt, nhưng là một Thiên Chúa đầy lòng khoan dung nhân từ, xót thương hay tha thứ. Mặc dầu Chúa có quyền xét xử thế gian (x.Mt 5,31-40; Ga 5,22-27). Nhưng mục đích của Ngài được sai đến thế gian là để thế gian nhờ Ngài mà được cứu độ, tức là tin vào Ngài, vì ai không tin thì đã bị luật phạt rồi.

Đã bao lần dân Dothái đã bỏ Chúa để đi thờ các thần ngoại bang, hoặc vi phạm giao ước và các thánh chỉ mà họ đã ký kết, thì Ngài phạt họ rất nặng nề, như câu chuyện “con rắn đồng” trong sa mạc chẳng hạn. Nhưng nếu họ biết hối hận ăn năn hết mực quay trở về thì Chúa lại yêu thương tha thứ cho họ. Dần dần họ nhận ra Chúa là Đấng từ bi và nhân hậu, như lời Ngài nói: “Ta lấy mạng sống Ta mà thề: Ta đâu muốn kẻ dữ phải diệt vong, nhưng là muốn nó bỏ đường tà để được sống” (Ez 33,11).

Thiên Chúa là Cha luôn yêu thương muốn cho con người được sống hạnh phúc với Chúa. Chính vì tình yêu thương nhiệm mầu đó mà Người đã thực hiện công trình cứu chuộc nhờ Đức Giêsu, chính Ngài là quà tặng của tình yêu vô biên mà Thiên Chúa đã trao ban cho chúng ta. Chính Đức Giêsu là sự sống đích thực Chúa Cha ban tặng cho chúng ta, đã bày tỏ cho ta biết Ngài là Tình Yêu của Chúa Cha, Tình Yêu hy sinh chính mình trên cây Thập Giá để cứu chuộc người mình yêu, như cái chết của Ngài đã minh chứng “không có tình yêu nào lớn lao cho bằng tình yêu của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình” (Ga 15,13).

Dân Dothái xưa trong sa mạc đã được chữa lành nhờ tin tưởng nhìn lên con rắn đồng treo trên cây gỗ. Ngày nay, chúng ta được cứu độ, được sống đời đời nhờ tin tưởng nhìn lên Đức Giêsu bị treo trên Thập Giá.

Thập Giá là tột cùng của nhục nhã đớn đau, nhưng cũng là biểu hiện tuyệt vời của một tình yêu. Kitô hữu không phải là người tôn thờ đau khổ, nhưng là người say mê tình yêu. Tình yêu của Cha khi trao nộp Người Con Một yêu dấu, tình yêu của Con khi hiến tặng mạng sống mình.

Mùa Chay là thời gian ân phúc, Chúa mời gọi ta hãy “nhìn lên Đấng họ đâm thâu” (Ga 19,37), tin vào tình yêu cứu độ của Ngài để được chữa lành và cứu sống, đồng thời nhờ ơn thánh trợ giúp ta nhất tâm thực hiện cuộc sám hối – hoán cải – trở về, và trung thành với các việc lành mỗi ngày của đời đan tu, chúng ta hy vọng sẽ được nhận lãnh muôn quả phúc của cây Thập Giá mang lại.

F.M Anselmo

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

VÂNG LỜI THẦY – Cứ ra khơi, thả lưới bắt cá ( Is 6,1-2a.3-8; 1Cr 15,1-11; Lc 5,1-11)

Vâng lời là một hành vi mang tính nhân bản và nhân linh của con người, cho nên việc con cháu cần biết vâng...

Lễ dâng Chúa Giêsu vào đền thánh

LỄ DÂNG CHÚA GIÊSU VÀO ĐỀN THÁNH (FM. Mauro Nguyễn Văn Biết)      Lễ Đức Mẹ dâng Chúa Giêsu vào Đền Thánh năm nay- trong...

Lễ Ba Cha Thánh – Mc 10, 24b – 30

MỪNG LỄ BA CHA THÁNH SÁNG LẬP DÒNG XITO PHẦN THƯỞNG CHO NHỮNG AI TỪ BỎ MỌI SỰ MÀ THEO CHÚA Cuộc sống là một sự...

26/01 Lễ Các Thánh Tổ Phụ Dòng Xitô – Roberto, Alberico và Stephano, Mc 10,24b-30: Từ bỏ mọi sự để được Nước Trời

  TỪ BỎ MỌI  SỰ ĐỂ  ĐƯỢC NƯỚC TRỜI (Hc 44,1.10-15; Hr 11,1-2.8-16; Mc 10,24b-30) Trường Kha, Phước Lý Cuộc sống hiện đại ngày càng phát triển, vấn...

Chúa nhật II -Thường niên, Năm C (Ga 2, 1-11) “Họ hết rượu rồi”

Chúa nhật II -Thường niên, Năm C (Ga 2, 1-11) “Họ hết rượu rồi” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Không biết tự bao giờ người ta đã...

Chúa Nhật – Chúa Chịu Phép Rửa: Chúa bước xuống để nâng ta lên

Chúa Nhật – Chúa Chịu Phép Rửa: Chúa Bước Xuống Để Nâng Ta Lên Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Biến cố Chúa Giêsu chịu phép rửa là...

Lễ Chúa Giêsu chịu Phép Rửa, Lc 3,15-16.21-22: Người môn đệ của Đức Giêsu sống tinh thần tự hủy

    NGƯỜI MÔN ĐỆ CỦA ĐỨC GIÊSU SỐNG TINH THẦN TỰ HỦY  (Lc 3,15-16.21-22) M. Giuse Tuấn, Phước Lý  Khi chúng ta lãnh nhận phép Rửa tội, Chúa...

Chúa nhật Chúa Hiển Linh (Mt 2,1-12) Con quyết đi tìm Ngài trong cuộc sống

Chúa nhật Chúa Hiển Linh, Mt 2,1-12 Con Quyết Đi Tìm Ngài Trong Cuộc Sống Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hàng năm cứ vào mùa Giáng...

Lễ Hiển Linh: Tìm ai hay tìm cái gì

    Chúa Nhật Chúa Hiển Linh 05.01.2025 TÌM AI HAY TÌM CÁI GÌ (Mt 2,1-12) M. Bosco, Phước Sơn Lễ Hiển Linh là lễ kỷ niệm việc Chúa tỏ...

Ngày 1-1, Lễ Mẹ Thiên Chúa: Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21 Bình an của Thiên Chúa luôn ở cùng chúng ta

Ngày 1-1, Lễ Mẹ Thiên Chúa: Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21 Bình An Của Thiên Chúa Luôn Ở Cùng Chúng Ta Lasan Ngô Văn Vỹ,...

01/01 Lễ Mẹ Thiên Chúa, Lc 2,16-21: Kỳ diệu thay Đấng là Mẹ Thiên Chúa

  KỲ DIỆU THAY ĐẤNG LÀ MẸ THIÊN CHÚA (Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21) Trường Kha, Phước Lý Tình mẫu tử cũng chính là tình cảm mãi...

01/01 Lễ Mẹ Thiên Chúa, Lc 2,16-21: Có Mẹ đồng hành

    CÓ MẸ ĐỒNG HÀNH (Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21) M. Luca Ngọc, Phước Thiên Ngày đầu năm mới dương lịch, Giáo Hội cho chúng ta mừng...