Thứ năm, 21 Tháng mười một, 2024

THÊM LÒNG TIN ĐỂ THA THỨ VÀ BỚT LÀM GƯƠNG XẤU (Bài suy niệm Thứ 2 tuần XXXII TN) – Mai Thi

 

THÊM LÒNG TIN ĐỂ THA THỨ VÀ BỚT LÀM GƯƠNG XẤU

(Bài suy niệm Thứ 2 tuần XXXII TN)

 

Đức tin mặc dù kín ẩn, mang tính riêng tư nhưng lại có khả năng làm thay đổi cuộc sống con người, có tầm ảnh hưởng tới nhiều lãnh vực khác nhau trong đời sống xã hội. Bước đệm để tiến đến đức tin tinh ròng là lòng tin, vốn là yếu tố gắn kết, tương tác, bảo tồn và phát huy các mối quan hệ giữa con người với nhau. Ai cũng nhìn nhận tầm ảnh hưởng cũng như lợi ích của lòng tin đối với cuộc sống con người và trong lãnh vực tâm linh nếu nghiêm túc mà nói: người ta chỉ sống phong phú và sung mãn cuộc đời nhờ đức tin của mình. Hai trong nhiều hoa trái mà chúng ta dễ nhận thấy khi ai đó có đức tin ở mức tương đối trưởng thành đó là họ dễ dàng tha thứ và bớt làm gương xấu cho người khác. Đây cũng là chủ đề chúng ta dựa vào để suy nghĩ, suy xét và cầu nguyện khi đọc bài Tin mừng theo thánh Luca hôm nay (Lc 17, 1-6).

Người Kitô hữu xác tín rằng: Đức tin là một ơn nhưng không của Thiên Chúa ban cho con người. Nhờ hồng ân đức tin chúng ta như được sở hữu “chìa khóa vạn năng”, giúp hóa giải mọi sự. Các khó khăn đủ loại như: những đau khổ xác hồn, những giới hạn hay thất bại hoặc viễn tượng tương lai vô định… đều có thể tìm thấy câu trả lời nhờ có đức tin. Tuy nhiên đức tin đòi hỏi phải được liên tục tài bồi, kiên nhẫn tập luyện và hết lòng dấn thân suốt cả đời người. Sở dĩ các môn đệ trong bài Tin mừng hôm nay xin với Chúa Giêsu để có thêm lòng tin, vì các ông ý thức lòng tin là yếu tố nền tảng, là “chất xúc tác”, là phương hướng chính xác khả dĩ giúp các ông có thể thực thi giáo huấn của Chúa.

Nhờ thừa kế và xây dựng đức tin trên nền tảng các tông đồ nên hoa trái phát sinh trong đời sống Kitô hữu của chúng ta cũng đáng trân trọng và khích lệ. Từ hai “nguyên lý nền tảng” được nhận thức và thực hiện cách nghiêm túc, chắc chắn sẽ đưa đến hai hệ luận tích cực, cũng là hoa trái quí giá khi chúng ta sống đức tin cách chân chính. Nhờ có đức tin chúng ta dễ dàng khám phá tình yêu Chúa ban, nhận ra người đồng loại là anh chị em của mình, sẵn sàng tha thứ cho mình và cho nhau cũng như bớt gây nên gương mù gương xấu cho người khác.  

– Nguyên lý thứ nhất: Khi có đức tin, chúng ta sẽ nhận ra tình yêu Thiên Chúa đã, đang và vẫn tiếp tục trao ban cho mình. Thiên Chúa là Đấng hằng có, đã hiện diện và tiếp tục can thiệp vào mọi biến cố cuộc đời mỗi người nhưng khi tin thật chúng ta mới nhận ra điều quan trọng đó. Một khi sống niềm tin cách chân chính thì người ta luôn biết đáp trả tình yêu với Đấng thi ân cho mình. Cách đáp trả cụ thể nhất là không muốn làm buồn lòng Thiên Chúa vì tội lỗi, đúng như đại văn hào người Nga Dostoievsky (1822-1881) quả quyết: “khi không còn tin vào Thiên Chúa nữa thì con người có thể phạm bất cứ tội ác nào!”.

– Nguyên lý thứ hai: Nhờ đức tin chúng ta nhận ra tha nhân là hình ảnh của Thiên Chúa, nhận ra mọi người là anh chị em của ta. Vì vậy cách hành xử của chúng ta với họ sẽ không còn là kẻ thù, là kẻ xa lạ,… mà tất cả đều là anh chị em, chi thể của một thân thể mầu nhiệm là Đức Kitô. Tất cả mọi ân huệ đón nhận và trao ban đều đến từ tình thương vô biên của Thiên Chúa để rồi phục vụ nhau, củng cố và xây dựng đức tin cho nhau.

– Hệ luận thứ nhất: Đức tin giúp chúng ta nhận ra sự bất xứng và yếu đuối của mình nhờ đó dễ dàng cảm thông, đón nhận và tha thứ cho những anh chị em của mình. Nếu tôi đã được Thiên Chúa thương yêu tha thứ như thế thì đến lượt tôi cũng phải biết tha thứ cho anh chị em của tôi. Chúa Giêsu đề nghị: “dù nó (người anh em) xúc phạm đến anh một ngày đến bảy lần, rồi bảy lần trở lại nói với anh: “Tôi hối hận”, thì anh cũng phải tha cho nó.” (Lc 17, 4). Hành động tha thứ của chúng ta nếu có chỉ đến từ đức tin, vì không có đức tin hay đức tin chưa đủ lớn thì vẫn còn đó biết bao xung đột, tranh giành, chém giết lẫn nhau…..

– Hệ luận thứ hai: Đức tin Chúa giúp nhận ra vai trò và trách nhiệm của mình với người khác, nhờ đó không làm gương xấu hoặc ít là không cố ý làm gương xấu cho người khác. Tai hại của gương xấu thật kinh khủng. Chúa Giêsu đưa ra hình phạt rất nặng nề cho những ai mắc phải tội này: “Không thể không có những cớ làm cho người ta vấp ngã; nhưng khốn cho kẻ làm cớ cho người ta vấp ngã! Thà buộc cối đá lớn vào cổ nó và xô xuống biển, còn lợi cho nó hơn là để nó làm cớ cho một trong những kẻ bé nhỏ này vấp ngã” (Lc 17, 1-2). Khi đã có và sống đức tin trưởng thành chúng ta không dám làm cớ cho ai vấp phạm như vậy.

Tắt một lời, mọi sự sẽ sụp đổ hay ít là không thể đạt đến sự sung mãn nếu không có đức tin vì đức tin vừa làm nên nhân cách con người vừa thiết lập các tương quan vừa có tính quyết định vận mệnh cuộc đời mỗi người. Đức tin trợ giúp chúng ta có đủ nghị lực để thắng vượt được những thử thách khó khăn, biết can đảm và bình tĩnh đối mặt với những đau khổ không thể tránh né được trong cuộc sống và rồi biết sáng suốt tìm cách loại bỏ hay vượt lên trên chúng để sống một cách an bình và thanh thản (x. Lm. Nguyễn Hữu Thy – Đức Tin Mang Lại Cho Ta Những Gì? – http://www.simonhoadalat.com/HOCHOI/NamThanh/DucTin/99DucTinMangLaiGi.htm). Mỗi ngày chúng ta hãy khiêm tốn xin thêm đức tin để có thể dễ dàng tha thứ và bớt đi những gương xấu không đáng có ngay trong cuộc sống trần gian này.

 

Mai Thi

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thứ 6 Tuần XXXIII TN, Lc 19,43-48: Thanh tẩy nhà Cha

THANH TẨY NHÀ CHA Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Vào dịp trẩy hội đền Giêrusalem mừng lễ Vượt qua hơn hai...

Thứ 5, Tuần XXXIII TN, Mt 12,46-50: Ai thuộc về gia đình Đức Giêsu

    AI THUỘC VỀ GIA ĐÌNH ĐỨC GIÊSU Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Sau những lời khiển trách các người cứng tin,...

Thứ 5 Tuần XXXIII TN, Lc 19,41-44: Chúa Giêsu than khóc thành Giêrusalem

CHÚA GIÊSU THAN KHÓC THÀNH GIÊRUSALEM Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Từ Giêrikhô, Đức Giêsu đã cuốc bộ suốt quãng đường...

Thứ 4 Tuần XXXIII TN – Lc 19, 11-20 Dụ ngôn mười yến bạc

DỤ NGÔN MƯỜI YẾN BẠC Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Dụ ngôn mười yến bạc này được Đức Giêsu kể...

Thứ 3 Tuần XXXIII TN – Lc 19, 1-10 Con Người đến tìm và cứu những gì đã mất

CON NGƯỜI ĐẾN TÌM VÀ CỨU NHỮNG GÌ ĐÃ MẤT Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Trước khi chúng ta cùng theo dõi cuộc...

Thứ 2 Tuần XXXIII TN – Lc 18, 35-43 Lạy Thầy, xin cho tôi nhìn thấy

LẠY THẦY, XIN CHO TÔI NHÌN THẤY Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Khi Đức Giêsu gần đến Giêrikhô, có một người...

Thứ Bảy Tuần XXXII Thường Niên (Lc 18,1-8) Hãy cầu nguyện luôn

Thứ Bảy Tuần XXXII Thường Niên, Lc 18,1-8 Hãy Cầu Nguyện Luôn Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Ngay từ thuở xa xưa các dân tộc...

Ngày 14/11 Cầu cho anh chị em giữ Luật thánh Biển Đức đã qua đời (Lc 23,33.39-43) “Lạy Ngài khi nào vào nước...

    Ngày 14/11 Cầu Cho Anh Chị Em Giữ Luật Thánh Biển Đức Đã Qua Đời (Lc 23,33.39-43) “Lạy Ngài khi nào vào nước Ngài xin...

Thứ 5 Tuần XXXII TN, Lc 23,33.39-43, Cầu cho các Đan sĩ giữ Luật thánh Biển Đức đã qua đời

  HÔM NAY ANH SẼ ĐƯỢC Ở VỚI TÔI TRÊN THIÊNG ĐÀNG Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Vào một buổi chiều năm...

Thứ 5 Tuần XXXII TN – Lc 17,20-25 Triều đại Thiên Chúa đang ở giữa các ông

TRIỀU ĐẠI THIÊN CHÚA ĐANG Ở GIỮA CÁC ÔNG Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Lâu lắm rồi, dân Do thái không...

Thứ 4 Tuần XXXII TN, Mừng kính các Thánh giữ Luật Thánh Biển Đức, Mt 5, 13-16 Anh em là muối và là ánh sáng

ANH EM LÀ MUỐI VÀ ÁNH SÁNG Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Đức Giêsu đặt trước mắt chúng ta mẫu người...

Thứ 3 Tuần XXXII Thường Niên –  Lc 17,7-10 Phục vụ cách khiêm tốn

    PHỤC VỤ CÁCH KHIÊM TỐN Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh. Vẫn tiếp tục chương 17, thánh sử Luca tường thuật cho...