Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

THÍCH THÚ – Suy niệm Thứ Sáu, Tuần IX TN – Vp. Duyên Thập Tự

TN-062-TUẦN IX-thứ Sáu

THÍCH THÚ

(Tb 11,5-17 / Mc 12,35-37)

VP Duyên Thập Tự Lê Văn Đoàn

Thích thú là cảm giác bằng lòng, cảm thấy một đòi hỏi nào đó được thoả mãn; thí dụ như nghe một cách thích thú. Thích thú là cảm thấy vui vì được như ý muốn; ví dụ như thích thú tìm được đủ sách tham khảo. Như vậy, thích thú bao gồm hai yếu tố chính là bằng lòng và vui.

Trong đời sống, ai trong chúng ta cũng đã trải qua sự thích thú trong nhiều lãnh vực khác nhau. Thích thú giúp cho cuộc đời tươi vui lên và đáng sống hơn. Nó làm cho cuộc sống thêm thú vị và giúp chúng ta đã, đang và sẽ cảm nghiệm những hương vị của cuộc đời.

Hai bài đọc Kinh Thánh hôm nay nhắc nhở tôi – và cả anh chị em – sự thích thú trong những lãnh vực quan trọng của cuộc đời. Những lãnh vực đó mang những hương vị đậm đà và thơm ngát lôi cuốn chúng ta. Chúng ta nếm được những vị, ngửi được những hương của chúng, làm thoả mãn những mong chờ khao khát.

 1. HƯƠNG VỊ LỜI CHÚA

Trích đoạn Tin Mừng Mác-cô hôm nay thuộc chương 12 từ câu 35 đến câu 37; trong đó Chúa Giêsu đặt một câu hỏi khó tìm thấy câu trả lời: “Sao các kinh sư lại nói Đấng Ki-tô là Con vua Đa-vít? Chính vua Đa-vít được Thánh Thần soi sáng đã nói: Đức Chúa phán cùng Chúa Thượng tôi: bên hữu Cha đây, con lên ngự trị, để rồi bao địch thù, Cha sẽ đặt dưới chân con. Chính vua Đa-vít gọi Đấng Ki-tô là Chúa Thượng, thì Đấng Ki-tô lại là con vua ấy thế nào được?”

Tôi không đi sâu vào vấn đề trên, nhưng vì đã được học thần học, nên vắn tắt như sau: Chúa Kitô là Thiên Chúa thật và là người thật. Xét về thiên tính, Chúa Kitô là Chúa Thượng của vua Đa-vít, vì Người là Thiên Chúa thật. Xét về nhân tính, Chúa Giêsu là con người thật, thuộc dòng dõi vua Đa-vít như trong Tin Mừng theo thánh Mát-thêu và Lu-ca đã nói đến khi đề cập đến gia phả của Chúa Giêsu. Như vậy, Chúa Giêsu là con vua Đa-vít. Nơi Chúa Giêsu Kitô có hai bản tính nơi một ngôi vị duy nhất. Như thế, nơi Người có cả hai tước vị trên.

Nhưng tôi không muốn suy niệm về vấn đề trên, chỉ xin dừng lại nơi ghi chú của thánh Mác-cô trong cuối trình thuật hôm nay: “Đám người đông đảo nghe Đức Ki-tô cách thích thú”. Họ nghe Chúa giảng – không chỉ với qua câu hỏi này mà còn dài dài suốt những năm tháng Chúa hoạt động – một cách thích thú. Họ nghe Chúa Giêsu giảng dạy một cách thích thú.

Chúng ta có thể đoán chắc rằng Chúa Giêsu giảng rất lôi cuốn, bằng chứng là một đám đông dân chúng đi theo Người và ở lại để nghe Người giảng dạy ba ngày liền, quên cả đói, đến nỗi Chúa phải hoá bánh ra nhiều để cho họ ăn, kẻo vì đói mà trên đường về lại bị ngất xỉu (x.Mt 16,32-39). Những điều Chúa giảng lôi cuốn vì đáp ứng những chờ mong, khát khao của họ, giúp họ định hướng cuộc đời, vì họ như những con chiên không người chăm sóc (x.Mt 9,36). Những lời Chúa giảng dạy gần gũi với cuộc sống và mang lại hương vị cho cuộc đời. Lại nữa, Chúa giảng dạy và mang lại điều mới mẻ. “Mọi người đều kinh ngạc đến nỗi họ bàn tán với nhau: “Thế nghĩa là gì? Giáo lý thì mới mẻ, người dạy lại có uy quyền” (Mc 1,27a). Đây là uy quyền của Ngôi Lời và uy quyền của tình yêu, vì điều Người nói đều có việc làm đi theo, đó là việc chữa lành các bệnh tật và giải thoát khỏi ma quỉ “Ông ấy ra lệnh cho cả các thần ô uế và chúng phải tuân lệnh” (Mc 1,27b). Chúa lôi cuốn và Chúa trở thành “một hiện tượng” cho dân chúng: “Lập tức danh tiếng Người đồn ra mọi nơi…” (Mc 1,28).

Những người nghe Chúa giảng dạy, họ thích thú, vì họ cảm thấy được thoả mãn và lòng đầy hân hoan. Lời Chúa mang lại hương vị cho cuộc sống của họ.

Đối với chúng ta, Lời Chúa là gì và mang lại những gì cho chúng ta? Chúng ta có tiếp cận Lời Chúa bằng việc siêng năng đọc, chăm chỉ suy niệm và sốt sắng cầu nguyện, để Lời Chúa là ánh sáng dẫn đường đi và tiếp sức cho hoạt động? Lời Chúa có mang lại cho chúng ta vị ngọt ngào, như ngôn sứ Giê-rê-mi-a: “Gặp được lời Chúa, con đã nuốt vào, lời Ngài làm cho con hoan hỉ, làm vui thoả lòng con, vì con được mang danh Ngài” (Gr 15,16).

 2. HƯƠNG VỊ TÌNH YÊU

Lãnh vực làm cho con người, cho chúng ta, thích thú, đó là tình yêu. Tôi muốn nói đến tình yêu gia đình và rộng lớn hơn đó là tình yêu nhân loại, nghĩa là chuyện con người yêu thương nhau.

Chúng ta tiếp tục với câu chuyện của gia đình ông Tô-bít được kể lại trong sách Tô-bi-a. Như chúng ta đã biết, ông Tô-bít bị mù và con trai ông được ông sai đến nhà người chú Ra-gu-ên để xin thanh toán một món tiền nào đó. Nhân chuyến đi này, có thiên sứ Ra-pha-en đội lốt một người bạn tên là A-da-ri-a tháp tùng, cậu không những nhận được món tiền, mà còn lãnh được hai điều quí gía: đó là môt chiếc mật của con cá và cưới được cô Xa-ra xinh đẹp.

Trích đoạn sách Tô-bi-a hôm nay thuộc chương 11 từ câu 5 đến 17. Đây là trình thuật về việc trở về nhà của cậu Tô-bi-a, và đương nhiên có anh bạn A-da-ri-a và nàng Xa-ra. Trong trình thuật này, chúng ta nhận ra nét thích thú nơi mọi người hiện diện. Thích thú là thoả mãn, là vui, là hân hoan.

– Trước hết, đó là con chó đi theo cậu Tô-bi-a suốt hành trình dài. “Bấy giờ con chó đã đi theo hai người trong cuộc hành trình chạy lên trước; nó đến như một kẻ đưa tin, và vẫy đuôi tỏ dấu vui mừng.” Nó thích thú vì được về nhà, và nhất là đã chu toàn nhiệm vụ bảo vệ cậu Tô-bi-a và người bạn của cậu, và giừo đây là kẻ đưa tin tốt lành. Cả con người nó diễn tả sự thích thú, nhất là cái đuôi vẫy liên tục. Cám ơn chú chó đã hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc.

– Tiếp đến là người mẹ, bà An-na. “Bà thường ra ngồi bên vệ đường trên một triền núi, từ đó bà có thể nhìn ra xa”. Đây là tư thế – thể lý và tâm lý – của người mẹ ngong ngóng con trai trở về. “Đang lúc ngóng nhìn, bà thấy cậu Tô-bi-a từ xa và nhận ngay ra đó là con mình đang tới. Bà liền chạy đi báo tin cho chồng: “Con ông đang về kìa”. Một câu nói diễn tả sự thoả mãn và vui mừng. Con về. Rồi khi đã vào nhà, bà ôm hôn cậu. Bà khóc vì vui mừng. Lòng của người mẹ. Thật đẹp! Lòng của một người mẹ yêu thương. Thật đẹp! Nước mắt của niềm vui. Thật đẹp! Bà thoả mãn. Bà vui mừng. Cuộc đời của bà thêm hương vị của tình yêu.

– Rồi, đến người cha. “Người cha mù loà đứng lên, và bắt đầu bước đi loạng choạng, rồi đưa tay cho một người đầy tớ dắt ra đón con mình. Ông ôm cậu vào lòng và hôn cậu”. Ôm vào lòng để cảm thấy hơi ấm của nhau. Đẹp lắm! Ôm vào lòng để gần kề và hiểu tâm hồn của nhau, để nghe rõ hơn nhịp đập rộn rã của trái tim. Đẹp lắm! Nụ hôn của tình yêu, nụ hôn đầy thích thú, đầy thoả mãn và hân hoan của sự gặp lại và lại cùng sống chung trong tình phụ tử. Đẹp lắm!

– Cuối cùng là cậu Tô-bi-a. “bấy giờ cậu Tô-bi-a lấy mật cá bôi vào mắt cha mình. Độ nửa giờ sau, một vảy trắng ở mắt giống như một miếng màng vỏ trứng bong ra. Cậu cầm lấy, bóc ra khỏi mắt cha, lập tức ông lại nhìn thấy”. Chắc chắn, người thích thú nhất trong việc nhìn thấy của ông Tô-bít là con của ông, cậu Tô-bi-a. Điều anh dành cho cha – thứ mật cá anh giữ gìn cẩn thận suốt hành trình dài – và cử chỉ của anh, bôi mật cá nhẹ vào mắt cha và bóc màng nhẹ khỏi mắt cha, là diễn tả đẹp của sự hiếu thảo. Lòng hiểu thảo. Đẹp lắm! Cử chỉ hiếu thảo. Đẹp lắm! Anh thích thú vì cha anh lại nhìn thấy được. Anh thích thú khi thấy cha thích thú với ánh nhìn mới. Đây là thích thú của người con đối với thích thú của người cha. Cũng đẹp lắm!

Một vài phân tích trên cho phép chúng ta như thấy được, như cảm được cái hương vị tình yêu đang tràn đầy nhà ông Tô-bít. Đây là mời gọi chúng ta hãy sống với nhau trong niềm hân hoan, dành cho nhau những gì tốt đẹp nhất. Hãy tăng thêm sự thích thú trong cuộc sống gia đình và cộng đoàn.

Hình như hai người – thiên sứ Ra-pha-en và cô Xa-ra – ẩn mặt hay giữ thinh lặng, để những thành viên trong gia đình – cả chú chó – được tự do và thoải mái diễn tả sự thích thú trước hương vị của cuộc sống yêu thương.

3. HƯƠNG VỊ CẦU NGUYỆN

Câu chuyện về ngày tái ngộ của gia đình ông Tô-bít được kết thúc trong một điều hết sức đẹp và cũng là diễn tả sự thích thú. Đó là cầu nguyện. “Ông Tô-bít, vợ ông và mọi người quen biết đều tôn vinh Thiên Chúa. Bấy giờ ông Tô-bít nói: “Lạy Đức Chúa là Thiên Chúa Ít-ra-en, con xin chúc tụng Ngài vì ngài đã sửa phạt con, nhưng cũng chính Ngài đã cứu thoát con; và này đây, con đang nhìn thấy Tô-bi-a, con trai của con.” Mọi người đều cầu nguyện, và lời cầu nguyện của ông Tô-bít, ngắn gọn nhưng đã diễn tả lòng thành và thật của ông.

Đã qua rồi những thử thách. Đã qua rồi thời gian của khổ đau. Đã qua rồi những lời nhục mạ làm tổn thương nhau. Đã qua rồi cái đau đớn vì thất vọng mà muốn chết đi. Và giờ đây là Thiên Chúa và sự cứu giúp của Thiên Chúa. Trời đã sáng rồi. Cầu vòng đã xuất hiện sau bão tố. Nay gặp lại nhau trong Thiên Chúa. Thiên Chúa bao bọc tất cả. Giờ đây là cầu nguyện, là dâng lời chúc tụng. Giờ đây, mọi sự đều thích thú. Mọi sự đều thoả mãn và hân hoan.

Chúng ta được mời gọi đi vào cầu nguyện, gặp gỡ Thiên Chúa với những gì đang xảy ra trong cuộc sống. Cuộc đời này đầy thú vị cho những ai biết Thiên Chúa đang hành động một cách tốt đẹp nhất cho mình, và nhìn thấy những gì tốt đẹp đang xảy ra chung quanh mình. t

Xin chúc tụng Chúa! Xin tạ ơn Chúa! Amen.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ngày 26-7, thánh Gioakim và thánh Anna, song thân Đức Maria, Mt 13,16-17: Mối phúc được thấy được nghe

Ngày 26-7, Thánh Gioakim và Thánh Anna, song thân Đức Maria, Mt 13,16-17 Mối phúc được thấy được nghe Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm...

Ngày 25-7, thánh Giacôbê Tông đồ, Mt 20,20-28: Chọn chỗ nhất trong nước Chúa

Ngày 25-7, Thánh Giacôbê Tông đồ, Mt 20,20-28 Chọn chỗ nhất trong nước Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Đoạn Tin mừng hôm nay có liên hệ...

Ngày 22-7, Lễ kính thánh Maria Magdalena, Ga 20,1-2.11-18: Tôi đi tìm Đấng tôi yêu

Ngày 22-7, Lễ kính thánh Maria Magdalena, Ga 20,1-2.11-18 Tôi đi tìm Đấng tôi yêu Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Ngày 3/6/2022 Đức thánh cha Phanxicô đã...

Thứ Năm Tuần XV Thường niên, Mt 11,28-30: Hãy đến cùng tôi, hãy học với tôi

Thứ Năm Tuần XV Thường niên, Mt 11,28-30 Hãy đến cùng tôi, hãy học với tôi Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm nay gợi lên...

Thứ Bảy Tuần XIV Thường niên, Is 6,1-8 (năm chẵn): Ơn gọi của Isaia và ơn gọi của mỗi chúng ta

Thứ Bảy Tuần XIV Thường niên, Is 6,1-8 (năm chẵn) Ơn gọi của Isaia và ơn gọi của mỗi chúng ta   Lasan Ngô Văn Vỹ,...

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23 Kitô hữu khôn như rắn và đơn sơ như bồ câu

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23 Kitô hữu khôn như rắn và đơn sơ như bồ câu Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúa Giêsu ví...

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23; Hs 14,2-10 (năm chẵn) Cậy dựa nơi Thiên Chúa

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23; Hs 14,2-10 (năm chẵn) Cậy dựa nơi Thiên Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Trong bài trích sách ngôn...

Thứ Năm Tuần XIV Thường niên, Mt 10, 7-15: Được cho không phải cho không

Thứ Năm Tuần XIV Thường niên, Mt 10, 7-15 Được cho không phải cho không Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu sai...

Thứ Tư Tuần XIV, Thường niên, Mt 10,1-7 Thi hành sứ vụ Chúa trao

Thứ Tư Tuần XIV, Thường niên, Mt 10,1-7 Thi hành sứ vụ Chúa trao Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay, tường thuật việc...

Thứ Ba Tuần XIV Thường niên, Mt 9,32-38: Cánh “đồng lúa” chín đang cần “thợ gặt”

Thứ Ba Tuần XIV Thường niên, Mt 9,32-38 Cánh “đồng lúa” chín đang cần “thợ gặt” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm nay thuật lại...

Thứ Hai Tuần XIV Thường niên, Mt 9,18-26: Chạm vào Chúa

Thứ Hai Tuần XIV Thường niên, Mt 9,18-26 Chạm vào Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay thuật lại hai phép lạ của lòng...

Thứ Bảy Tuần XIII Thường niên, Mt 9,14-17: Tâm thế mới trong Nước Thiên Chúa

Thứ Bảy Tuần XIII Thường niên, Mt 9,14-17 Tâm thế mới trong Nước Thiên Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Người ta ăn chay với nhiều mục...