Thứ tư, 15 Tháng Một, 2025

THIÊN CHÚA TRUNG TÍN – Suy niệm Thứ Hai, Tuần XIV TN – Vp. Duyên Thập Tự

TN-093-TUẦN XIV-thứ Hai

THIÊN CHÚA TRUNG TÍN

(St 28,10-22a /  Mt 9,18-20)

VP Duyên Thập Tự Lê Văn Đoàn

Một trong những đức tính quan trọng mà con người mong ước cho mình cũng như chờ mong nơi người khác, đó là sự trung tín. Trung tín có nghĩa là thành thực và giữ lời hứa. Như vậy, một người trung tín là một người đáng tin cậy. Con người đó thể hiện sự trung tín trong mọi hoàn cảnh, và đi đến cùng của những cam kết. Đức trung tín được hình tượng hoá trong kiểu nói “lòng trung tín”, nghĩa là hình ảnh của tấm lòng luôn trung thành và tín nghĩa. Đức trung tín hay tín trung xuất phát từ lòng dạ, từ trái tim, từ bên trong con người; rồi từ điều bên trong đó thể hiện ra bên ngoài bằng những lời nói hay hành động chất chứa sự trung tín. Đức trung tín bên trong cần có những diễn tả của sự trung tín bên ngoài. Hai bên phải đi đôi với nhau mới là sự trung tín thật sự.

Trong đời sống ki-tô hữu, đức trung tín rất quan trọng trong mối tương giao với Thiên Chúa và tha nhân. Đối với Thiên Chúa, chúng ta phải trung tín đến cùng của niềm tin của chúng ta nơi Người. Nhưng để sống sự trung tín với Thiên Chúa, chúng ta đã được Thiên Chúa đi bước trước, nghĩa là Người đã trung tín với chúng ta. Sự trung tín của chúng ta là đáp trả lại chính sự trung tín của Người.

Hai bài đọc Kinh Thánh hôm nay gợi cho tôi về sự trung tín của Thiên Chúa và những diễn tả của sự trung tín đó. Điều đó mời gọi tôi thêm niềm tin vào Thiên Chúa, thêm tình yêu nơi Người, để trong cuộc sống cụ thể, tôi có thể trung tín với Người “đến hơi thở cuối cùng”.

 1. “NÀY TA Ở VỚI NGƯƠI”

Chúng ta trở lại với gia đình Tổ Phụ Áp-ra-ham. Bà Xa-ra đã qua đời như chúng ta đã nói đến. I-sa-ác đã lập gia đình với cô Rê-béc-ca mà người quản gia lâu năm đã trở về quê quán của ông Áp-ra-ham và đã tìm được cô. Rồi Ông Áp-ra-ham cũng qua đời. Sau đó, Ông I-sa-ác đã sinh ra hai người con là Ê-sau và Gia-cóp. Bà Rê-béc-ca thương Gia-cóp hơn E-sau, và đã tìm được cơ hội thuận lợi để chồng bà là ông I-sa-ác chúc phúc cho Gia-cóp, đang khi E-sau đi săn để tìm con vật làm thịt cho cha ăn để ông chúc lành cho như ông đã nói với anh. Khi E-sau bận đi săn, Gia-cóp đã lừa cha vì ông già và mắt quá mờ, để chiếm đoạt phúc lành từ nơi cha. E-sau trở về, nhưng quá trễ rồi! Và khi biết sự thể, E-sau thề sẽ giết Gia-cóp. Bà Rê-béc-ca hiểu sự tình và nói Gia-cóp trốn về nhà cậu La-ban để tránh sự giận dữ của E-sau và để bảo toàn mạng sống.

Trích đoạn sách Sáng Thế hôm nay, chương 28 từ câu 10 đến 22, thuật lại cuộc trốn chạy của Gia-cóp. Cậu nghỉ đêm ở một nơi kia và đã thấy một thị kiến là có chiếc thang dựng dưới đất, đầu thang chạm tới trời, trên đó các sứ thần của Thiên Chúa lên lên xuống xuống. Đồng thời, Thiên Chúa đứng bên trên thang nói với cậu. Và tôi xin dừng lại câu nói của Chúa: “Này Ta ở với ngươi; ngươi đi bất cứ nơi nào, Ta sẽ giữ gìn ngươi, và Ta sẽ đưa ngươi về đất này, vì Ta sẽ không bỏ ngươi cho đến khi Ta hoàn thành điều Ta phán với ngươi”.

Khi nghe những lời nói đó của Thiên Chúa với Gia-cóp, chúng ta đọc được lòng trung tín của Thiên Chúa. Lòng trung tín đối với Gia-cóp được diễn tả qua các động từ “ở với”, “giữ gìn”, “đưa về”, “không bỏ rơi”, “hoàn thành”. Những từ ngữ này thật đẹp và cần thiết cho Gia-cóp, không những trong hoàn cảnh hiện tại, mà suốt cả cuộc đời. Lòng trung tín của Thiên Chúa không phải là lòng trung tín chỉ giai đoạn, mà là xuyên suốt. Không những xuyên suốt cuộc đời của Gia-cóp mà xuyên suốt cả lịch sử của dân của Người, như trước đó, Thiên Chúa đã nói với Gia-cóp: “Ta là Đức Chúa, Thiên Chúa của Áp-ra-ham, tổ phụ ngươi, và là Thiên Chúa của I-sa-ác”. Thiên Chúa là Thiên Chúa của tất cả; sau này cũng sẽ được nêu lên “Thiên Chúa của Gia-cóp”. Lòng trung tín của Thiên Chúa ở trong thời gian vì được diễn tả cụ thể bằng hành động trong thời gian, và vượt thời gian, vì Thiên Chúa trung tín muôn đời. Thiên Chúa chân thực và giữ lời hứa.

Một chút dừng lại nơi sự kiện Thiên Chúa nói với Gia-cóp trên đường trốn chạy, cho chúng ta thấy rằng Thiên Chúa không bỏ rơi những ai Người đã chọn. Đó là bài học cho chúng ta: hãy tin rằng Thiên Chúa trung tín với chúng ta, với lời hứa khi Người chọn chúng ta làm môn đệ Chúa, trở thành ki-tô hữu. Hãy tin rằng Thiên Chúa không bỏ rơi chúng ta bao giờ, vì chúng ta là những con chiên của Người. Sau này, chính Chúa Giê-su đã nói: “Không ai cướp chúng khỏi tay tôi. Cha tôi với tôi là một, và không ai cướp chúng khởi tay Cha tôi được” (Ga 10,28-30). Hãy vững tin vào lòng trung tín của Thiên Chúa.

 2. CHÚA ĐỨNG DẬY ĐI THEO

Bài Tin Mừng theo thánh Mát-thêu chương 9 từ câu 18 đến 26, cho chúng ta thấy một chi tiết diễn tả cụ thể lòng trung tín của Thiên Chúa nơi Chúa Giê-su. Câu chuyện Chúa phục sinh con gái của một vị thủ lãnh và chữa lành người phụ nữ bị bệnh băng huyết lâu năm, chúng ta vừa có dịp suy niệm. Hôm nay, tôi xin dừng lại ở một chi tiết về việc Chúa phục sinh bé gái trên.

Người cha đến bái lạy Chúa và nói: “Con gái tôi vừa mới chết. Nhưng xin Ngài đến đặt tay lên cháu, là nó sẽ sống”. Chúng ta ghi nhận lời cầu xin của người cha: ông xin Chúa làm con ông sống lại, với hai đề nghị cụ thể, đó là “đến” và “đặt tay lên cháu”. Trong những trình thuật chữa lành khác, người cầu xin chỉ nói lên ước muốn được khỏi bệnh, chứ không đề cập đến những cử chỉ cụ thể đề nghị với Chúa. Còn người cha này lại muốn Chúa thực hiện hai cử chỉ cụ thể. Ông nghĩ rằng hai cử chỉ đó rất cần cho con ông được sống: Chúa đến là được sống. Chúa đặt tay là Chúa truyền sự sống. Và chúng ta nhận thấy Chúa thực hiện hai cử chỉ được đề xuất.

Trước hết, “Đức Giê-su đứng dậy đi theo ông ấy”. Thái độ đi theo người cầu xin mình, diễn tả sự đồng hành: cùng đi trên con đường, và con đường này là con đường vừa đau khổ – vì con ông chết rồi – nhưng cũng là con đường hi vọng – vì Chúa đến và con ông sẽ sống. Khi Chúa đi với ông trên con đường dẫn đến nhà ông, Chúa nói lên lòng trung tín của Chúa. Chúa không nói với ông là Chúa đi, nhưng cử chỉ đó nói lên tất cả. Chúa Giê-su trung tín khi đi cùng con người, trên con đường của con người, với tâm trạng của con người. Hành động này của Chúa khuyến khích chúng ta can đảm đi trên con đường cuộc sống của mình với niềm xác tín rằng có Chúa đồng hành. Can đảm tiến bước với niềm hy vọng vào Chúa.

Tiếp đến, khi Chúa vào nhà, đến chỗ đặt thi hài của bé gái, Chúa cầm lấy tay của em, em liền chỗi dậy. Chúa đã thực hiện đề nghị của người cha, “đặt tay trên em” bằng cử chỉ cầm lấy tay em. Cầm lấy tay em để truyền sự sống, để dẫn em vào sự sống. Đây là diễn tả lòng trung tín của Chúa: đưa tay ra cứu vớt, đưa tay ra nắm lấy, đưa tay ra kéo ra khỏi cái chết. Trong cuộc sống, dù trong hoàn cảnh bi ai nào, chúng ta hãy để Chúa nắm lấy tay mình. Chỉ cần đưa tay ra. Chỉ cần sẵn sàng. Lòng trung tín của Chúa sẵn có, đang chờ con người đón nhận. Đây là sự thật, vượt quá mọi suy nghĩ của con người.

 3. NGƯỜI VẪN MỘT LÒNG TRUNG TÍN

Khi nói đến lòng trung tín của Thiên Chúa, chúng ta nghĩ lại mình, để nhìn nhận rằng chúng ta thường bất trung với Người. Bất trung là như một thứ “định mệnh” nghiệt ngã của con người đối với Thiên Chúa. Tôi nguyên tổ cũng đã mang dấu ấn của bất trung. Nhưng chúng ta đừng lấy sự bất trung của chúng ta để đo lường Thiên Chúa, nghĩa là nghĩ rằng Người cũng sẽ bất trung với chúng ta khi chúng ta bất trung. Không bao giờ là như vậy. Nếu như vậy, Người đâu là Thiên Chúa và đâu còn là Thiên Chúa. Người phải khác con người một cách tuyệt đối. Cách xử sự của Người – nghĩa là đường lối của Người – khác con người một cách vô biên. Chính Thiên Chúa đã nói qua ngôn sứ I-sai-a: “Tư tưởng của Ta không phải là tư tưởng của các ngươi, và đường lối các ngươi không phải là đường lối của Ta. Trời cao hơn đất chừng nào thì đường lối Ta cũng cao hơn đường lối các ngươi, và tư tưởng của Ta cũng cao hơn tư tưởng các ngươi chừng ấy” (Is 55,8-9). Vậy đâu là sự trung tín của Thiên Chúa trước sự bất tín của chúng ta? Thánh Phao-lô đã trả lời bằng một xác tín căn bản: “Nếu ta không trung tín, Người vẫn một lòng trung tín, vì Người không thể nào từ bỏ chính mình” (2Tm 2,13). Khi Thiên Chúa không trung tín là Người từ bỏ chính mình. Khi Thiên Chúa trung tín là Người diễn tả chính bản chất của Người. Bản chất của Người là trung tín. “THIÊN CHÚA TRUNG TÍN”.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thứ Tư, Tuần I, Thường niên (Mc 1,29-39) Cầu Nguyện Và Làm Việc Chúa Chọn Cả Hai

Thứ Tư, Tuần I, Thường niên (Mc 1,29-39) Cầu Nguyện Và Làm Việc Chúa Chọn Cả Hai Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Với nhịp sống hối hả...

Thứ 3 Tuần I TN – Mc 1,21-28 Đức Giêsu giảng dạy như một Đấng có uy quyền

Đông Kỳ. PV Sau khi chịu phép rửa của ông Gioan Tẩy Giả ở sông Jordan, Đức Giêsu bắt đầu cuộc đời công khai rao...

Thứ Tư sau Lễ Hiển Linh, Mc 6,45-52: “Chính Thầy đây, đừng sợ!”

    „CHÍNH THẦY ĐÂY, ĐỪNG SỢ!“  (Mc 6,45-52) Lam Châu, Phước Lý Phải chân nhận rằng, trong cuộc đời, chúng ta sợ nhiều thứ: sợ đói, sợ cô...

Thứ 2, ngày VI Tuần BNGS, Lc 2,36-40: Nói về Chúa cho mọi người

    NÓI VỀ CHÚA CHO MỌI NGƯỜI Thứ 2, Ngày VI Tuần Bát Nhật Giáng Sinh (Lc 2,36-40) Lam Châu, Phước Lý Trong tất cả các trình thuật về...

Ngày 26/12, Thánh Têphanô Tử đạo Tiên khởi (Mt 10,17-22; Cv 6,8-10.7,54-60)

Ngày 26/12, Thánh Têphanô Tử Đạo Tiên Khởi (Mt 10,17-22; Cv 6,8-10.7,54-60) Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôn qua, chúng ta đã long trọng mừng kính...

Ngày 3-12, lễ kính thánh Phanxicô Xaviê, Linh mục (Mc 16,15-20) Đi tìm vinh quang thật

Ngày 3-12, lễ kính thánh Phanxicô Xaviê, Linh mục (Mc 16,15-20) Đi Tìm Vinh Quang Thật Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Bản chất của Hội...

Kính thánh Phanxicô Xaviê, Mc 16,15-20

  KÍNH THÁNH PHANXICÔ XAVIÊ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Đôi nét tiểu sử: Thánh Phanxicô Xaviê sinh năm 1506 tại Điên Xaviê thuộc...

Thứ 7, Tuần XXXIV, Kính Thánh Anrê Tồng đồ, Mt 4, 18-22

KÍNH THÁNH ANRÊ TÔNG ĐỒ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Đôi nét về tiểu sử: Thánh Anrê quê ở Betsaida và là một...

Ngày 30.11 – Lễ kính thánh Andre Tông đồ

  HÀNH TRÌNH ƠN GỌI (Mt 4, 18-22) M. Kolbe, Phước Hiệp Lễ thánh Andre Tông đồ, là dịp để chúng ta suy niệm về tiếng gọi...

Thứ 6 Tuần XXXIV TN, Lc 21,29-33 Trời mới đất mới

TRỜI MỚI ĐẤT MỚI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Với bài diễn từ “Cánh Chung” Đức Giêsu tiên báo thành Giêrusalem...

Thứ Năm Tuần XXXIV TN – Lc 21,20-28 Giêrusalem bị tàn phá

  GIÊRUSALEM BỊ TÀN PHÁ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Để chúng ta biết được phần nào đoạn Tin Mừng của thánh...

Thứ 4 Tuần XXXIV TN – Lc 21,12-19 Vì danh Thầy anh em sẽ bị bắt nộp và ngược đãi

  VÌ DANH THẦY ANH EM SẼ BỊ BẮT NỘP VÀ NGƯỢC ĐÃI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Các môn đệ cũng như...