Thứ năm, 21 Tháng mười một, 2024

Thứ 2 Tuần XXXIII TN – Lc 18, 35-43 Lạy Thầy, xin cho tôi nhìn thấy

LẠY THẦY, XIN CHO TÔI NHÌN THẤY

Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn

Bối cảnh:

Khi Đức Giêsu gần đến Giêrikhô, có một người mù đang ngồi ăn xin ở vệ đường. Nghe thấy đám đông đi qua, anh ta hỏi xem có chuyện gì, họ báo cho anh biết là Đức Giêsu Nazareth đang đi qua đó. Anh liền kêu lên rằng: “Lạy ông Giêsu, con vua Đa vít, xin dủ lòng thương tôi”. Những người đi đầu quát mắng, bảo anh ta im đi, nhưng anh ta càng kêu lớn tiếng: “Lạy Ngài, xin cho tôi nhìn thấy được”. Đức Giêsu nói: “Nhìn thấy đi! Lòng tin của anh đã cứu chữa anh”. Lập tức anh ta nhìn thấy được.

Đó là bối cảnh và nội dung cuộc gặp gỡ, bề ngoài xem ra như “ngẫu nhiên”, giữa Đức Giêsu và người mù ăn xin bên vệ đường Giêrikhô, nhưng thực ra Luca đã trình bày cho chúng ta đoạn Tin Mừng với bao ý nghĩa thần học cũng như tu đức khá súc tích, chẳng hạn chủ đề: Hình ảnh người tìm Chúa và đi theo Ngài” với những khía cạnh sau:

Chúa đi qua cuộc đời: Tuy chưa được thấy Chúa, nhưng nhờ cách này cách khác để nhận ra Ngài.

Vượt qua mọi trở ngại: Người mù bị mọi người ngăn cản.

Những sứ giả của Chúa: Có những người mách bảo anh ta biết có Chúa và Ngài gọi anh: “Hãy đứng dậy, Ngài gọi anh”.

Sẵn sàng đến với Chúa: Người mù quẳng áo choàng đứng dậy và đến với Chúa.

Trọn đời theo Chúa.

Nhưng hôm nay chúng ta cùng nhau suy niệm trên bình diện tu đức nhiều hơn với chủ đề và nội dung như sau:

“Lạy Chúa xin cho con được thấy”

Thấy vạn vật.

Thấy Chúa

Thấy anh chị em.

Thấy chính mình.

Thấy những ân huệ của Chúa để theo sát Chúa Kitô hơn.

Suy niệm:

Theo truyền thống các cộng đoàn đan tu Biển đức Xitô: hằng ngày khi màn đêm buông xuống tất cả mọi thành viên trong cộng đoàn đều quây quần trước bàn thờ Mẹ Maria cùng nhau tin cậy tha thiết hát kinh “Lạy Nữ Vương Nhân Lành” trong đó có câu: “Khi qua đời này xin Mẹ tỏ cho chúng con được thấy Chúa Giêsu, con lòng Mẹ gồm phúc lạ”. Hay dưới một góc độ khác, thánh Augustinô hằng ngày cũng nguyện cầu: “Xin cho con được biết Chúa, xin cho con được biết con”. Vì vậy chúng ta cũng cầu xin: “Lạy Chúa, xin cho con được thấy”.

  1. Thấy vạn vật: Khi chúng ta đọc Thánh Kinh, sách Sáng thế chương I và II, sau mỗi công trình tạo dựng, thánh ký đã ghi “Chúa thấy thế là tốt đẹp”. và khi anh mù thành Giêrikhô được Đức Giêsu cho thấy, hẳn trước tiên anh ta thấy vạn vật kỳ diệu bao la! Nên cùng với Vịnh gia:

Trời đất tường thuật vinh quang Thiên Chúa.

Không trung loan báo việc tay Người làm (Tv 18, 1).

Hoặc:

“Hãy tung hô Chúa toàn thể địa cầu

Phụng thờ Chúa với niềm hoan hỷ” (Tv 99, 1).

Để rồi:

“Hãy tạ ơn Chúa vì Chúa nhân từ

Muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương” (Tv 105, 1).

Hay cùng với Daniel và các bạn kêu mời toàn thể vũ trụ, vạn vật:

“Chúc tụng Chúa đi, mọi công trình của Chúa.

Muôn ngàn đời hãy ca tụng suy tôn.

Chúc tụng Chúa đi, này đồi xanh núi biếc.

Kìa hoa lá cỏ cây, hỡi suối nước tràn đầy,

Nào sông sâu biển cả, kình ngư cùng thủy tộc.

Hết mọi loài chim chóc, gia súc lẫn thú rừng

Hỡi phàm nhân dương thế!

Muôn ngàn đời hãy ca tụng suy tôn!” (Dn 3, 57, 90).

Như vậy, qua vạn vật, chúng ta thấy được Chúa hiện diện và yêu thương! Thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu, khi đi dạo trong đồng nội, nhìn ngắm những bông hoa khiêm tốn bé bỏng, thánh nữ cũng khám phá ra vẻ đẹp thanh tú kín đáo của đóa hoa mà ca ngợi tình yêu tinh tế của Cha trên trời.

  1. Thấy Chúa: Đã hẳn việc thấy Chúa nhãn tiền ở trần gian này thì chúng ta chưa đủ khả năng, nhưng chúng ta nhận thấy Ngài qua ánh sáng đức tin và thúc đẩy của đức mến hay Thánh Thần như thánh Gioan quả quyết: “Hiện giờ chúng ta là con Thiên Chúa, nhưng chúng ta sẽ như thế nào điều ấy chưa được bày tỏ. chúng ta biết rằng khi Đức Kitô xuất hiện chúng ta nên giống như Người, vì Người thế nào, chúng ta sẽ thấy Người như vậy” (1Ga 3, 2). Vì thế, sau khi Chúa phục sinh, Maria Madalena ,các Tông đồ, và môn đệ muốn thấy Chúa cũng phải được soi sáng bằng đức tin, nếu không các ngài chỉ tưởng là người giữ vườn, là ma, khách bộ hành, hoặc phải kiểm chứng bằng giác quan “xỏ ngón tay vào lỗ đinh, thọc bàn tay ào cạnh sườn, rồi mới tin: Lạy Chúa, là Đức Chúa, là Thiên Chúa của con” (Ga 20, 20). Vì thế, Chúa muốn Giáo hội thấy Người hiện diện nơi các bí tích, nơi các vị hữu trách, nơi chính mình, nơi anh chị em, và mọi biến cố cuộc đời bằng đức tin và đức ái “Tôi sống mà không phải tôi sống, mà là Đức Kitô sống trong tôi” (Gl 2, 20).
  2. Thấy anh chị em: Thông thường chúng ta quen thấy anh chị em mình một cách phiến diện, chủ quan và tiêu cực, mà đúng ta là phải toàn diện, nhất là trên bình diện siêu nhiên thì mới công bằng. Để soi sáng vấn đề thiết tưởng chúng ta nên nhắc lại câu chuyện Cha Gaston Courtois đã kể lại như sau: “Một nữ tu đến gặp tôi và nói với một giọng đầy xúc động…(Đhv trang 405), kết cục rút ra bài học:

Hãy tìm ra những cái hay, điều tốt nơi tha nhân.

Thấy sự kiện, đừng vội lên án, mà phải đưa vào cầu nguyện để tìm ra sứ điệp Chúa muốn ta cộng tác.

Thấy tha nhân đâu phải là dễ, nên phải cầu nguyện xin Chúa cho ta được thấy.

  1. Thấy mình: Một khi chúng ta thấy vạn vật, thấy Chúa, thấy tha nhân, tất nhiên cũng dễ thấy mình. Sở dĩ chúng ta chưa thấy được mình cho rõ, đó là tại chúng ta chưa thấy được chính Chúa, tha nhân và vạn vật:

Vì chúng ta được dựng nên giống hình ảnh Chúa.

Chúng ta được Chúa yêu thương, thánh hóa và mời gọi nên bạn nghĩa thiết.

Mặc dầu trước tôn nhan Chúa, vũ trụ và tha nhân chúng ta chỉ là một thọ tạo và đầy thiếu sót! Tất cả đều là hồng ân, nên ta cần có tâm tình và thái độ như Đức Maria khiêm hạ xin vâng và tạ ơn.

Bởi đó, cuộc đời chúng ta được dệt nên bằng tình thương và ân huệ của Chúa nên chúng ta chỉ biết cảm tạ tri ân Chúa, tri ân mọi người, và vạn vật từ hiện hữu, sinh tồn và phát triển tự nhiên đến siêu nhiên! Tất cả đều là hồng ân! Và để đáp lại ta chỉ biết quảng đại bước theo Chúa trọn đời-hầu nên lời ngợi ca vinh quang Thiên Chúa (Ep 1, 14).

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

 Thứ 3 Tuần IV PS, Ga 10, 22-30: Chiên đích thực của Chúa

 Thứ Ba Tuần IV Phục Sinh Chiên Đích Thực Của...

18 Tháng Mười Hai – Mt 1,18-24

EMMANUEL THIÊN CHÚA Ở CÙNG CHÚNG TA Lm M.Phêrô Khoa Lê...

19 Tháng Mười Hai – Lc 1,5-25

  TIN MỪNG CHO ÔNG BỐ VÀ SỨ VỤ CỦA NGƯỜI...

21 Tháng Mười Hai – Lc 1 39-46

  BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC MẸ THIÊN CHÚA VIẾNG THĂM Lm M.Phêrô...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thứ 5, Tuần XXXIII TN, Mt 12,46-50: Ai thuộc về gia đình Đức Giêsu

    AI THUỘC VỀ GIA ĐÌNH ĐỨC GIÊSU Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Sau những lời khiển trách các người cứng tin,...

Thứ 5 Tuần XXXIII TN – Lc 19,41-44 Chúa Giêsu than khóc thành Giêrusalem

CHÚA GIÊSU THAN KHÓC THÀNH GIÊRUSALEM Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Từ Giêrikhô, Đức Giêsu đã cuốc bộ suốt quãng đường...

Thứ 4 Tuần XXXIII TN – Lc 19, 11-20 Dụ ngôn mười yến bạc

DỤ NGÔN MƯỜI YẾN BẠC Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Dụ ngôn mười yến bạc này được Đức Giêsu kể...

Thứ 3 Tuần XXXIII TN – Lc 19, 1-10 Con Người đến tìm và cứu những gì đã mất

CON NGƯỜI ĐẾN TÌM VÀ CỨU NHỮNG GÌ ĐÃ MẤT Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Trước khi chúng ta cùng theo dõi cuộc...

Thứ Bảy Tuần XXXII Thường Niên (Lc 18,1-8) Hãy cầu nguyện luôn

Thứ Bảy Tuần XXXII Thường Niên, Lc 18,1-8 Hãy Cầu Nguyện Luôn Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Ngay từ thuở xa xưa các dân tộc...

Ngày 14/11 Cầu cho anh chị em giữ Luật thánh Biển Đức đã qua đời (Lc 23,33.39-43) “Lạy Ngài khi nào vào nước...

    Ngày 14/11 Cầu Cho Anh Chị Em Giữ Luật Thánh Biển Đức Đã Qua Đời (Lc 23,33.39-43) “Lạy Ngài khi nào vào nước Ngài xin...

Thứ 5 Tuần XXXII TN, Lc 23,33.39-43, Cầu cho các Đan sĩ giữ Luật thánh Biển Đức đã qua đời

  HÔM NAY ANH SẼ ĐƯỢC Ở VỚI TÔI TRÊN THIÊNG ĐÀNG Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Vào một buổi chiều năm...

Thứ 5 Tuần XXXII TN – Lc 17,20-25 Triều đại Thiên Chúa đang ở giữa các ông

TRIỀU ĐẠI THIÊN CHÚA ĐANG Ở GIỮA CÁC ÔNG Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Lâu lắm rồi, dân Do thái không...

Thứ 4 Tuần XXXII TN, Mừng kính các Thánh giữ Luật Thánh Biển Đức, Mt 5, 13-16 Anh em là muối và là ánh sáng

ANH EM LÀ MUỐI VÀ ÁNH SÁNG Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Đức Giêsu đặt trước mắt chúng ta mẫu người...

Thứ 3 Tuần XXXII Thường Niên –  Lc 17,7-10 Phục vụ cách khiêm tốn

    PHỤC VỤ CÁCH KHIÊM TỐN Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh. Vẫn tiếp tục chương 17, thánh sử Luca tường thuật cho...

Thứ 5, Tuần 32 TN, Lc 23,33.39-43: Mầu nhiệm hiệp thông

    MẦU NHIỆM HIỆP THÔNG(Is 25,6a.7-9; Lc 23,33.39-43) M. Kolbe, Phước Hiệp Hôm nay, Lễ cầu cho anh chị em giữ Luật thánh Biển Đức đã qua...

Thứ 2 ngày 11 tháng 11, Tuần XXXII Thường Niên – Kính thánh Martino Giám Mục, Mt 25,31-40

  KÍNH THÁNH MARTINÔ GIÁM MỤC Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Đôi nét tiểu sử Thánh Martinô sinh khoảng năm 316 trong một gia...