Thứ năm, 21 Tháng mười một, 2024

Thứ 3 Tuần XXXIII TN – Lc 19, 1-10 Con Người đến tìm và cứu những gì đã mất

CON NGƯỜI ĐẾN TÌM VÀ CỨU NHỮNG GÌ ĐÃ MẤT

Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn

Trước khi chúng ta cùng theo dõi cuộc gặp gỡ giữa Đức Giêsu nhân hậu với ông trưởng phòng thuế vụ Gia kêu, thiết tưởng chúng ta lướt qua bối cảnh liên quan đến cuộc gặp gỡ đầy kỳ thú này. Hẳn chúng ta đã rõ: hành trình lên Giêrusalem của Đức Giêsu sắp được kết thúc ghi lại Giêrikhô nơi mà Đức Giêsu đã chữa người mù ăn xin ngồi bên vệ đường (Lc 18, 35-43). Và đây là cuộc gặp đổi đời của ông trưởng phòng thuế vụ tại một huyện ngoại thành. Câu chuyện khá đặc biệt này chỉ riêng có trong Tin Mừng Luca thôi, một Tin Mừng bày tỏ lòng nhân hậu Chúa đối với các tội nhân vẫn mang nột nét đặc biệt!

Và giờ đây chúng ta cùng nhập cuộc theo dõi hành động gặp gỡ Chúa của Gia kêu: “Ông đứng đầu những người thuế và là người giàu có”.

Một con người mà mọi người đều ghét, cộng tác với quân đội chiếm đóng, áp bức dân tộc đáng thương bằng cách làm giầu trên lưng những kẻ thấp bé, hưởng lợi lộc kếch xù một cách bất công, phô trương sự giàu có xa hoa…Đó là ông thủ lãnh những người thu thuế của Giêrikhô, thị trấn quan thuế. Đối với mọi người, nhất là đối với nhóm Pharisiêu, ông Gia kêu này là con người cần phải triệt hạ, một người tội lỗi rõ ràng đã “hư mất”, thối nát.

“Ông tìm cách để xem cho biết Đức Giêsu là người thế nào, nhưng không được, vì dân chúng thì đông mà ông lại lùn. Ông liền chạy tới phía trước, leo lên một cây sung để xem Đức Giêsu, vì Người sắp đi qua đó” (Lc 3, 4). Ông ta muốn nhìn xem Đức Giêsu.

Con người này suốt cuộc đời chỉ biết bon chen thu quén của cải, tỏ ra không hài lòng. Ông phải vượt qua những chướng ngại. Đám đông làm bình phong cản chắn. Ông không sợ tỏ ra dị kỳ. Bằng mọi giá, phải tạo được sự “tiếp xúc” với Đức Giêsu. Không cần để ý đến địa vị của người thủ lãnh các nhân viên sở thu thuế, ông leo lên cây sung trước cái nhìn chế diễu của những người quen biết và quần chúng!

Trong lúc ông đang lo sợ thập thò dưới lùm lá, rướn mình, căng mắt chú mục hướng tới Con Người khả kính thân thương ấy! thế rồi tới nơi, Ngài nhìn lên và gọi: “Này ông Gia kêu, xuống mau đi, vì hôm nay tôi phải đến ở lại nhà ông”. Như trút khỏi tất cả mọi dồn nén, mọi mặc cảm. Thật nhẹ nhõm và hân hoan chứa chan hy vọng! ông vội vàng tụt xuống và mừng rỡ đón rước Ngài.

Hạnh phúc quá bất ngờ: Ngài không chỉ biết ông đang ở trên cây sung mà còn biết cả tên ông. Ngài không những chỉ muốn đến thăm mà còn xin ở lại nhà ông. Trước đây ông chỉ có một ao ước nhỏ nhoi là được nhìn thấy Ngài, nhưng Ngài lại cho ông cả một ân huệ lớn lao vượt quá lòng ông mong ước. Ông chỉ muốn thấy Đấng đã chữa cho anh mù Bactimê là người thế nào, thế mà chính Đấng ấy lại chữa lành đôi mắt tâm hồn ông.

Vâng chính đối mắt tâm hồn ông đã được bừng sáng để ông không những chỉ thấy một con người bình thường trước mắt, mà còn thấy Ngài chính là Đấng Cứu Độ đầy lòng nhân ái và xót thương chan hòa bình dị không hề phân biệt đối xử và từ đây ông không nguyên chỉ thấy bạc tiền là tất cả, nhưng còn thấy mình cần phải chia sẻ và trao ban! Nên ông đã mạnh dạn trong hân hoan tự nguyện thân thưa với Chúa trước mặt mọi người đang xầm xì với nhau: “Nhà người tội lỗi mà ông ấy cũng vào trọ. Thưa Ngài, này tôi đây xin lấy phân nửa gia tài của tôi mà cho người nghèo và nếu tôi có làm thiệt hại cái gì của ai tôi xin đền gấp bốn” (Lc 19, 8). Đức Giêsu chỉ chờ có thế, để nói với mọi người: “Hôm nay ơn cứu độ đã đến cho nhà này, bởi người này cũng là con cháu tổ phụ Abraham. Vì con người đến để tìm và cứu những gì đã mất” (Lc 19, 9-10).

Hay nói cách khác, gặp gỡ Đức Kitô, Gia kêu đã biến đổi cuộc đời mình, trút đi mọi thủ đoạn bon chen cùng mọi ưu tư lo lắng mặc cảm, đồng thời được chứa chan niềm an vui hạnh phúc! Hạnh phúc đây không phải là lo thu quén cho mình thật nhiều của cải với bất cứ mưu mô nào, nhưng chính là được gặp gỡ Chúa, được Chúa ở trong mình! Và một khi được đầy Chúa thì cũng biết quan tâm đến anh chị em với một lòng quảng đại chia sẻ cho họ những gì mình có. Ông cũng cảm nghiệm được rằng việc chia sẻ của cải cho anh chị em mình, nhất là những anh chị em nghèo khó là một bổn phận, chứ không ích kỷ thụ hưởng tư lợi, mà quên đi mối tương quan bác ái đòi buộc đối với tha nhân. Quả thực, ông Gia kêu gặp được Chúa và đã được biến đổi hoàn toàn, cả trong mối tương quan với Chúa cũng như với tha nhân! Như vậy, hiệu quả của cuộc gặp gỡ này thật là kỳ diệu biết bao!

Chúng ta đã cùng nhau theo dõi cuộc hành trình gặp gỡ Đức Giêsu của ông Gia kêu thật kỳ thú và cảm động, hẳn mỗi một người chúng ta cũng rút ra được những bài học thiết thân trong cuộc hành trình tìm gặp Chúa và thánh hiến đan tu chiêm niệm. Ước gì những cuộc gặp gỡ Chúa ngày càng đậm đà thắm thiết với Chúa hơn và được Chúa biến đổi cuộc đời, nên đồng hình đồng dạng với Đức Giêsu Kitô thần tượng là hạnh phúc muôn đời của mỗi một người chúng ta.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

 Thứ 3 Tuần IV PS, Ga 10, 22-30: Chiên đích thực của Chúa

 Thứ Ba Tuần IV Phục Sinh Chiên Đích Thực Của...

18 Tháng Mười Hai – Mt 1,18-24

EMMANUEL THIÊN CHÚA Ở CÙNG CHÚNG TA Lm M.Phêrô Khoa Lê...

19 Tháng Mười Hai – Lc 1,5-25

  TIN MỪNG CHO ÔNG BỐ VÀ SỨ VỤ CỦA NGƯỜI...

21 Tháng Mười Hai – Lc 1 39-46

  BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC MẸ THIÊN CHÚA VIẾNG THĂM Lm M.Phêrô...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thứ 5, Tuần XXXIII TN, Mt 12,46-50: Ai thuộc về gia đình Đức Giêsu

    AI THUỘC VỀ GIA ĐÌNH ĐỨC GIÊSU Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Sau những lời khiển trách các người cứng tin,...

Thứ 5 Tuần XXXIII TN – Lc 19,41-44 Chúa Giêsu than khóc thành Giêrusalem

CHÚA GIÊSU THAN KHÓC THÀNH GIÊRUSALEM Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Từ Giêrikhô, Đức Giêsu đã cuốc bộ suốt quãng đường...

Thứ 4 Tuần XXXIII TN – Lc 19, 11-20 Dụ ngôn mười yến bạc

DỤ NGÔN MƯỜI YẾN BẠC Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Dụ ngôn mười yến bạc này được Đức Giêsu kể...

Thứ 2 Tuần XXXIII TN – Lc 18, 35-43 Lạy Thầy, xin cho tôi nhìn thấy

LẠY THẦY, XIN CHO TÔI NHÌN THẤY Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Khi Đức Giêsu gần đến Giêrikhô, có một người...

Thứ Bảy Tuần XXXII Thường Niên (Lc 18,1-8) Hãy cầu nguyện luôn

Thứ Bảy Tuần XXXII Thường Niên, Lc 18,1-8 Hãy Cầu Nguyện Luôn Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Ngay từ thuở xa xưa các dân tộc...

Ngày 14/11 Cầu cho anh chị em giữ Luật thánh Biển Đức đã qua đời (Lc 23,33.39-43) “Lạy Ngài khi nào vào nước...

    Ngày 14/11 Cầu Cho Anh Chị Em Giữ Luật Thánh Biển Đức Đã Qua Đời (Lc 23,33.39-43) “Lạy Ngài khi nào vào nước Ngài xin...

Thứ 5 Tuần XXXII TN, Lc 23,33.39-43, Cầu cho các Đan sĩ giữ Luật thánh Biển Đức đã qua đời

  HÔM NAY ANH SẼ ĐƯỢC Ở VỚI TÔI TRÊN THIÊNG ĐÀNG Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Vào một buổi chiều năm...

Thứ 5 Tuần XXXII TN – Lc 17,20-25 Triều đại Thiên Chúa đang ở giữa các ông

TRIỀU ĐẠI THIÊN CHÚA ĐANG Ở GIỮA CÁC ÔNG Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Lâu lắm rồi, dân Do thái không...

Thứ 4 Tuần XXXII TN, Mừng kính các Thánh giữ Luật Thánh Biển Đức, Mt 5, 13-16 Anh em là muối và là ánh sáng

ANH EM LÀ MUỐI VÀ ÁNH SÁNG Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Đức Giêsu đặt trước mắt chúng ta mẫu người...

Thứ 3 Tuần XXXII Thường Niên –  Lc 17,7-10 Phục vụ cách khiêm tốn

    PHỤC VỤ CÁCH KHIÊM TỐN Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh. Vẫn tiếp tục chương 17, thánh sử Luca tường thuật cho...

Thứ 5, Tuần 32 TN, Lc 23,33.39-43: Mầu nhiệm hiệp thông

    MẦU NHIỆM HIỆP THÔNG(Is 25,6a.7-9; Lc 23,33.39-43) M. Kolbe, Phước Hiệp Hôm nay, Lễ cầu cho anh chị em giữ Luật thánh Biển Đức đã qua...

Thứ 2 ngày 11 tháng 11, Tuần XXXII Thường Niên – Kính thánh Martino Giám Mục, Mt 25,31-40

  KÍNH THÁNH MARTINÔ GIÁM MỤC Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Đôi nét tiểu sử Thánh Martinô sinh khoảng năm 316 trong một gia...