Thứ tư, 13 Tháng mười một, 2024

Thứ 7 Tuần XXIX Thường Niên – Lc 13,1-9 Hãy kíp hối cải

HÃY KÍP HỐI CẢI

Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn

Với bài Tin Mừng hôm qua chúng ta đã cùng nhau suy niệm việc Đức Giêsu dạy phải biết nhìn ra những dấu chỉ thời đại, đồng thời phải phân định những biến cố xảy đến dưới ánh sáng Tin Mừng. Bài Tin Mừng hôm nay, thánh Luca tường thuật cho chúng ta thấy được hai biến cố đau thương vừa xảy ra: biến cố đầu tiên là kết quả của một ý muốn của con người: Philatô, tổng trấn của đế quốc Roma đã đàn áp một cuộc nổi dậy của nhóm quá khích muốn lật đổ quyền bình đã thiết lập. Còn biến cố thứ hai hoàn toàn đột xuất: Tháp silôát tự nhiên sụp đổ đè chết mười tám người. Đó là một tại nạn thuộc phạm vi vật chất. Cả hai sự kiện xảy đến đều mang một sứ điệp, là một dấu chỉ, nếu chúng ta biết đọc ở đó với tinh thần đức tin. Tất cả đều là dấu chỉ Thiên Chúa muốn chúng ta đọc được điều gì qua dấu chỉ đó? Chính Đức Giêsu đã đọc ra các biến cố như sau: “Các ông tưởng rằng mấy người Galilê phải chịu số phận đó, là vì họ tội lỗi hơn mọi người Galilê khác sao? Tôi nói cho các ông biết: không phải thế đâu. Cũng như mười tám người kia bị tháp silôát đổ xuống đè chết, các ông tưởng họ là những người tội nặng hơn tất cả mọi người ở thành Giêrusalem sao? Tôi nói cho các ông biết: không phải thế đâu; nhưng nếu các ông không chịu sám hối, thì các ông cũng sẽ chết hết y như vậy”(Lc 13,2-5).

Thời Đức Giêsu (và thời nay cũng thế) người ta thường giải thích các nạn nhân của tai họa là những kẻ chịu hình phạt do tội lỗi của họ. Đó là cách đánh giá sai lầm nhằm trấn an lương tâm. Nhưng Đức Giêsu giải thích kiểu khác, những thảm họa, tai nạn không phải là hình phạt của Thiên Chúa. Chính Ngài quả quyết điều đó một cách rõ ràng: “Tôi nói cho các ông biết: không phải thế đâu”. Đó chỉ là sứ điệp kêu gọi mọi người có dịp hối cải.

Tất cả những điều xấu, điều ác xảy đến cho chính chúng ta hay những cho những người thân cận, đều là những dấu chỉ biểu lộ sự mỏng dòn của thân phận con người. chúng ta không nên tìm đến một sự an toàn giả tạo, nhưng đi đến cùng đích của mình và khẩn trương phải xác định lập trường hẳn hoi. Cuộc kiểm điểm đời sống dựa trên những biến cố không khi nào được đưa tới một sự xét đoán kẻ khác, nhưng nhằm đến một cuộc hoàn cải cá nhân, một cuộc canh tân bản thân.

Vì vậy, mỗi người chúng ta được mời gọi sống đức tin bằng những việc bác ái. Một đức tin sống động với xác tín cá nhân được thể hiện bằng những việc làm cụ thể chứng tỏ lòng yêu mến Thiên Chúa và thương yêu anh em. Chúng ta phải biến đổi con tim! Không ích kỷ, khinh bỉ và xét đoán, trái lại, biết mở rộng cho vị tha, nhân từ, hòa hợp huynh đệ, an vui, quảng đại và hy vọng.

“Anh coi đã ba năm nay tôi ra cây vả này tìm trái mà không thấy. Vậy anh chặt nó đi, để làm gì cho hại đất. Nhưng người làm vườn đáp: thưa ông, xin cứ để nó lại năm nay nữa. Tôi sẽ vun xới chung quanh và bón phân cho nó. May ra sang năm nó có trái” (Lc 13,7-9). Đây là một yếu tố chủ chốt giúp xét định những dấu chỉ thời đại. Sự kiên nhẫn của Thiên Chúa! Sự can thiệp của người làm vườn nho là một đường lối giúp chúng ta học đòi bắt chước. Chúng ta không được trì hoãn một phút giây nào để sớm hối cải. Chúng ta cũng sử dụng thái độ kiên nhẫn đối với người khác và chuyển cầu ơn phúc cho họ.

Tự nhiên con người chúng ta luôn có khuynh hướng quá vội vàng phán quyết tha nhân và loại trừ họ cách thiếu suy nghĩ chín chắn và quá khắc khe. Chúng ta hãy noi gương Đức Giêsu là người làm vườn đã không quản ngại vất vả khó nhọc cuốc xới và bón phân. Để chia sẻ với cuộc sống lao động vất vả của những người trồng trọt nghèo khó miền Galilê. Đức Giêsu cũng đã từng làm những công việc tầm thường ấy, trong khuôn viên gia đình Ngài. Ngài chính là biểu tượng người làm vườn đang cuốc xới chung quanh một cây không chịu sinh hoa trái. Điều đó nói lên Thiên Chúa đang quan tâm săn sóc chúng ta biết chừng nào!

Ngày nay, Đức Giêsu vẫn còn hành xử với chúng ta như thế, cúi xin Chúa luôn ban ơn giúp sức cho chúng ta hằng khiêm tốn ăn năn hoán cải và sinh hoa kết quả đức hạnh như lòng Chúa ước mong. Amen.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

 Thứ 3 Tuần IV PS, Ga 10, 22-30: Chiên đích thực của Chúa

 Thứ Ba Tuần IV Phục Sinh Chiên Đích Thực Của...

18 Tháng Mười Hai – Mt 1,18-24

EMMANUEL THIÊN CHÚA Ở CÙNG CHÚNG TA Lm M.Phêrô Khoa Lê...

19 Tháng Mười Hai – Lc 1,5-25

  TIN MỪNG CHO ÔNG BỐ VÀ SỨ VỤ CỦA NGƯỜI...

21 Tháng Mười Hai – Lc 1 39-46

  BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC MẸ THIÊN CHÚA VIẾNG THĂM Lm M.Phêrô...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thứ 5 Tuần XXXII TN, Lc 23, 33, 39-43, Tưởng Niệm Các Đan Sĩ Giữ Luật Biển Đức Đã Qua Đời

HÔM NAY ANH SẼ ĐƯỢC Ở VỚI TÔI TRÊN THIÊNG ĐÀNG Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Vào một buổi chiều năm...

Thứ 5 Tuần XXXII TN – Lc 17,20-25 Triều đại Thiên Chúa đang ở giữa các ông

TRIỀU ĐẠI THIÊN CHÚA ĐANG Ở GIỮA CÁC ÔNG Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Lâu lắm rồi, dân Do thái không...

Thứ 4 Tuần XXXII TN, Mừng kính các Thánh giữ Luật Thánh Biển Đức, Mt 5, 13-16 Anh em là muối và là ánh sáng

ANH EM LÀ MUỐI VÀ ÁNH SÁNG Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Đức Giêsu đặt trước mắt chúng ta mẫu người...

Thứ 3 Tuần XXXII Thường Niên –  Lc 17,7-10 Phục vụ cách khiêm tốn

    PHỤC VỤ CÁCH KHIÊM TỐN Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh. Vẫn tiếp tục chương 17, thánh sử Luca tường thuật cho...

Thứ 5, Tuần 32 TN, Lc 23,33.39-43: Mầu nhiệm hiệp thông

    MẦU NHIỆM HIỆP THÔNG(Is 25,6a.7-9; Lc 23,33.39-43) M. Kolbe, Phước Hiệp Hôm nay, Lễ cầu cho anh chị em giữ Luật thánh Biển Đức đã qua...

Thứ 2 ngày 11 tháng 11, Tuần XXXII Thường Niên – Kính thánh Martino Giám Mục, Mt 25,31-40

  KÍNH THÁNH MARTINÔ GIÁM MỤC Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Đôi nét tiểu sử Thánh Martinô sinh khoảng năm 316 trong một gia...

Thứ 7 Tuần XXXI Thường Niên – Ga 2,13-22 Kỷ niệm cung hiến đền thờ Latêranô

      KỶ NIỆM CUNG HIẾN ĐỀN THỜ LATÊRANÔ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Đôi nét lịch sử. Việc cung hiến Thánh đường cách trọng...

Thứ 6 Tuần XXXI Thường Niên – Lc 16,1-8 Người quản gia bất lương

NGƯỜI QUẢN GIA BẤT LƯƠNG Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Một lần nữa, chỉ riêng thánh sử Luca tường thuật...

Thứ Năm Tuần XXXI Thường Niên (Lc 15,1-10) Niềm vui sống đạo

    Thứ Năm Tuần XXXI Thường Niên (Lc 15,1-10) Niềm Vui Sống Ðạo Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Trong cuộc họp mặt “Niềm Vui Sống Ðạo”...

Thứ 5 Tuần XXXI Thường Niên – Lc 15,1-10 Chúa nhân từ xót thương

 CHÚA NHÂN TỪ XÓT THƯƠNG Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Đức Giêsu được quần chúng hết sức kính trọng và...

Thứ 4 Tuần XXXI  Thường Niên  (Pl 2,12-18; Lc 14,25-33) Điều kiện làm môn đệ Chúa

ĐIỀU KIỆN LÀM MÔN ĐỆ CHÚA Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Hôm đó có rất nhiều người đi đường với...

Thứ 3 Tuần XXXI – Thường Niên (Pl 2,5-11; Lc 14,15-24) Khách dự tiệc

  KHÁCH DỰ TIỆC Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Vẫn là câu chuyện ‘bàn ăn’ mà chúng ta được Thánh sử Luca tường...