Thứ bảy, 7 Tháng mười hai, 2024

Thứ Ba, Tuần IV PS, Ga 10,22-30: Chiên tôi thì nghe tiếng tôi

THỨ BA TUẦN IV MÙA PHỤC SINH

Gio-an 10,22-30

Chiên Tôi Thì Nghe Tiếng Tôi

Cha M. Basilio Nguyễn Văn Phán, CĐTP

Từ các bản văn của Kinh Thánh, vào thời của Chúa Giêsu còn tại thế, hình ảnh của con chiên (cừu) rất được phổ biết, chúng chính là biểu hiện của sự giàu có và là tổng sinh kế của người dân. Chiên là nguồn cung cấp thịt để ăn (1 Sm 14,32), sữa để uống (Is 7,21-22), len để dệt vải (Lv 13,47-48), phương tiện trao đổi (Ed 27, 18-19) và là vật hiến tế trong nghi thức thờ phượng (Xh 20,24). Chính vì vậy mà trong trọn bộ kinh thánh có tới 500 lần đề cập tới ‘chiên, cừu’.

Con chiên là một con vật hiền lành và có nhiều kẻ thù đặc biệt là lũ sói hoang, vì vậy, nó cần có người chăn dắt và chăm sóc mỗi khi thả ra đồng ăn cỏ. Hình ảnh của người chăn chiên và đàn chiên luôn song hành với nhau, tối đến, chúng được lùa về chuồng, hoặc một nơi tập trung có rào chắn hoặc có cửa ra vào để người chăn dễ bề canh giữ. Và mỗi buổi sáng, người mục tử lại mở cửa, gọi đàn chiên của mình để dẫn chúng đến đồng cỏ. Khi nghe giọng nói quen thuộc của người chăn, chúng đi theo anh ta và chỉ một mình anh ta mà thôi. Vì chúng sợ đi theo tiếng nói của người lạ.

Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu đã vận dụng tập quán quen thuộc của người chăn chiên để giới thiệu chính Ngài là Mục Tử nhân lành, là người chăn dắt đàn chiên thiêng liêng khi nói: “Chiên của tôi thì nghe tiếng tôi; tôi biết chúng và chúng theo tôi” (c.27).

Trong xã hội ngày nay, giữa muôn vàn cám dỗ, không ít người mang danh là chiên của Chúa Kitô nhưng không hề nghe theo tiếng của Ngài! Vì có quá nhiều tiếng gọi hấp dẫn quyến rũ: tiếng nói của chủ nghĩa thếtục và chủ nghĩa tiêu dùng khiến người ta trở nên vật chất hơn; tiếng nói của các nhà lãnh đạo chính trị đem đến cho người ta nhiều hứa hẹn hấp dẫn; tiếng gọi của bản năng khi người ta mãi chạy theo những đám cỏ non tươi mát của trần gian; tiếng nói của truyền thông phim ảnh hấp dẫn cập nhật từng giờ. Không ít người thổn thức và tính toán sắp xếp sao cho cứ đến giờ đó là dành trọn cho chương trình truyền hình, hay cho các bộ phim. Nếu người ta cũng sắp xếp kỹ, nôn nóng, mong mỏi đến giờ để nghe Lời Chúa qua các giờ cầu nguyện sáng tối, qua các giờ phụng vụ, đặc biệt qua phụng vụ trong Thánh lễ thì thật là có phúc.

Cái phúc lớn lao mà Chúa đã dành cho con người là được nghe tiếng nói chân thật, tiếng nói quen thuộc trong thâm tâm của mỗi con người, tiếng nói dẫn người ta đến bến bình an và hạnh phúc thật, tiếng nói có sức biến đổi hoán cải tâm hồn và dẫn người ta đến nguồn ơn cứu độ. Tiếng nói hứa hẹn một tương lai sung mãn: “Chúa chăn nuôi tôi, tôi chẳng thiếu thốn gì, trên đồng cỏ xanh tươi, người cho tôi nằm nghỉ…dù qua lũng âm u, tôi không sợ hãi gì, vì có chúa là Đấng phụ trợ tôi, tôi sẽ không nao núng…” (x. Tv 23).

Mặc dù ta vẫn thường hát ca với Thánh vịnh này và xác tín đầy điều tốt đẹp như vậy đó, nhưng như những con chiên yếu đuối, chúng ta đã từng quên tiếng Chúa, không sốt sắng hăm hở đến nghe giọng nói của Ngài, và cũng đã từng lìa bỏ đàn chiên để đi tìm cho mình những thú vui khác ngoài Giáo Hội, ngoài Chúa. Đó là những lúc ta giả điếc làm ngơ trước tiếng nói của lương tâm, lao mình vào những cơn cám dỗ của tham vọng và dục vọng, thậm chí không ít người còn tìm cách xa lánh tiếng nói của Chúa, bưng tai bịt mắt lại vì tiếng ấy cản trở họ, làm cho họ không có được cái cảm giác thoải mái đu theo những tham vọng và đam mê của mình.

Đối với những con chiên thực sự của Chúa thì họ say mê nghe tiếng của Ngài, luôn chọn tiếng của Chúa là ưu tiên số một và là lẽ sống của họ, tiếng ấy luôn hiện diện và kêu mời người ta đến với Ngài. Trong Hiến Chế Phụng Vụ, Công đồng Vatiacanô II diễn tả cho thấy Chúa Kitô luôn hiện diện trong các hoạt động phụng vụ của Hội Thánh. Qua các thừa tác viên của Ngài và các việc cử hành bí tích, đặc biệt qua việc công bố Lời Chúa trong thánh lễ và bí tích Thánh Thể (x. HCPV 1, 7).

Cũng công đồng Vatican II trong hiến chế ‘Vui Mừng và Hy Vọng’ khẳng định Lời Chúa luôn nói trong lương tâm của con người:

Con người khám phá ra tận đáy lương tâm một lề luật mà chính con người không đặt ra cho mình, nhưng vẫn phải tuân theo, và tiếng nói của lương tâm luôn luôn kêu gọi con người phải yêu mến và thi hành điều thiện cũng như tránh điều ác. Tiếng nói ấy âm vang đúng lúc trong tâm hồn của chính con người: hãy làm điều này, hãy tránh điều kia. Quả thật con người có lề luật được Chúa khắc ghi trong tâm hồn… Lương tâm là tâm điểm sâu kín nhất và là cung thánh của con người, nơi đây con người chỉ hiện diện một mình với Thiên Chúa và tiếng nói của Ngài vang dội trong thâm tâm họ… (GS số 16)

Đối với chúng ta, những người môn đệ của Chúa Kitô, không chỉ lắng nghe Lời Ngài chỉ nhằm mục đích thỏa mãn sự hiểu biết hay trí tò mò, mà chúng ta lắng nghe để tuân theo, để vâng lời Ngài. “Chiên tôi thì nghe tiếng tôi, tôi biết chúng và chúng theo tôi”. Rất rõ ràng, nghe là để đi theo chứ không chỉ nghe là để nghe cho vui. Đi theo vì chiên tin tưởng tín thác vào mục tử của mình và Ngài sẽ bảo vệ họ khỏi mọi hiểm nguy của kẻ thù. Vì người “Mục Tử nhân lành sẵn sàng hy sinh tính mạng mình cho đoàn chiên.” (Ga 10,11).

Lạy Chúa, lắng nghe và tuân giữ Lời Chúa là thái độ phải có của đoàn chiên là mỗi người chúng con. Xin giúp chúng con biết lắng nghe không chỉ bằng tai cũng như bằng tâm trí để hiểu, mà còn biết lắng nghe bằng trái tim để suy ngẫm. Và lắng nghe với toàn bộ khả năng để chúng con luôn trung thành tin yêu vào Lời Chúa, tránh xa mọi lời phù phiếm vinh hoa của ma quỷ và thế gian. Amen.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

 Thứ 3 Tuần IV PS, Ga 10, 22-30: Chiên đích thực của Chúa

 Thứ Ba Tuần IV Phục Sinh Chiên Đích Thực Của...

18 Tháng Mười Hai – Mt 1,18-24

EMMANUEL THIÊN CHÚA Ở CÙNG CHÚNG TA Lm M.Phêrô Khoa Lê...

19 Tháng Mười Hai – Lc 1,5-25

  TIN MỪNG CHO ÔNG BỐ VÀ SỨ VỤ CỦA NGƯỜI...

21 Tháng Mười Hai – Lc 1 39-46

  BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC MẸ THIÊN CHÚA VIẾNG THĂM Lm M.Phêrô...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ngày 3-12, lễ kính thánh Phanxicô Xaviê, Linh mục (Mc 16,15-20) Đi tìm vinh quang thật

Ngày 3-12, lễ kính thánh Phanxicô Xaviê, Linh mục (Mc 16,15-20) Đi Tìm Vinh Quang Thật Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Bản chất của Hội...

Kính thánh Phanxicô Xaviê, Mc 16,15-20

  KÍNH THÁNH PHANXICÔ XAVIÊ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Đôi nét tiểu sử: Thánh Phanxicô Xaviê sinh năm 1506 tại Điên Xaviê thuộc...

Thứ 7, Tuần XXXIV, Kính Thánh Anrê Tồng đồ, Mt 4, 18-22

KÍNH THÁNH ANRÊ TÔNG ĐỒ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Đôi nét về tiểu sử: Thánh Anrê quê ở Betsaida và là một...

Ngày 30.11 – Lễ kính thánh Andre Tông đồ

  HÀNH TRÌNH ƠN GỌI (Mt 4, 18-22) M. Kolbe, Phước Hiệp Lễ thánh Andre Tông đồ, là dịp để chúng ta suy niệm về tiếng gọi...

Thứ 6 Tuần XXXIV TN, Lc 21,29-33 Trời mới đất mới

TRỜI MỚI ĐẤT MỚI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Với bài diễn từ “Cánh Chung” Đức Giêsu tiên báo thành Giêrusalem...

Thứ Năm Tuần XXXIV TN – Lc 21,20-28 Giêrusalem bị tàn phá

  GIÊRUSALEM BỊ TÀN PHÁ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Để chúng ta biết được phần nào đoạn Tin Mừng của thánh...

Thứ 4 Tuần XXXIV TN – Lc 21,12-19 Vì danh Thầy anh em sẽ bị bắt nộp và ngược đãi

  VÌ DANH THẦY ANH EM SẼ BỊ BẮT NỘP VÀ NGƯỢC ĐÃI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Các môn đệ cũng như...

Thứ Bảy, Tuần XXXIII, Thường niên (Lc 20,27-38) Tôi tin có sự sống đời đời

Thứ Bảy, Tuần XXXIII, Thường niên (Lc 20,27-38) Tôi Tin Có Sự Sống Đời Đời Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúng ta đang sống trong...

Thứ 6 Tuần XXXIII TN, Lc 19,43-48: Thanh tẩy nhà Cha

THANH TẨY NHÀ CHA Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Vào dịp trẩy hội đền Giêrusalem mừng lễ Vượt qua hơn hai...

Thứ 5, Tuần XXXIII TN, Mt 12,46-50: Ai thuộc về gia đình Đức Giêsu

    AI THUỘC VỀ GIA ĐÌNH ĐỨC GIÊSU Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Sau những lời khiển trách các người cứng tin,...

Thứ 5 Tuần XXXIII TN, Lc 19,41-44: Chúa Giêsu than khóc thành Giêrusalem

CHÚA GIÊSU THAN KHÓC THÀNH GIÊRUSALEM Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Từ Giêrikhô, Đức Giêsu đã cuốc bộ suốt quãng đường...

Thứ 4 Tuần XXXIII TN – Lc 19, 11-20 Dụ ngôn mười yến bạc

DỤ NGÔN MƯỜI YẾN BẠC Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Dụ ngôn mười yến bạc này được Đức Giêsu kể...