Thứ sáu, 22 Tháng mười một, 2024

Thứ Ba Tuần XIV Thường niên, Mt 9,32-38: Cánh “đồng lúa” chín đang cần “thợ gặt”

Thứ Ba Tuần XIV Thường niên, Mt 9,32-38

Cánh “đồng lúa” chín đang cần “thợ gặt”

Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist

Tin Mừng hôm nay thuật lại câu chuyện Chúa Giêsu trừ quỷ quỷ câm điếc. Khi quỷ bị trục xuất rồi, thì dân chúng tỏ vẻ kinh ngạc, thốt lên rằng: “Ở Israen, chưa hề thấy thế bao giờ”. Trái lại, những người Pharisêu lại tỏ ra tức tối, dèm pha, xuyên tạc phép lạ Chúa vừa làm: “Ông ấy dựa thế quỷ vương mà trừ quỷ”. Tuy nhiên, dù được ca tụng hay bị chống báng Chúa Giêsu vẫn tiếp tục thi hành sứ vụ mục tử: “đi khắp các thành thị, giảng dạy trong các hội đường, rao giảng Tin Mừng Nước Trời và chữa hêt các bệnh hoạn tật nguyền”.

Trái tim của Chúa là trái tim mục tử luôn “chạnh thương” dân chúng đang bơ vơ “vất vưởng như bầy chiên không người chăn dắt”. Và vì thế, Chúa hối thúc chúng ta cầu xin Chúa Cha ban cho có nhiều mục tử tốt lành để tiếp nối sứ vụ mục tử của Người: “Lúa chín đầy đồng, mà thợ gặt lại ít. Vậy anh em hãy xin chủ mùa gặt sai thợ ra gắt lúa về”.

Như thế, Chúa Cha là chủ ruộng lúa, cũng chính Chúa Cha cắt cử và sai thợ đi thu lúa (x. Lc 10, 21.27). Cánh đồng lúa chín vàng là hình ảnh tượng trưng cho các tâm hồn đang khao khát ơn cứu độ. Thợ gặt là mọi kitô hữu được Chúa tuyển chọn và sai đi qua Bí tích Thanh tẩy để mang ơn cứu độ của Chúa cho nhân loại, qua cuộc sống bác ái vị tha hàng ngày. Thành ra, sứ mệnh truyền giáo là của chính chúng ta tất cả các kitô hữu dù sống ơn gọi thánh hiến: linh mục, tu sĩ hay ơn gọi hôn nhân gia đình, tất cả chúng ta đều có sứ mệnh cao cả “gặt lúa về” cho Chúa. Bản chất của Hội thánh là truyền giáo: không truyền giáo, Hội thánh không còn ý nghĩa, không còn là Hội thánh của Chúa. Do đó, mọi Kitô hữu đều có bổn phận phải truyền giáo tùy theo khả năng của mình (x. Lumen gentium, số 17). Các thánh là những người đã chu toàn sứ mệnh này:

“Vào ngày 10/10/2020, Đức Hồng y Agostino Vallini, Đại diện của Đức Thánh Cha tại các đền thờ thánh Phanxicô và Đức Mẹ các Thiên Thần ở Assisi, đã chủ sự Thánh lễ phong chân phước cho vị chân phước trẻ Carlo Acutis. Trong bài giảng, Đức Hồng Y Vallini lược thuật lại những nét nổi bật trong cuộc đời vị tân chân phước Carlo Acutis và nhấn mạnh hai nét đặc biệt trong cuộc đời ngài: cầu nguyện và sứ vụ.

Chân phước Carlo Acutis có lòng yêu mến Thánh Thể và gắn bó với Thánh Thể cách đặc biệt. Chúa Giê-su là Bạn, là Thầy, là Đấng Cứu Độ và là sức mạnh cho cuộc sống của ngài và là động lực của mọi việc cậu làm. Từ đó, ngài mong muốn mãnh liệt đưa người khác đến với Chúa và ngài thực hiện điều này trên hết bằng gương mẫu cuộc sống. Carlo dùng mọi cách thức, cả cách thức hiện đại, với tài năng về tin học Chúa ban, để gặp gỡ và loan truyền các giá trị Ki-tô giáo cho người khác.

Hai cột trụ đạo đức của Carlo là lòng sùng kính Thánh Thể mà cậu gặp gỡ hàng ngày ở bàn thờ và nơi người nghèo, và lòng yêu mến Mẹ Maria. Từ khi được rước lễ lần đầu vào năm 7 tuổi, Carlo đã không bỏ Thánh lễ hàng ngày nào. Trước và sau khi tham dự Thánh lễ, Carlo đã cố gắng đứng trước Nhà Tạm để thờ phượng Chúa Giêsu, Đấng hiện diện trong Bí tích Thánh Thể. Còn Đức Mẹ là người bạn tâm giao tuyệt vời của Carlo và cậu không bao giờ bỏ lỡ cơ hội để tôn vinh Mẹ bằng cách đọc kinh Mân côi hàng ngày. Sự hiện đại và hội nhập của Carlo kết hợp hoàn hảo với đời sống Thánh Thể sâu sắc và lòng sùng kính Đức Trinh Nữ Maria. Những điều này làm cho Carlo trở thành một cậu bé đặc biệt được mọi người ngưỡng mộ và yêu mến.

Carlo thường nói rằng Lời Chúa phải là chiếc la bàn mà chúng ta không ngừng dùng để định hướng cho chính mình. Cần có những phương tiện tuyệt đối để đạt đến một đích đến cao cả như vậy: đó là các bí tích và cầu nguyện. Carlo đặt Bí tích Thánh Thể ở trung tâm cuộc đời mình, và gọi đó là “đường cao tốc của tôi đến thiên đàng”. Cậu luôn cố gắng chầu Thánh Thể và tin rằng “bằng cách đứng trước Chúa Kitô Thánh Thể, chúng ta trở nên thánh thiện”.

Carlo thường tự hỏi tại sao có rất đông người xếp hàng dài cả dặm để xem những buổi nhạc rock hay một bộ phim, nhưng không bao giờ có những hàng người như thế trước Chúa Kitô Thánh Thể. Carlo nói rằng mọi người không nhận ra điều họ đang thiếu, nếu không thì các nhà thờ đã đông chật người. Carlo lặp lại một cách say mê rằng trong Bí tích Thánh Thể – Chúa Giêsu hiện diện cùng một cách như Người đã hiện diện 2000 năm trước vào thời của các Tông đồ” (Vatican News).

Ước chi chúng ta cũng biết nỗ lực sống đức tin như Chân phước Carlo Acutis, và cùng Mẹ Têrêsa cầu nguyện: “Xin hãy cho con rao giảng về Chúa, không phải bằng lời nói nhưng bằng gương sống, với sức thu hút mạnh mẽ và sự lôi cuốn của lòng cảm thông, một sự thu hút và lôi cuốn đến từ những gì con làm, bằng chứng rõ ràng cho Tình yêu hoàn toàn đối với Chúa, Đấng hiện diện tràn đầy trong tâm hồn con”.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

“Ánh trăng” trong đan viện

“ÁNH TRĂNG” TRONG ĐAN VIỆN Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Thuở...

“Ngươi phải thờ cha kính mẹ” – Suy niệm Lời Chúa Thánh Lễ Mồng Hai Tết

“NGƯƠI PHẢI THỜ CHA KÍNH MẸ” Suy niệm Lời Chúa:...

“Yêu nhau muôn sự chẳng nề…” Suy niệm Tin mừng Chúa Giáng Sinh: Lc 2,1-14 (Lễ đêm)

“Yêu nhau muôn sự chẳng nề…” Suy niệm Tin mừng...

29-6 Lễ thánh Phêrô và thánh Phaolô, Mt 16,13-19: Hai cách làm chứng

29-6 Lễ thánh Phêrô và thánh Phaolô, Mt 16,13-19 HAI...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thứ 6 Tuần XXXIII TN, Lc 19,43-48: Thanh tẩy nhà Cha

THANH TẨY NHÀ CHA Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Vào dịp trẩy hội đền Giêrusalem mừng lễ Vượt qua hơn hai...

Thứ 5, Tuần XXXIII TN, Mt 12,46-50: Ai thuộc về gia đình Đức Giêsu

    AI THUỘC VỀ GIA ĐÌNH ĐỨC GIÊSU Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Sau những lời khiển trách các người cứng tin,...

Thứ 5 Tuần XXXIII TN, Lc 19,41-44: Chúa Giêsu than khóc thành Giêrusalem

CHÚA GIÊSU THAN KHÓC THÀNH GIÊRUSALEM Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Từ Giêrikhô, Đức Giêsu đã cuốc bộ suốt quãng đường...

Thứ 4 Tuần XXXIII TN – Lc 19, 11-20 Dụ ngôn mười yến bạc

DỤ NGÔN MƯỜI YẾN BẠC Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Dụ ngôn mười yến bạc này được Đức Giêsu kể...

Thứ 3 Tuần XXXIII TN – Lc 19, 1-10 Con Người đến tìm và cứu những gì đã mất

CON NGƯỜI ĐẾN TÌM VÀ CỨU NHỮNG GÌ ĐÃ MẤT Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Trước khi chúng ta cùng theo dõi cuộc...

Thứ 2 Tuần XXXIII TN – Lc 18, 35-43 Lạy Thầy, xin cho tôi nhìn thấy

LẠY THẦY, XIN CHO TÔI NHÌN THẤY Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Khi Đức Giêsu gần đến Giêrikhô, có một người...

Thứ Bảy Tuần XXXII Thường Niên (Lc 18,1-8) Hãy cầu nguyện luôn

Thứ Bảy Tuần XXXII Thường Niên, Lc 18,1-8 Hãy Cầu Nguyện Luôn Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Ngay từ thuở xa xưa các dân tộc...

Ngày 14/11 Cầu cho anh chị em giữ Luật thánh Biển Đức đã qua đời (Lc 23,33.39-43) “Lạy Ngài khi nào vào nước...

    Ngày 14/11 Cầu Cho Anh Chị Em Giữ Luật Thánh Biển Đức Đã Qua Đời (Lc 23,33.39-43) “Lạy Ngài khi nào vào nước Ngài xin...

Thứ 5 Tuần XXXII TN, Lc 23,33.39-43, Cầu cho các Đan sĩ giữ Luật thánh Biển Đức đã qua đời

  HÔM NAY ANH SẼ ĐƯỢC Ở VỚI TÔI TRÊN THIÊNG ĐÀNG Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Vào một buổi chiều năm...

Thứ 5 Tuần XXXII TN – Lc 17,20-25 Triều đại Thiên Chúa đang ở giữa các ông

TRIỀU ĐẠI THIÊN CHÚA ĐANG Ở GIỮA CÁC ÔNG Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Lâu lắm rồi, dân Do thái không...

Thứ 4 Tuần XXXII TN, Mừng kính các Thánh giữ Luật Thánh Biển Đức, Mt 5, 13-16 Anh em là muối và là ánh sáng

ANH EM LÀ MUỐI VÀ ÁNH SÁNG Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Đức Giêsu đặt trước mắt chúng ta mẫu người...

Thứ 3 Tuần XXXII Thường Niên –  Lc 17,7-10 Phục vụ cách khiêm tốn

    PHỤC VỤ CÁCH KHIÊM TỐN Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh. Vẫn tiếp tục chương 17, thánh sử Luca tường thuật cho...