Chủ Nhật, 8 Tháng mười hai, 2024

Thứ Bảy, Tuần XXII TN, Lc 6,1-5: Tranh luận về ngày Sa-bát

THỨ BẢY TUẦN XXII THƯỜNG NIÊN

Lu-ca 6,1-5

Tranh Luận Về Ngày Sa-bát

Cha M. Basilio Nguyễn Văn Phán, CĐTP

Hãy giữ ngày thánh của Chúa”. Điều răn thứ ba này đòi hỏi chúng ta điều gì? Ngày Sa-bát theo sách Sáng Thế 2,2 được ghị lại có nghĩa là nghỉ ngơi, hoặc Thiên Chúa hoàn tất mọi công trình sáng tạo của Ngài trong vòng sáu ngày và ngày thứ bảy Ngài nghỉ ngơi. Vì vậy, kiêng việc xác ngày Sa-bát không phải do con người đặt ra nhưng nó bắt nguồn từ chương trình sáng tạo của Thiên Chúa. Việc tuân giữ kiêng việc ngày Sa- bát đã trở thành một trong Mười Điều Răn để tưởng nhớ đến việc Thiên Chúa nghỉ ngày Sa-bát (Xh 20,8-11). Người Do Thái đã giải thích và đưa ra ba mươi chín loại công việc cấm làm trong ngày Sa-bát và một trong số đó là công việc chuẩn bị thức ăn. Thế nhưng chúng ta cùng tìm hiểu xem ý định chính của điều răn thứ ba này là gì?

Cũng trong sách Sáng thế 2,3 viết: “Thiên Chúa ban phúc lành cho ngày thứ bảy và thánh hóa ngày đó, vì ngày đó người đã nghỉ, ngưng làm mọi công việc sáng tạo của Người”. thì ra điềm mấu chốt là ở đây, ở chỗ Thiên Chúa chúc lành thánh hóa ngày thứ bảy để con người có thời gian ghi nhớ và tôn vinh lòng tốt của Chúa và sự tốt lành trong công việc sáng tạo và cứu chuộc của Ngài; có một ngày kiêng việc xác, con người đại diện cho muôn loài thọ tạo để ngợi khen Thiên Chúa. Hơn nữa ngày Sa-bát cũng được ban vì lợi ích của dân Chúa, để họ có thời gian nghỉ ngơi sau một tuần lao nhọc.

Ngày nay, chúng ta khởi đầu một tuần mới vào ngày thứ hai, không có ngày thư nhất nên ngày Chủ nhật chính là ngày Sa-bát. Và người Công giáo cũng như nhiều Ki-tô hữu khác, cũng giữ luật nghỉ ngày Chúa nhật. Hơn nữa, không chỉ chúng ta mà ngay các cơ quan, các công ty xí nghiệp cũng như mọi tầng lớp lao động cũng nghỉ làm việc xác trong ngày Chúa nhật, vì đó là điều vô cùng phù hợp với nhu cầu sinh hoạt trong đời sống của mỗi con người. Tuy nhiên, trong thực tế chúng ta vẫn thấy đâu đó các người Công Giáo vẫn làm việc ngày Chúa nhật, họ tự đưa ra cho mình nhiều lý do biện minh mặc dù không phải vì nhu cầu lương thực cấp bách. Dường như không có chủ nhà hàng nào dám đóng cửa và cho nhân viên nghỉ vào ngày Chúa nhật. Các chủ chợ và các chủ tiệm nail cũng thế. Có phải chăng họ sẽ đói nghèo nếu họ phải giữ ngày Sa-bát! Có người nói, tôi sẽ nghỉ vào ngày khác trong tuần để bù lại! Thật hợp lý nhưng không hợp luật của Thiên Chúa. Vì Kinh Thánh nói Thiên Chúa chúc lành và thánh hóa cho ngày thứ bảy (nghĩa là chúa nhật của chúng ta) chứ không nói bất kỳ ngày nào! Chúng ta đi tìm sự hợp lý mà coi chừng không hợp với đường lối của Thiên Chúa. Làm việc ngoài sự chúc lành và sự thánh hóa của Chúa chắc gì những thứ chúng ta thu lợi được trong ngày chúa nhật đã mang đến cho mình hạnh phúc.

Tuy nhiên, Tin Mừng hôm nay Chúa Giêsu đang làm trạng sư để biện hộ cho các môn đệ của Ngài, phải chăng Ngài thiên vị cho các môn đệ của mình? Thưa không, nhưng Ngài muốn cho những người Pha-ri-sêu biết và hiểu đúng tinh thần của giới răn thứ ba. Vì tinh thần của luật không phải được làm ra chỉ vì Thiên Chúa muốn mà thôi, nhưng còn vì lợi ích cho con ngươi, để con người được hạnh phúc. Mà hạnh phúc của con người là phải được thỏa mãn những nhu cầu căn bản trước đó là cơm no áo ấm. Ngài đưa ra trường hợp để cho thấy những người làm việc vì nhu cầu cấp thiết của bản thân của sự sinh tồn thì không phạm luật, đó là trường hợp của vua Đa-vít, ông đã vào đền thờ để xin ăn bánh tiến, thứ bánh mà chỉ có các tư tế mới được ăn, nhưng ông và các thuộc hạ của ông quá đói, đã nhiều ngày không có gì bỏ bụng. Và ở nơi khác trong Tin Mừng, Chúa Giêsu cũng đưa ra trường hợp các tư tế phải dâng tiến lễ trong ngày Sa-bát (chúng ta biết các tư tế của người Do Thái họ phải giết bò giết cừu mà dâng lễ rất vất vả trong ngày Sa-bát) mà không lỗi luật. Ở đây các môn đệ của Chúa đi qua cánh đồng, bứt lúa vò trong tay mà ăn tắt vì họ quá đói nên điều này cũng không kể là phạm luật.

Qua Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu cho ta thấy lề luật làm ra vì con người, là để con người được hạnh phúc. Có những người vì lòng tham, vì ham hố của cải vật chất mà phớt lờ luật Chúa, họ tìm cách biện minh cho mình với nhiều lý do nhưng họ quên mất rằng luật được làm ra vì họ, để giải phóng cho người ta khỏi sự ràng buộc bởi vật chất, nhằm nâng người ta nên đúng với nhân phẩm của một con người, và còn hơn thế nữa lên địa vị làm Con Thiên Chúa. Vì vậy họ cần dành một ngày để cảm thụ, gắn bó và tôn thờ Đấng là hạnh phúc đích thực của đời mình. Vì như Chúa Giêsu đã dạy: “Được cả thế giới mà phải thiệt mất mạng sống, thì người ta nào có lợi gì!” (Mc 8,36; Mt 16,26).

Mặt khác, đối với những trường hợp thực sự vì nhu cầu cấp thiết như lương thực hàng ngày, vì nhu cầu của mùa màng thời vụ, hay nếu không làm việc người ta sẽ phải đói, phải khổ. Nghĩa là vì đòi hỏi của đức ái, mà đức ái thì lớn hơn luật kiêng việc ngày Sa-bát. Thế nên, câu trả lời của Chúa Giêsu đã khóa miệng những người Pha-ri-sêu vì họ đã nhận ra điều đó. Thêm vào đó, nếu vì những nhu cầu của việc thờ phượng thì luật không còn buộc nữa, vì một trong những mục đích của sự kiêng việc ngày chúa nhật là để con người có giờ cảm tạ, chiêm ngắm và tôn thờ Thiên Chúa.

Lạy Chúa, xin giúp chúng con hiểu đúng tinh thần của điều răn thứ ba, để chúng con thực sự được giải phóng khỏi những cám dỗ ràng buộc của vật chất, và hân hoan cảm tạ tôn thờ Chúa, Đấng đã tạo dựng và cứu chuộc chúng con, Đấng là cùng đích và nguồn vui vĩnh cửu của tâm hồn. Vì việc tôn thờ ngợi khen Thiên Chúa không phải chúng con có khả năng thêm gì cho Chúa, nhưng cho chính lợi ích của chúng con mà thôi. Amen.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

 Thứ 3 Tuần IV PS, Ga 10, 22-30: Chiên đích thực của Chúa

 Thứ Ba Tuần IV Phục Sinh Chiên Đích Thực Của...

18 Tháng Mười Hai – Mt 1,18-24

EMMANUEL THIÊN CHÚA Ở CÙNG CHÚNG TA Lm M.Phêrô Khoa Lê...

19 Tháng Mười Hai – Lc 1,5-25

  TIN MỪNG CHO ÔNG BỐ VÀ SỨ VỤ CỦA NGƯỜI...

21 Tháng Mười Hai – Lc 1 39-46

  BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC MẸ THIÊN CHÚA VIẾNG THĂM Lm M.Phêrô...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ngày 3-12, lễ kính thánh Phanxicô Xaviê, Linh mục (Mc 16,15-20) Đi tìm vinh quang thật

Ngày 3-12, lễ kính thánh Phanxicô Xaviê, Linh mục (Mc 16,15-20) Đi Tìm Vinh Quang Thật Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Bản chất của Hội...

Kính thánh Phanxicô Xaviê, Mc 16,15-20

  KÍNH THÁNH PHANXICÔ XAVIÊ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Đôi nét tiểu sử: Thánh Phanxicô Xaviê sinh năm 1506 tại Điên Xaviê thuộc...

Thứ 7, Tuần XXXIV, Kính Thánh Anrê Tồng đồ, Mt 4, 18-22

KÍNH THÁNH ANRÊ TÔNG ĐỒ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Đôi nét về tiểu sử: Thánh Anrê quê ở Betsaida và là một...

Ngày 30.11 – Lễ kính thánh Andre Tông đồ

  HÀNH TRÌNH ƠN GỌI (Mt 4, 18-22) M. Kolbe, Phước Hiệp Lễ thánh Andre Tông đồ, là dịp để chúng ta suy niệm về tiếng gọi...

Thứ 6 Tuần XXXIV TN, Lc 21,29-33 Trời mới đất mới

TRỜI MỚI ĐẤT MỚI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Với bài diễn từ “Cánh Chung” Đức Giêsu tiên báo thành Giêrusalem...

Thứ Năm Tuần XXXIV TN – Lc 21,20-28 Giêrusalem bị tàn phá

  GIÊRUSALEM BỊ TÀN PHÁ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Để chúng ta biết được phần nào đoạn Tin Mừng của thánh...

Thứ 4 Tuần XXXIV TN – Lc 21,12-19 Vì danh Thầy anh em sẽ bị bắt nộp và ngược đãi

  VÌ DANH THẦY ANH EM SẼ BỊ BẮT NỘP VÀ NGƯỢC ĐÃI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Các môn đệ cũng như...

Thứ Bảy, Tuần XXXIII, Thường niên (Lc 20,27-38) Tôi tin có sự sống đời đời

Thứ Bảy, Tuần XXXIII, Thường niên (Lc 20,27-38) Tôi Tin Có Sự Sống Đời Đời Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúng ta đang sống trong...

Thứ 6 Tuần XXXIII TN, Lc 19,43-48: Thanh tẩy nhà Cha

THANH TẨY NHÀ CHA Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Vào dịp trẩy hội đền Giêrusalem mừng lễ Vượt qua hơn hai...

Thứ 5, Tuần XXXIII TN, Mt 12,46-50: Ai thuộc về gia đình Đức Giêsu

    AI THUỘC VỀ GIA ĐÌNH ĐỨC GIÊSU Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Sau những lời khiển trách các người cứng tin,...

Thứ 5 Tuần XXXIII TN, Lc 19,41-44: Chúa Giêsu than khóc thành Giêrusalem

CHÚA GIÊSU THAN KHÓC THÀNH GIÊRUSALEM Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Từ Giêrikhô, Đức Giêsu đã cuốc bộ suốt quãng đường...

Thứ 4 Tuần XXXIII TN – Lc 19, 11-20 Dụ ngôn mười yến bạc

DỤ NGÔN MƯỜI YẾN BẠC Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Dụ ngôn mười yến bạc này được Đức Giêsu kể...