Thứ ba, 14 Tháng Một, 2025

Thứ Hai, Tuần VI TN, Mc 8,11-13: Sao thế hệ này lại xin một dấu lạ?

THỨ HAI TUẦN VI THƯỜNG NIÊN

Mác-cô 8,11-13

Sao Thế Hệ Này Lại Xin Một Dấu Lạ?

Cha M. Basilio Nguyễn Văn Phán, CĐTP

Chuyện kể rằng: Hamburg, một người Đức, tổ chức một buổi hòa nhạc ở Luân-đôn, nghệ sĩ vi-ô-lông Fritz Kreisler rảnh được một giờ trước khi thuyền của anh ra khơi. Anh lang thang vào một cửa hàng bán nhạc cụ, chủ của cửa hàng xin phép được xem cây vĩ cầm mà Kreisler đang mang. Sau đó anh ta bỏ đi và trở về cùng với hai cảnh sát viên, một trong số họ nói với nghệ sĩ vi-ô-lông, “Bạn đang bị bắt giữ.”

Kreisler nói: “bắt tôi để làm gì?” người cảnh sát nói: “Vì bạn đang có cây đàn vi-ô-lông của Fritz Kreisler,” Nghệ sĩ trả lời: “Tôi là Fritz Kreisler.” Nhưng cảnh sát nói: “Bạn có thể đưa cây đàn cho chúng tôi. Hãy đi cùng chúng tôi đến nhà ga”.

Khi thuyền Kreisler sắp ra khơi, không còn thời gian để giải thích thêm. Kreisler yêu cầu đưa lại cây vi-ô-lông của mình và chơi một bản nhạc mà anh ta nổi tiếng. “Bây giờ các ông đã hài lòng chưa?” ông hỏi: và cảnh sát đã chấp nhận thả ông! (Trích từ: Today in the Word, 22 tháng 12, 1992).

Làm thế nào để nhận ra dấu hiệu tốt nhất? Người dân thời Chúa Giêsu mong đợi rằng sự xuất hiện của Đấng Thiên Sai sẽ được kèm theo những dấu hiệu, những điều kỳ diệu để minh chứng về sứ mệnh của Ngài. Đó là lý do tại sao những người Pha-ri-sêu trong Tin Mừng hôm nay xin một dấu lạ. Thực ra, trong tâm trí của họ đã định kiến rằng Đức Giêsu là một Mê-si-a giả tạo, bởi vì trong quá khứ đã có những người giả tạo tự xưng mình là Mê-si-a để thu hút những người theo họ. Ý định của họ là vạch trần sự giả trá nơi Đức Giêsu như các tiên tri giả trước đó, và việc đòi dấu lạ là cách lật mặt lạ, thậm chí, hy vọng làm mất hoàn toàn uy tín và khiến Ngài mất đi sự ủng hộ của đám đông.

Nhưng Đức Giêsu từ chối yêu sách của họ, nghĩa là thực hiện dấu lạ để tự chứng minh rằng Ngài là Đấng Thiên Sai. Bởi vì những phép lạ mà Ngài đã làm cho đến tận bây giờ cũng đủ chứng minh điều đó. Họ cần tiếp nhận điều họ đã thấy và đã nghe nếu họ là những người đang chân thành tìm kiếm chân lý. Nơi khác Đức Giêsu đã từng nói với những người Do Thái cứng lòng tin: “Những việc tôi làm nhân danh Cha tôi, những việc đó làm chứng cho tôi. Nhưng các ông không tin, vì các ông không thuộc về đoàn chiên của tôi.” (Ga 10,25-26).

Qua đoạn Tin Mừng hôm nay cho ta gặp lại khuôn mặt nhiêu khê của chính mình nơi những người Pha-ri-sêu. Mỗi khi gặp những điều trục trặc trong đời sống và có nhiều vấn đề khó hiểu, thậm chí vượt ra ngoài sự tính toán của mình. Ta thường cầu xin Chúa cho những dấu chỉ, những phép lạ nhằm xua tan những nghi ngờ trong tâm trí. Ta không cầu xin để có thêm lòng tin để hiểu về những gì mà Thiên Chúa đã làm trên cuộc đời mình, để cảm tạ Chúa và hiểu hơn về ý định màu nhiệm của Ngài trên cuộc đời, mà trái lại chỉ muốn Thiên Chúa phải thực thi những yêu sách nhiêu khê của ta. Nếu Ngài không thực hiện những yêu sách đó thì cho rằng Ngài không thương, không thực sự là một Thiên Chúa quyền năng, thậm chí dẫn đến mất cả niềm tin.

Tôi nhớ đến một câu chuyện khá buồn của một người đàn ông mà tôi quen biết, anh ta đã có hơn 60 năm tin Chúa và là một con chiên ngoan đạo, chưa hề bỏ lễ Chúa nhật hay sống ngoài lề luật Chúa. Con trai duy nhất của anh lại là một tu sĩ sắp khấn trọn đời trong một dòng tu. Thế nhưng biến cố ập tới, vợ anh bị bệnh nan y nhiều năm, anh cầu xin mãi mà không thấy Chúa tỏ cho dấu hiệu nào! Ánh đã khẳng định là Thiên Chúa không có thật, nên đã không đi nhà thờ cũng như không cầu nguyện nữa, đồng thời cũng đóng cửa lòng không muốn nghe bất kỳ ai nói về Chúa hoặc nhắc đến Chúa trước mặt anh nữa!

Quả thật, có những lúc trí khôn của con người không hiểu nổi những gì Chúa muốn. Ngài muốn biểu lộ chính Ngài theo những cách khác nhau, trong những tình huống khác nhau để ta có thể tin vào Ngài hơn và tín thác vào Ngài hơn. Và niềm tin này là một món quà, là ân sủng của Thiên Chúa ban, nó chỉ có thể nhận được trong sự khiêm tốn và vâng phục. Đức thánh Giáo hoàng Gio-an Phao-lô II nói: “Chúng ta không thể tự mình chiêm ngưỡng dung nhan của Chúa chỉ bằng những nỗ lực của mình, nhưng bằng cách cho phép ân sủng dẫn dắt chúng ta.” Sự phát triển và tăng trưởng đức tin của chúng ta vào Chúa Ki-tô là “kinh nghiệm của sự im lặng và cầu nguyện.” (TMA, số 30).

Và Chúa cũng muốn tôn trọng sự tự do của con người. Ngài ban cho ta đủ ánh sáng để chấp nhận sự thật một cách tự do và chỉ đủ bóng tối để từ chối sự thật nếu ta không muốn nó. Chúa không muốn ta là những con rối để bị giật giây, bị điều khiển. Ngài muốn chúng ta là con trai và con gái của Ngài. Có lý trí, ý chí, tự do và ân sủng. Ngài không làm theo yêu sách của những người Pha-ri-sêu, thực hiện những điềm thiêng dấu lạ, vì Ngài không muốn làm những điều ngoạn mục để như một chiếc dây thừng xỏ mũi mà dắt chúng ta đi như những con rối. Nhưng chúng ta hoàn toàn tự do tin tưởng và đón nhận ánh sáng từ Ngài hay vẫn tiếp tục đi trong bóng tối của thế gian.

Lạy Chúa, mỗi hơi thở, mỗi nhịp tim, mỗi giây phút chúng con sống là một điềm thiêng dấu lạ lớn lao của Chúa rồi. Xin mở mắt chúng con biết nhìn nhận tình thương của Chúa trong cuộc đời mình và biết tạ ơn Chúa không ngừng. Amen.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

 Thứ 3 Tuần IV PS, Ga 10, 22-30: Chiên đích thực của Chúa

 Thứ Ba Tuần IV Phục Sinh Chiên Đích Thực Của...

18 Tháng Mười Hai – Mt 1,18-24

EMMANUEL THIÊN CHÚA Ở CÙNG CHÚNG TA Lm M.Phêrô Khoa Lê...

19 Tháng Mười Hai – Lc 1,5-25

  TIN MỪNG CHO ÔNG BỐ VÀ SỨ VỤ CỦA NGƯỜI...

21 Tháng Mười Hai – Lc 1 39-46

  BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC MẸ THIÊN CHÚA VIẾNG THĂM Lm M.Phêrô...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thứ 3 Tuần I TN – Mc 1,21-28 Đức Giêsu giảng dạy như một Đấng có uy quyền

Đông Kỳ. PV Sau khi chịu phép rửa của ông Gioan Tẩy Giả ở sông Jordan, Đức Giêsu bắt đầu cuộc đời công khai rao...

Thứ Tư sau Lễ Hiển Linh, Mc 6,45-52: “Chính Thầy đây, đừng sợ!”

    „CHÍNH THẦY ĐÂY, ĐỪNG SỢ!“  (Mc 6,45-52) Lam Châu, Phước Lý Phải chân nhận rằng, trong cuộc đời, chúng ta sợ nhiều thứ: sợ đói, sợ cô...

Thứ 2, ngày VI Tuần BNGS, Lc 2,36-40: Nói về Chúa cho mọi người

    NÓI VỀ CHÚA CHO MỌI NGƯỜI Thứ 2, Ngày VI Tuần Bát Nhật Giáng Sinh (Lc 2,36-40) Lam Châu, Phước Lý Trong tất cả các trình thuật về...

Ngày 26/12, Thánh Têphanô Tử đạo Tiên khởi (Mt 10,17-22; Cv 6,8-10.7,54-60)

Ngày 26/12, Thánh Têphanô Tử Đạo Tiên Khởi (Mt 10,17-22; Cv 6,8-10.7,54-60) Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôn qua, chúng ta đã long trọng mừng kính...

Ngày 3-12, lễ kính thánh Phanxicô Xaviê, Linh mục (Mc 16,15-20) Đi tìm vinh quang thật

Ngày 3-12, lễ kính thánh Phanxicô Xaviê, Linh mục (Mc 16,15-20) Đi Tìm Vinh Quang Thật Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Bản chất của Hội...

Kính thánh Phanxicô Xaviê, Mc 16,15-20

  KÍNH THÁNH PHANXICÔ XAVIÊ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Đôi nét tiểu sử: Thánh Phanxicô Xaviê sinh năm 1506 tại Điên Xaviê thuộc...

Thứ 7, Tuần XXXIV, Kính Thánh Anrê Tồng đồ, Mt 4, 18-22

KÍNH THÁNH ANRÊ TÔNG ĐỒ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Đôi nét về tiểu sử: Thánh Anrê quê ở Betsaida và là một...

Ngày 30.11 – Lễ kính thánh Andre Tông đồ

  HÀNH TRÌNH ƠN GỌI (Mt 4, 18-22) M. Kolbe, Phước Hiệp Lễ thánh Andre Tông đồ, là dịp để chúng ta suy niệm về tiếng gọi...

Thứ 6 Tuần XXXIV TN, Lc 21,29-33 Trời mới đất mới

TRỜI MỚI ĐẤT MỚI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Với bài diễn từ “Cánh Chung” Đức Giêsu tiên báo thành Giêrusalem...

Thứ Năm Tuần XXXIV TN – Lc 21,20-28 Giêrusalem bị tàn phá

  GIÊRUSALEM BỊ TÀN PHÁ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Để chúng ta biết được phần nào đoạn Tin Mừng của thánh...

Thứ 4 Tuần XXXIV TN – Lc 21,12-19 Vì danh Thầy anh em sẽ bị bắt nộp và ngược đãi

  VÌ DANH THẦY ANH EM SẼ BỊ BẮT NỘP VÀ NGƯỢC ĐÃI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Các môn đệ cũng như...

Thứ Bảy, Tuần XXXIII, Thường niên (Lc 20,27-38) Tôi tin có sự sống đời đời

Thứ Bảy, Tuần XXXIII, Thường niên (Lc 20,27-38) Tôi Tin Có Sự Sống Đời Đời Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúng ta đang sống trong...