Chủ Nhật, 16 Tháng 3, 2025

Thứ Hai, Tuần XXIII TN, Lc 6,6-11: Đức Giêsu chữa người bại tay trong ngày Sa-bát

THỨ HAI TUẦN XXIII THƯỜNG NIÊN

Lu-ca 6,6-11

Đức Giêsu Chữa Người Bại Tay Trong Ngày Sa-bát

Cha M. Basilio Nguyễn Văn Phán, CĐTP

Trong cuốn sách với tựa đề, Hành vi tử tế: làm cách nào để tạo ra một cuộc cách mạng về sự tử tế, tác giả Meladee và Hanock McCarty đã đề cập đến những hành động tử tế đơn giản mà người ta có thể cho đi bằng cả trái tim của mình. Nó có thể tạo nên sự khác biệt với người khác như: (1) Nụ cười, (2) Nói lời cảm ơn, (3) Hãy trao cái ôm thật ấm áp và nói rằng “Bạn trông thật tuyệt!”, (4) chạm vào lưng hay vai lúc ai đó mệt mỏi và hỏi, Đây có phải là cách bạn muốn không?, (5) Nói lời “Chào buổi sáng tốt lành”, ngay cả khi không cần lắm, đôi khi sự quyết đoán của bạn sẽ giúp ai đó tìm thấy những phần tốt đẹp vào buổi sáng, (6) Gửi thư bất ngờ và để ý viết thư cho một người bạn cũ, (7) Thực hiện một cuộc gọi điện thoại bất ngờ. Nói cho người khác biết những suy nghĩ tốt đẹp về anh ấy hoặc cô ấy mà bạn đã có trong lòng.

Đức cha Soc Villegas trong cuốn sách ‘Love Like Jesus = Yêu Như Giêsu,’ cũng đã đề cập đến ba loại lòng tốt. (1) thực hiện một hành động tử tế trong mười giây lại mong đợi được sự trả ơn trọn đời. Chúng tôi làm một hành động của lòng tốt và chúng tôi mong được cảm ơn, được nhớ! Thế nên tâm trạng của chúng tôi sẽ cảm thấy rất tồi tệ khi không được công nhận và đánh giá cao. Đây là hình thức thấp nhất của lòng tốt. (2) khi chúng tôi thực hiện một hành động tử tế và chúng tôi không mong đợi bất cứ điều gì hồi đáp. Đó là, chúng tôi thực hiện một hành động tử tế với ai đó thực sự không thể trả lại cho mình như: cho một người lạ hoặc cho một người vô danh hay gửi quà tặng cho ai đó không cần để tên mình. Đây là một hình thức tốt bụng cao hơn bởi vì nó không tìm kiếm bất kỳ khoản hoàn trả nào. (3) làm một hành động tử tế mà người thực hiện nó bị trừng phạt vì làm điều đó, giống như những gì Chúa Giêsu đã làm trong Tin Mừng hôm nay; Ngài thực hiện một hành động tử tế đối với một người đàn ông với bàn tay khô héo trong ngày Sa-bát. Các kinh sư và người Pha-ri-sêu rất tức giận đến nỗi họ thảo luận tìm cách gây khó khăn cho sứ vụ và cuộc sống của Ngài. Vẫn biết rõ điều này nhưng Chúa Giêsu đã thực hiện vì Ngài là hiện thân của lòng tốt, hiện thân của lòng xót thương.

Trong Tin mừng hôm nay, thái độ của các kinh sư và những người Pha-ri-sêu thật tệ, là những tầng lớp lãnh đạo trong dân và cũng là những tầng lớp đại diện cho tôn giáo, cho cái đẹp, cho lòng tốt, cho chân thiện mỹ, nhưng họ lại đang làm một công việc rình rập xem Chúa Giêsu có thực hiện một việc tốt lành là chữa cho người bị bại tay không, để tìm cớ buộc tội Ngài vi phạm ngày Sa-bát. Điều này có lẽ xuất phát từ lòng ghen tị với Chúa Giêsu. Mặc dù họ cũng là những người hướng đến sự thiện, nhưng lại khó chịu khi chứng kiến Chúa Giêsu làm điều tốt lành, và tìm cách dìm hàng, hạ bệ, kết án Chúa Giêsu. Sự ghen tị và óc vị kỷ đã làm cho người ta mờ mắt, chỉ muốn tôn mình lên, do đó không còn nhận ra cái gì là chân thật và cao quý nữa. Điều này cũng dễ xảy ra nơi mỗi một người chúng ta. Khi tự cao và óc vị kỷ đã lên ngôi thì chúng ta dễ chê bai và khích bác người khác. Vạch lá tìm sâu, thích lên án và bêu diếu đối phương hơn là tìm ra những giá trị tốt lành và chân thật nơi họ.

Hành động dứt khoát của Chúa Giêsu hôm nay củng cố cho chúng ta một chân lý bất biến là: “Làm việc thiện thì không xấu hổ, trừ khi làm việc ác.” Tuy nhiên trong cuộc sống, đôi khi ta thấy có những người không biết xấu hổ khi làm việc ác và còn dùng mọi thủ đoạn đê hèn để nâng mình lên. Đó là lý do tại sao có những người đang làm điều tốt lại bị chế giễu, bị hạ bệ, trong khi những người đang làm điều ác được ca ngợi tôn vinh. Điều này làm cho chúng ta nhớ lại những lời Chúa Giêsu đã nói: “thế gian thích tôn vinh những gì thuộc về nó.” Nên chỗ đứng của sự ngay thẳng về mặt đạo đức luân lý thường được cho là thụt lùi, là tụt hậu và không được làm sáng tỏ, trong khi những sự băng hoại xấu xa lại được đánh bóng, làm cho hấp dẫn và được cho là hiện đại. Nếu không mạnh mẽ về đức tin, chúng ta sẽ bị đe dọa bởi kiểu thao túng như vậy trong xã hội ngày nay. Tuy nhiên, theo bước chân của Chúa Giêsu hôm nay, không bao giờ nhựng bộ thỏa thuận với sự dữ, nhưng thực hiện điều tốt cho dù có phải đi ngược lại với thế quyền và đám đông, cho dù có phải trả giá đắt như chính Chúa Giêsu đã phải trả bằng giá máu của mình. Và Ngài cũng nói với chúng ta; “Trong thế gian, anh em sẽ phải gian nan khốn khó. Nhưng can đảm lên! Thầy đã thắng thế gian” (Ga 16,33).

Lạy Chúa, xin dạy chúng con biết tôn trong những điều tốt lành và chân thật nơi người khác, bởi sự tốt lành chân thật đều xuất phát từ Thiên Chúa. Và giúp chúng con biết xa tránh những óc ganh tị cũng như những việc làm xấu xa nhằm hãm hại, hạ bệ tha nhân, nhưng biết đón nhận những điều tốt hiển nhiên nơi người khác. Amen.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

 Thứ 3 Tuần IV PS, Ga 10, 22-30: Chiên đích thực của Chúa

 Thứ Ba Tuần IV Phục Sinh Chiên Đích Thực Của...

18 Tháng Mười Hai – Mt 1,18-24

EMMANUEL THIÊN CHÚA Ở CÙNG CHÚNG TA Lm M.Phêrô Khoa Lê...

19 Tháng Mười Hai – Lc 1,5-25

  TIN MỪNG CHO ÔNG BỐ VÀ SỨ VỤ CỦA NGƯỜI...

21 Tháng Mười Hai – Lc 1 39-46

  BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC MẸ THIÊN CHÚA VIẾNG THĂM Lm M.Phêrô...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thứ Tư, Tuần I, Mùa chay (Gn 3,1-5.10) Cố gắng nhỏ thành công lớn

  Thứ Tư, Tuần I, Mùa chay (Giôna 3,1-5.10) Cố Gắng Nhỏ Thành Công Lớn Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta...

Thứ Ba, Tuần I, Mùa Chay (Mt 6,7-15) Kinh Lạy Cha trong cuộc sống

  Thứ Ba, Tuần I, Mùa Chay (Mt 6,7-15) Kinh Lạy Cha Trong Cuộc Sống Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Các sách Tin mừng ghi nhận Chúa Giêsu...

Thứ Hai, Tuần I MC, Mt 25,31-46: Đức ái – điều kiện để vào Nước Trời

  Thứ Hai, Tuần I, Mùa chay (Lv 19,1-2.11-18; Mt 25,31-46) Đức Ái - Điều Kiện Để Vào Nước Trời Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hàng năm, cứ...