Thứ Tư, 6 Tháng Mười Hai, 2023

Thứ Năm, Tuần I TN, Mc 1,40-45: Chữa lành người bị phong hủi

THỨ NĂM TUẦN I THƯỜNG NIÊN

Mác-cô 1,40-45

Chữa Lành Người Bị Phong Hủi

 

Tin Mừng hôm nay thuật lại chuyện người phong hủi cầu xin Chúa Giêsu nếu Ngài muốn xin chữa lành cho anh ta. Và ta thấy Chúa Giêsu rất sẵn lòng chữa lành, không phải từ xa mà bằng cách chạm vào người bệnh. Cuộc gặp gỡ của Chúa Giêsu và người phong hủi đã được kể lại trong cả ba sách phúc âm nhất lãm (Lc 5,12-16; Mt 8,1-4; Mc 1,40-45). Theo Kinh thánh Cựu Ước, trong sách Lê-vi chương 13 mô tả về bệnh phong hủi, trong đó bao trùm một loạt các bệnh ngoài da và không phải là bệnh phong như chúng ta thấy ngày nay. Thời đó, bệnh phong hủi được xem như là sự ô uế tột cùng, bệnh nhân buộc phải cách ly khỏi cộng đồng để khỏi lây nhiễm cho người khác. Vì thế, bất cứ khi nào đi ra ngoài, người bệnh phải gõ mõ hoặc lắc chuông và miệng kêu to ‘ô uế, ô uế’ để mọi người có thể tránh xa họ. Đây là cách luật pháp lúc đó đã quy định. Và việc xác định người mắc bệnh phong hủi hay đã được khỏi thì chỉ có các tư tế chứng nhận, cho phép họ hòa nhập lại với cộng đồng sau một nghi lễ thanh tẩy chứ không phải các bác sĩ. Tuy nhiên, trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu không ngại chạm vào người bị phong hủi để chữa lành cho anh ta. Sau khi chữa lành, mặc dù Chúa Giêsu vượt trên lề luật, nhưng Ngài không mâu thuẫn với lề luật. Thay vào đó, Ngài ra lệnh cho người được chữa lành tuân thủ luật pháp bằng cách đi trình diện với một vị tư tế để được hòa nhập lại cộng đồng.

Từ đoạn Tin Mừng này, Chúa Giêsu dạy chúng ta hai điều:

  1. Yêu thương từ xa xa thì không đủ: Bởi vì tình yêu đòi hỏi sự gần gũi. Không có chuyện yêu khơi khơi, gần cũng tốt và xa cũng được! Sự chữa lành đòi hỏi ta phải chạm vào, kết nối tiếp xúc tinh thần và thể lý. Những người làm việc giúp đỡ các bệnh nhân phát hiện ra rằng có loại khả năng chữa bệnh và phục hồi thực sự thông qua sự tiếp xúc của vật lý giữa con người với nhau. Bởi vì ta có thể gửi một thông điệp về sự trấn an và ở lại với nhau để xua tan cảm giác bị bỏ rơi, bị từ chối. Chưa kể đến ngày nay người ta phát hiện ra ở mỗi con người có một trường năng lượng có thể chuyển thông cho người khác. Nếu ở gần người có năng lượng tích cực đầy yêu thương thì người xung quanh cũng cảm thấy vui khỏe và an bình hơn.

Chúa Giêsu cho chúng ta thấy rằng tình yêu của Ngài không còn một khoảng cách nào nữa. Ngài đến gần người phong hủi, chạm vào anh ta và nói: “Tôi muốn, anh hãy được sạch!” Vì đối với Ngài, yêu thương từ xa là không đủ. Ngài cũng thể hiện tình yêu của Ngài bằng cách trở thành người như chúng ta để được ở gần và sống giữa mọi người. Qua đây giúp ta xét lại thái độ của mình khi tiếp xúc với những người bệnh tật về tâm thần và thể lý, đôi khi ta đứng từ xa xa vì sợ lây nhiễm, hay sợ mang tiếng xấu mà không dám dấn thân đến để chữa lành thể xác cũng như tâm hồn những người cần đến, cần ta mang Chúa đến cho họ. Là người môn đệ, nhưng ta còn xa vời với đường lối và hành động của Thầy Giêsu lắm! Vì tình yêu của ta chưa đủ lớn để xóa đi những khoảng cách.

  1. Niềm tin và sự can đảm của người phong hủi. anh ta không tỏ ra đáng thương để được Chúa Giêsu thể hiện lòng thương hại và lòng trắc ẩn. Nhưng là những hành động táo bạo của mình, việc xuất hiện đến gần đám đông của anh ta có thể sẽ bị ném đá đến chết theo luật định. Nhưng anh đã đến chặn đường Chúa Giêsu và xin chữa lành. Trong đời sống, đôi lúc có những nỗi đau dằn vặt trong im lặng, nhưng ta lại không muốn chia sẻ nó với những người sẵn sàng có khả năng gánh đỡ và cảm thông với mình, vì sợ, vì đánh mất lòng tin vào người khác, hay quá tự cao cho mình là đủ để rồi chấp nhận chìm đắm trong những vấn đề bế tắc của mình. Đôi khi có những điều xem ra hài hước, nhưng có những người thích ở trong căn bệnh phong hủi của tâm hồn để thoải mái lăn lộn với bùn nhơ, với bụi rậm mà không muốn đến với các Tư tế của Chúa để được sạch, để được công bố là trong sạch. Và người phong hủi hôm nay cho ta thấy rằng, không đủ và đúng để giữ im lặng khi ta ôm ấp nỗi đau khổ cho riêng mình. Người phong hủi là một người có nhu cầu và anh ta không bằng lòng chỉ chịu đựng một cách lặng lẽ. Anh ta đã kêu lên với Chúa trong lời cầu nguyện rằng: “Nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi sạch!

Lạy Chúa, xin dạy chúng con biết học yêu thương như Chúa, yêu thương từ xa xa thì không đủ. Xin giúp chúng con sự can đảm như người phong cùi trong Tin Mừng hôm nay. Biết đến với Chúa cũng như với những thừa tác viên của Chúa, để được chữa lành mỗi khi cần thiết trong sự tín thác và cậy trông. Amen.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

 Thứ 3 Tuần IV PS, Ga 10, 22-30: Chiên đích thực của Chúa

 Thứ Ba Tuần IV Phục Sinh Chiên Đích Thực Của...

Bánh Trường Sinh

THỨ TƯ TUẦN III MÙA PHỤC SINH Gio-an 6,35-40 Bánh Trường...

Bình an trong tâm hồn

BÌNH AN TRONG TÂM HỒN Một tu sĩ rất đau...

Đan Viện Xitô TM Phước Thiên Mừng Hồng Ân Thánh Hiến Đan tu ngày 31-12-2022

HỒNG ÂN THÁNH HIẾN ĐAN TU Ngày 31-12-2022 https://www.flickr.com/photos/194987287@N04/52601604573/in/album-72177720304903591/ Trong tâm tình...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thứ 4 Tuần I Mùa Vọng – Mt 15, 29-37

Thứ 4 Tuần I Mùa Vọng - Mt 15, 29-37 ĐỨC GIÊSU ĐẤNG CỨU NHÂN ĐỘ THẾ Cha M.Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Sau...

Thứ 3 Tuần I Mùa Vọng – Lc 10, 21-24

Thứ 3 Tuần I Mùa Vọng - Lc 10, 21-24 TRONG NIỀM VUI THÁNH THẦN ĐỨC GIÊSU TÁN TẠ CHÚA CHA Cha M. Phêrô Khoa Lê...

Thứ 7, Tuần 33, Thường niên: Lc 20,27-38 – Tôi tin có sự sống đời đời

Thứ 7, Tuần 33, Thường niên: Lc 20,27-38 Tôi Tin Có Sự Sống Đời Đời Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúng ta đang sống trong tháng...

Thứ Sáu, Tuần XXXI TN, Lc 16,1-13: Người khôn ngoan

NGƯỜI KHÔN NGOAN (Lc 16,1-13) Tâm Thuận Thiên, PS       Bài Tin mừng hôm nay thánh Luca tường thuật lại cho chúng ta biết dụ...

Thứ Tư, Tuần XXXI TN, A, Lc 14,25-33: Yêu Chúa hay yêu người

YÊU CHÚA HAY YÊU NGƯỜI (Lc 14,25-33) M. Michael Hội, Phước Lý Trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu đưa ra một số tiêu chuẩn và...

Suy niệm lễ 3 cầu hồn: Được tạo dựng để yêu thương

Thánh lễ Cầu Hồn 3 Ngày 02.11.2023 ĐƯỢC TẠO DỰNG ĐỂ YÊU THƯƠNG 2Mc 12,43-45; Kh 21,1-5a.6b-7; Ga 11,17-27   Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt Cứ mỗi lần...

Chẳng lẽ Chúa cũng “xin” “cho”? Thứ 5, Tuần 27, Thường niên: Lc 11,5-13

Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay là những lời đầy an ủi cho chúng ta, vì chính Chúa Giêsu nói với chúng...

Nguyện Danh Cha cả sáng – Thứ Tư, Tuần 27, Thường niên, Lc 11,1-13

Nguyện Danh Cha Cả Sáng Thứ Tư, Tuần 27, Thường niên; Lc 11,1-13 Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Có một kitô hữu kia mong muốn sống...

Phục vụ Chúa hay phục vụ tôi? Thứ Ba, Tuần 27 Thường niên, Lc 10,38-42

Phục Vụ Chúa Hay Phục Vụ Tôi? Thứ Ba, Tuần 27 Thường niên; Lc 10,38-42 Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay cho biết Chúa...

Yêu là đón nhận hay từ chối? Thứ Hai, Tuần 27 Thường niên, Lc 10, 25-37

YÊU LÀ ĐÓN NHẬN HAY TỪ CHỐI ? Thứ Hai, Tuần 27 Thường niên; Lc 10, 25-37 Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin mừng hôm nay,...

Thứ Bảy, Tuần XXV TN, Lc 9,43-45: Đức Giêsu tiên báo buộc thương khó lần thứ hai

THỨ BẢY TUẦN XXV THƯỜNG NIÊN Lu-ca 9,43-45 Đức Giêsu Tiên Báo Cuộc Thương Khó Lần Thứ Hai  Cha M. Basilio Nguyễn Văn Phán, CĐTP Trong Tin Mừng...

Thứ Năm, Tuần XXV TN, Lc 9,7-9: Vua Hê-rô-đê và Đức Giêsu

THỨ NĂM TUẦN XXV THƯỜNG NIÊN Lu-ca 9,7-9 Vua Hê-rô-đê Và Đức Giêsu Cha M. Basilio Nguyễn Văn Phán, CĐTP Bản văn Tin Mừng hôm nay là một...