Thứ bảy, 7 Tháng mười hai, 2024

Thứ Sáu, ngày 31/12, Ga 1,1-18: Ngôi Lời

31THÁNG 12

Gio-an 1,1-18

Ngôi Lời

Cha M. Basilio Nguyễn Văn Phán, CĐTP

Ngôi Lời đã đến và ở cùng chúng ta (31.12 – Ngày thứ Bảy trong tuần Bát  Nhật) – HUYNH ĐOÀN GIÁO DÂN ĐA MINH

Hôm nay là ngày cuối cùng của năm dương lịch và chuẩn bị bước sang một năm mới, người ta gởi những thiệp cho nhau với những lời chúc tốt đẹp nhất, hạnh phúc nhất cho những người thân quen của mình. Người ta chúc nhau những may mắn và hạnh phúc hơn năm cũ, làm ăn phát đạt và có nhiều quý nhân phù trợ… nói chung là những gì ước nguyện tốt đẹp nhất có thể. Bên cạnh đó là những cuộc giải trí thâu đêm của những dịp nghỉ tết, người đi du lịch, kẻ đi xem hội xem bắn pháo hoa, người thì đi cầu may cầu lộc…

Phụng vụ của Giáo Hội muốn cho con cái Ngài nhìn thấy một tương lai, sự may mắn đích thực, niềm vui hạnh phúc đích thực và những lời chúc cũng như những khát vọng có thể thành hiện thực, bằng cách mời gọi nhìn vào Chúa Giêsu Hài Đồng, Ngôi Lời, Sự sống và Ánh sáng và trình bày với Ngài niềm vui và hy vọng, đau buồn và thống khổ của chúng ta.

Trước hết, Chúa Giêsu là Ngôi Lời. Thánh Gio-an trình bày về Chúa Giêsu theo lối văn triết lý của người Hy Lạp, đang ảnh hưởng rất lớn trong thời đại của Ngài, và đã giới thiệu cho ta rằng: tự khởi thủy, Chúa Giêsu là Ngôi Lời: “Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời. Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa, Ngôi Lời là Thiên Chúa”. Thánh Gio-an chỉ ra rằng Chúa Giêsu không phải là một phần của thế giới nhưng hiện hữu với Thiên Chúa từ muôn đời ngay cả trước khi tạo ra thời gian. Ngài luôn là Thiên Chúa. Trước đó người ta thường nghĩ về Thiên Chúa như một vị thần rất nghiêm khắc, báo thù và Chúa Giêsu đã đến để thay đổi tâm trạng và thái độ của con người có về Thiên Chúa; từ một Thiên Chúa hay nổi giận thành một Thiên Chúa của tình yêu. Điều này là do Cựu Ước thường trình bày cho chúng ta một Thiên Chúa giận dữ và hủy diệt. Đó là kiến thức của con người bị giới hạn về Thiên Chúa chứ không phải Ngài đã thay đổi. Người ta chỉ có thể nắm bắt và hiểu bản chất của Thiên Chúa rất ít, mà lại bị chi phối bởi trí khôn hạn hẹp của phàm nhân. Chỉ đến khi Chúa Giêsu đến, mới mạc khải cho ta thấy đầy đủ và trọn vẹn những gì về Thiên Chúa, Đấng thường hằng bất biến, Đấng là Tình yêu vĩnh cửu.

Thứ hai, Chúa Giêsu là Sự sống. Ngài đến trong thế gian để ban cho chúng ta sự sống. Cuộc sống mà Ngài mang lấy cách thấp hèn. Cuộc sống này thấp đến mức người ta khó nhận ra rằng Chúa đã đến thế gian cách âm thầm, chỉ có một vài người chăn cừu và ba nhà đạo sĩ tìm đến thăm. Phải chăng Chúa không có cách nào khác? Không phải thế, nhưng Ngài đã chọn cách đơn sơ nghèo hèn và khiêm hạ để làm cho kẻ mạnh thế, quyền lực phải xấu hổ hơn là hình ảnh một đứa trẻ nghèo hèn đáng tội nghiệp! Theo cách này, Chúa Kitô cho thấy bản chất con người là cao quý, cần được giải thoát khỏi cảnh nô lệ của tội lỗi và những thứ phù phiếm của thế gian. Đó là điều quan trọng hơn bất kỳ thứ quyền lực, giầu sang, sa hoa nào ở trần thế.

Thứ ba, Chúa Giêsu là Ánh sáng. Giáng Sinh là thời điểm của ánh sáng. Chúa Kitô là ánh sáng đã xé tan màn đêm u mê của con người trần thế, để mạc khải cho ta biết giá trị cao quý vĩ đại mà Ngài muốn đem đến cho con người, đó là kêu gọi con người tham gia vào đời sống Thần Linh của Thiên Chúa. Ngài đã nhập thể để chúng ta có thể lên thiên đàng. Một ơn huệ vô cùng cao cả đến độ nhiều người đã không thể lĩnh hội được điều này và chính người dân của Ngài đã không chấp nhận Ngài. Nhưng với những người đã chấp nhận Ngài, Tin vào Ngài thì Ngài cho họ quyền trở nên con Thiên Chúa, (c.12). Thánh A-tha-na-si-ô, trong tác phẩm De Incarnatione (Nhập Thể) 54,3 viết: “Con Thiên Chúa trở thành con người, để chúng ta có thể trở thành Thiên Chúa”. Thánh Tô-ma A-qui-nô trong Opusculum 57,1-4 viết: “Người Con duy nhất của Thiên Chúa, muốn chia sẻ cho chúng ta thiên tính của Ngài, nên Ngài đã mang lấy bản tính của chúng ta, để làm cho chúng ta, có thể tham gia vào con người thần linh của Thiên Chúa”.

Và quả thật, đây không chỉ là ánh sáng thông thường mà Chúa Giêsu Kitô là luồng sáng đã soi sáng, làm sáng bừng cuộc sống và dẫn đường cho con người hướng về Nước Trời. Thế nên, khởi đầu một năm mới không phải là cầu may, hay mong vận may sẽ đến từ những lời chúc bởi những ước mong của trần thế, mà nó sẽ hiện thực một kết quả vĩnh cửu, một hạnh phúc viên mãn trong Chúa Giêsu, Ngôi Lời, Sự sống và Ánh sáng. Ta có thể đến để đón Ngài mỗi ngày để có thể có chung xác tín như Thánh Gio-an là; “Từ nguồn sung mãn của Người, tất cả chúng ta đã lãnh nhận hết ơn này đến ơn khác” (Ga 1,16). Và ơn cao trọng nhất để ta có thể đánh đổi tất cả đó là Đấng là Vĩnh Cửu đã mang lấy thân xác hữu hạn của con người để cho chúng ta được tham dự vào đời sống vĩnh cửu của Ngài. Vì thế hãy đến và dâng cho Chúa thời gian của năm để nhận lấy thời gian của vĩnh cửu, của bất tử trong phẩm giá người Con Yêu của Ngài.

Lạy Chúa Giêsu, xin giúp con biết vâng giữ Lời Chúa, đi trong ánh sáng Thần Linh của Ngài để đạt đến sự sống trong Ngài. Amen.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

 Thứ 3 Tuần IV PS, Ga 10, 22-30: Chiên đích thực của Chúa

 Thứ Ba Tuần IV Phục Sinh Chiên Đích Thực Của...

18 Tháng Mười Hai – Mt 1,18-24

EMMANUEL THIÊN CHÚA Ở CÙNG CHÚNG TA Lm M.Phêrô Khoa Lê...

19 Tháng Mười Hai – Lc 1,5-25

  TIN MỪNG CHO ÔNG BỐ VÀ SỨ VỤ CỦA NGƯỜI...

21 Tháng Mười Hai – Lc 1 39-46

  BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC MẸ THIÊN CHÚA VIẾNG THĂM Lm M.Phêrô...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ngày 3-12, lễ kính thánh Phanxicô Xaviê, Linh mục (Mc 16,15-20) Đi tìm vinh quang thật

Ngày 3-12, lễ kính thánh Phanxicô Xaviê, Linh mục (Mc 16,15-20) Đi Tìm Vinh Quang Thật Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Bản chất của Hội...

Kính thánh Phanxicô Xaviê, Mc 16,15-20

  KÍNH THÁNH PHANXICÔ XAVIÊ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Đôi nét tiểu sử: Thánh Phanxicô Xaviê sinh năm 1506 tại Điên Xaviê thuộc...

Thứ 7, Tuần XXXIV, Kính Thánh Anrê Tồng đồ, Mt 4, 18-22

KÍNH THÁNH ANRÊ TÔNG ĐỒ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Đôi nét về tiểu sử: Thánh Anrê quê ở Betsaida và là một...

Ngày 30.11 – Lễ kính thánh Andre Tông đồ

  HÀNH TRÌNH ƠN GỌI (Mt 4, 18-22) M. Kolbe, Phước Hiệp Lễ thánh Andre Tông đồ, là dịp để chúng ta suy niệm về tiếng gọi...

Thứ 6 Tuần XXXIV TN, Lc 21,29-33 Trời mới đất mới

TRỜI MỚI ĐẤT MỚI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Với bài diễn từ “Cánh Chung” Đức Giêsu tiên báo thành Giêrusalem...

Thứ Năm Tuần XXXIV TN – Lc 21,20-28 Giêrusalem bị tàn phá

  GIÊRUSALEM BỊ TÀN PHÁ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Để chúng ta biết được phần nào đoạn Tin Mừng của thánh...

Thứ 4 Tuần XXXIV TN – Lc 21,12-19 Vì danh Thầy anh em sẽ bị bắt nộp và ngược đãi

  VÌ DANH THẦY ANH EM SẼ BỊ BẮT NỘP VÀ NGƯỢC ĐÃI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Các môn đệ cũng như...

Thứ Bảy, Tuần XXXIII, Thường niên (Lc 20,27-38) Tôi tin có sự sống đời đời

Thứ Bảy, Tuần XXXIII, Thường niên (Lc 20,27-38) Tôi Tin Có Sự Sống Đời Đời Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúng ta đang sống trong...

Thứ 6 Tuần XXXIII TN, Lc 19,43-48: Thanh tẩy nhà Cha

THANH TẨY NHÀ CHA Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Vào dịp trẩy hội đền Giêrusalem mừng lễ Vượt qua hơn hai...

Thứ 5, Tuần XXXIII TN, Mt 12,46-50: Ai thuộc về gia đình Đức Giêsu

    AI THUỘC VỀ GIA ĐÌNH ĐỨC GIÊSU Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Sau những lời khiển trách các người cứng tin,...

Thứ 5 Tuần XXXIII TN, Lc 19,41-44: Chúa Giêsu than khóc thành Giêrusalem

CHÚA GIÊSU THAN KHÓC THÀNH GIÊRUSALEM Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Từ Giêrikhô, Đức Giêsu đã cuốc bộ suốt quãng đường...

Thứ 4 Tuần XXXIII TN – Lc 19, 11-20 Dụ ngôn mười yến bạc

DỤ NGÔN MƯỜI YẾN BẠC Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Dụ ngôn mười yến bạc này được Đức Giêsu kể...