Thứ năm, 26 Tháng mười hai, 2024

Thứ Sáu, Tuần IV Phục Sinh, Ga 14, 1-6: Đường Tình Giêsu

Thứ Sáu, Tuần IV Phục Sinh

Đường Tình Giêsu

(Ga 14, 1-6)

M. Bartholomeo, CĐ Phước Thiên

Con Đường Giêsu đối với nhân loại mãi mãi là con đường đẹp, vì đó là “con đường tình yêu”. Yêu cho đến chết để mang lại sự sống, niềm vui, và hy vọng cho con người. Đức Giêsu đã đến với nhân loại bằng con đường tình yêu – con đường hai chiều: hạ mình xuống để sống với và đưa con người lên cùng Thiên Chúa. Ngài cũng mong ước các môn đệ của Ngài và mọi người Kitô hữu hãy cùng Chúa bước đi mỗi ngày trên con “đường tình” đó. Vậy, “đường tình hai chiều” mà Chúa Giêsu đã đi là con đường như thế nào?  

  1. Con đường đi xuống với con người

Là Con Thiên Chúa, Đức Giêsu chấp nhận đi vào thế gian và sống như con người: “Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta” (Ga 1,14). Là Thiên Chúa, Đức Giêsu đã trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, hạ mình, bằng lòng chịu chết để cứu chuộc nhân loại (x. Pl 2,6-8). Dù biết rằng con người tội lỗi và yếu đuối, nhưng Đức Giêsu đã chấp nhận đi xuống tận cùng của sự hèn yếu và tội lỗi đó. Ngài chấp nhận sự thiếu thốn và bất toàn, chấp nhận sự giới hạn và hay thay đổi của con người. Ngài đi xuống để cảm thông và chia sẻ. Nhờ đó, sự yếu đuối không làm mất đi giá trị nơi một con người, nhưng giúp con người nhận ra giá trị lớn lao hơn khi được gọi Thiên Chúa là “Apba” (x. Rm 8,15). Như vậy, Ngài đã đi xuống để nâng con người lên trở thành con cái Thiên Chúa.

  1. Con đường đưa con người lên với Chúa Cha

Chỉ có Chúa Giêsu mới là con đường đích thật dẫn đưa chúng ta đến với Chúa Cha. Vì Ngài ở với Thiên Chúa và trở về cùng Thiên Chúa. Ngài đã nói: “Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống. Không ai có thể đến với Chúa Cha mà không qua Thầy” (Ga 14,6). Thánh Augustino quả quyết rằng sau khi biết được con đường, ta cần phải biết mục đích nữa, và mục đích mà chúng ta đang nhắm tới chính là Chúa Cha. Vì thế, hãy để Đức Giêsu hướng dẫn chúng ta tới nguồn sự sống đích thật là Chúa Cha. Khi bước đi trên “con đường tình yêu” này, Đức Giêsu đã trải qua bao thăng trầm, Ngài bị hiểu lầm, vu khống, chống đối và loại trừ. Nhưng Ngài luôn sống sự thật, dám nói lên tiếng nói của người nghèo, bênh vực và nâng đỡ những người thấp cổ bé miệng. Qua đó, Ngài cũng dạy chúng ta về tinh thần trách nhiệm và dám sống đúng với sự thật. Đỉnh cao của “con đường tình yêu” của Chúa Giêsu chính là chấp nhận đi vào mầu nhiệm Tử Nạn và Phục Sinh để đem lại niềm tin và hy vọng cho con người. Do đó, Ngài đã được Thiên Chúa siêu tôn (x. Pl 2,9). Vậy, những ai bước đi trên “con đường tình yêu” này cũng nhận được sự sống mới và cùng với Ngài tiếp tục bước đi tới đích điểm là Chúa Cha.

  1. Sống sứ điệp Tin Mừng bằng con đường tình yêu

Là người Kitô hữu, chúng ta cũng được mời gọi đi vào cuộc sống của từng người trong mọi hoàn cảnh để nâng đỡ yêu thương và cảm thông, để bao dung và trân trọng mọi người. Bước đi trên “con đường Giêsu” sẽ có khó khăn, có chông gai thử thách, nhưng sẽ mang lại bình an và hạnh phúc cho chính mình và tha nhân. Lời mời gọi đó trở nên thiết thực hơn trong những năm vừa qua, khi chúng ta phải đối diện với đại dịch Covid-19. Thật khó để đi vào và đi trên con đường tình này. Chúng ta không đủ can đảm để đến với con người trên mọi nẻo đường, mọi lối đi khác vì sợ lây nhiễm, sợ phải cách ly, sợ cái chết đơn côi… Nhưng những ai bước đi trên con đường tình yêu của Đức Giêsu ắt sẽ tìm được niềm vui và hạnh phúc thật. Sự dấn thân quên mình vì người khác là chứng nhân đích thực cho tình yêu Giêsu.

Lạy chúa, Chúa đã chọn con đường tình yêu để đến với con người và đưa con người về với Chúa Cha. Xin cho chúng con có được tình yêu nhưng không để dám đi xuống với Chúa, dám sống như Chúa, dám xả thân, quên mình vì tha nhân và dám đi vào “con đường tình Giêsu” trong mọi hoàn cảnh của từng người để hiểu, để cảm thông và nâng đỡ họ. Đồng thời, cũng mang tình yêu và niềm hy vọng của Chúa Giêsu xuống trên mọi người, để rồi một ngày nào đó Chúa cũng dẫn đưa tất cả chúng con lên cùng với Chúa Cha.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

 Thứ 3 Tuần IV PS, Ga 10, 22-30: Chiên đích thực của Chúa

 Thứ Ba Tuần IV Phục Sinh Chiên Đích Thực Của...

18 Tháng Mười Hai – Mt 1,18-24

EMMANUEL THIÊN CHÚA Ở CÙNG CHÚNG TA Lm M.Phêrô Khoa Lê...

19 Tháng Mười Hai – Lc 1,5-25

  TIN MỪNG CHO ÔNG BỐ VÀ SỨ VỤ CỦA NGƯỜI...

21 Tháng Mười Hai – Lc 1 39-46

  BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC MẸ THIÊN CHÚA VIẾNG THĂM Lm M.Phêrô...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ngày 26/12, Thánh Têphanô Tử Đạo Tiên Khởi (Mt 10,17-22; Cv 6,8-10.7,54-60)

Ngày 26/12, Thánh Têphanô Tử Đạo Tiên Khởi (Mt 10,17-22; Cv 6,8-10.7,54-60) Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôn qua, chúng ta đã long trọng mừng kính...

Ngày 3-12, lễ kính thánh Phanxicô Xaviê, Linh mục (Mc 16,15-20) Đi tìm vinh quang thật

Ngày 3-12, lễ kính thánh Phanxicô Xaviê, Linh mục (Mc 16,15-20) Đi Tìm Vinh Quang Thật Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Bản chất của Hội...

Kính thánh Phanxicô Xaviê, Mc 16,15-20

  KÍNH THÁNH PHANXICÔ XAVIÊ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Đôi nét tiểu sử: Thánh Phanxicô Xaviê sinh năm 1506 tại Điên Xaviê thuộc...

Thứ 7, Tuần XXXIV, Kính Thánh Anrê Tồng đồ, Mt 4, 18-22

KÍNH THÁNH ANRÊ TÔNG ĐỒ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Đôi nét về tiểu sử: Thánh Anrê quê ở Betsaida và là một...

Ngày 30.11 – Lễ kính thánh Andre Tông đồ

  HÀNH TRÌNH ƠN GỌI (Mt 4, 18-22) M. Kolbe, Phước Hiệp Lễ thánh Andre Tông đồ, là dịp để chúng ta suy niệm về tiếng gọi...

Thứ 6 Tuần XXXIV TN, Lc 21,29-33 Trời mới đất mới

TRỜI MỚI ĐẤT MỚI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Với bài diễn từ “Cánh Chung” Đức Giêsu tiên báo thành Giêrusalem...

Thứ Năm Tuần XXXIV TN – Lc 21,20-28 Giêrusalem bị tàn phá

  GIÊRUSALEM BỊ TÀN PHÁ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Để chúng ta biết được phần nào đoạn Tin Mừng của thánh...

Thứ 4 Tuần XXXIV TN – Lc 21,12-19 Vì danh Thầy anh em sẽ bị bắt nộp và ngược đãi

  VÌ DANH THẦY ANH EM SẼ BỊ BẮT NỘP VÀ NGƯỢC ĐÃI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Các môn đệ cũng như...

Thứ Bảy, Tuần XXXIII, Thường niên (Lc 20,27-38) Tôi tin có sự sống đời đời

Thứ Bảy, Tuần XXXIII, Thường niên (Lc 20,27-38) Tôi Tin Có Sự Sống Đời Đời Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúng ta đang sống trong...

Thứ 6 Tuần XXXIII TN, Lc 19,43-48: Thanh tẩy nhà Cha

THANH TẨY NHÀ CHA Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Vào dịp trẩy hội đền Giêrusalem mừng lễ Vượt qua hơn hai...

Thứ 5, Tuần XXXIII TN, Mt 12,46-50: Ai thuộc về gia đình Đức Giêsu

    AI THUỘC VỀ GIA ĐÌNH ĐỨC GIÊSU Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Sau những lời khiển trách các người cứng tin,...

Thứ 5 Tuần XXXIII TN, Lc 19,41-44: Chúa Giêsu than khóc thành Giêrusalem

CHÚA GIÊSU THAN KHÓC THÀNH GIÊRUSALEM Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Từ Giêrikhô, Đức Giêsu đã cuốc bộ suốt quãng đường...