THỨ SÁU TUẦN XXV THƯỜNG NIÊN
Lu-ca 9,18-22
Lời Tuyên Xưng Của Phê-rô
Cha M. Basilio Nguyễn Văn Phán, CĐTP
“Đức Giêsu đã cầu nguyện một mình. Các môn đệ cũng ở đó với Người”
Tin Mừng thường mô tả về Đức Giêsu dậy sớm vào buổi sáng hoặc dành cả đêm để cầu nguyện. Hôm nay Ngài cầu nguyện một mình nhưng có các môn đệ cũng ở đó với Ngài. Từ góc nhìn của Tin Mừng cho ta thấy rằng:
1. Mặc dù Đức Giêsu có nhiều việc phải làm, nhưng Ngài đã tìm cho mình một thời gian để ở riêng lẻ với Chúa Cha và với các môn đệ của Ngài.
2. Khi Đức Giêsu ở một mình, Ngài đang cầu nguyện. Đây là bài học thật tuyệt vời cho chúng ta để cải thiện sự cô độc của mình bằng sự tận tâm, rằng: khi chúng ta ở một mình, chúng ta có thể không cô đơn vì Thiên Chúa Cha ở cùng chúng ta.
3. Có những lúc Đức Giêsu chỉ cầu nguyện một mình, các môn đệ của Ngài đã ở với Ngài, để cùng với Ngài cầu nguyện; Vì vậy, đây là một lời cầu nguyện gia đình. Phụ huynh nên cầu nguyện với con cái, chủ nhà với người hầu, giáo viên và gia sư với học sinh của họ.
4. Chúa Ki-tô đã cầu nguyện với các môn đệ trước khi Ngài kiểm tra họ. Rằng họ có thể được soi dẫn và khuyến khích trả lời câu hỏi của Ngài về “Dân chúng nói Thầy là ai?’ và “Anh em bảo Thầy là ai?”, bởi những lời cầu nguyện của Ngài vừa dành cho họ.
Nhưng đoạn Tin Mừng này không cho chúng ta biết rằng các môn đệ đang cầu nguyện cùng với Đức Giêsu. Nhưng các ông đang cùng ở đó khi Đức Giêsu đang cầu nguyện. Chúng ta hãy giả sử rằng họ đã cầu nguyện cùng nhau. Nhưng ai cần cầu nguyện nhiều hơn? Đức Giêsu hay chúng ta, những người hiểu rất ít về Thiên Chúa. Có nhiều khi chúng ta sống tự phụ, buông lơi, không thấy nhu cầu cầu nguyện, hoặc nghĩ rằng chúng tôi không cần cầu nguyện. Nếu trong bản chất con người của Đức Giêsu cảm thấy cần phải cầu nguyện, thì việc cầu nguyện cần thiết với chúng ta biết là chừng nào.
Liên quan đến vấn đề này, Carlo Carretto, một nhà văn ẩn sĩ và một nhà tâm linh nổi tiếng, đã có một lời chứng, trong bức thư gửi chị gái mình, ông nói:
Chị thấy em đã làm rất nhiều công việc cho Giáo Hội. Em ở đây vì Giáo Hội. Em đã chỉ suy gẫm về Giáo Hội, mối bận tâm duy nhất của em. Em đã chạy đua và ôm ấp như một nhà truyền giáo tận tâm nhất. Tại một điểm nhất định em nhận ra rằng những gì Giáo hội thiếu không phải là công việc, hoạt động, xây dựng các dự án để hoán cải các linh hồn. Điều còn thiếu hoặc ít nhất là khan hiếm, là yếu tố cầu nguyện, chiêm niệm, tự hiến, thân mật với Thiên Chúa, lòng trung thành với Chúa Thánh Thần và niềm tin rằng Ngài là Đấng xây dựng thực sự của Giáo hội: nói một cách nào đó, yếu tố siêu nhiên. Hãy để em nói rõ: mọi người cần phải hành động trong Giáo hội nhưng chúng ta phải rất cẩn thận rằng hành động của chúng ta không làm mờ đi yếu tố cầu nguyện là yếu tố tinh tế hơn và quan trọng hơn nhiều (Letters to Dolcidia 1954-1983), được trích dẫn bởi 365 Days with the Lord 2007)
Cầu nguyện, như chúng ta đều biết, là một cuộc trò chuyện với Thiên Chúa. Vì vậy, chúng ta không có bất kỳ lý do nào để không cầu nguyện. Vì nếu không cầu nguyện, chúng ta sẽ bỏ lỡ sự phong phú của lời cầu nguyện giữa Ba Ngôi Vị Thiên Chúa của Chúa Ba Ngôi.
Cuối cùng chúng ta cũng nhìn lại những gì giáo lý Giáo Hội Công Giáo trong số 2601 nói: “Khi thấy Đức Giêsu cầu nguyện, môn đệ của Ngài cũng muốn cầu nguyện. Bằng cách chiêm ngưỡng và nghe Chúa Con, chủ cầu nguyện, chúng ta học cách cầu nguyện với Chúa Cha.”
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con biết chiêm ngưỡng Chúa trong cầu nguyện, trong sự kết hợp với Chúa Cha, để chúng con biết luôn xem cầu nguyện chính là hơi thở của lình hồn, để chúng con luôn biết gặp gỡ và tâm sự với Chúa trong mọi lúc mọi nơi qua cầu nguyện. Amen.