Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

THUỘC VỀ CHÚA – TUẦN XXXI-thứ Năm – VP Duyên Thập Tự

TN-216-TUẦN XXXI-thứ Năm

THUỘC VỀ CHÚA
(Rm 14,7-12 / Lc 15,1-10)

VP Duyên Thập Tự Lê Văn Đoàn

Tin mừng theo thánh Lu-ca được coi như Tin Mừng của lòng thương xót. Đó là lòng thương xót của Thiên Chúa mà con người cần phải học nơi Người để đối xử với đồng loại. Ba dụ ngôn về lòng thương xót của Thiên Chúa, riêng trong Tin Mừng theo thánh Lu-ca trong chương 15 – dụ ngôn con chiên bị mất – dụ ngôn quan tiền bị đánh mất – dụ ngôn người cha nhân hậu -, diễn tả nét độc đáo này.
Cả ba dụ ngôn đều đưa đến kết luận về niềm vui ở trên trời vì một người tội lỗi ăn năn sám hối. Đó là niềm vui của một ông kia đã tìm lại được con chiên đi lạc, đó là niềm vui người phụ nữ nọ tìm được đồng bạc bị mất, đó là niềm vui của người cha đó gặp lại đức con hoang đàng trở về. Lòng thương xót của Thiên Chúa được đề cập trong ba dụ ngôn trên, được diễn tả qua các hành động đi tìm, vác lên vai, và tha thứ không nhắc đến lỗi lầm quá khứ. Niềm vui đó không chỉ riêng tư và được san sẻ với bao nhiêu người khác.
Nhưng tại sao Chúa Giê-su lại kể ba dụ ngôn này? Ngay trước khi kể ba dụ ngôn, thánh sử Lu-ca đã nêu lên một ghi nhận quan trọng: “Các người thu thuế và các người tội lỗi đều lui tới với Đức Giê-su để nghe Người giảng. Thấy vậy, những người Pha-ri-siêu và các kinh sư bèn xầm xì với nhau: “Ông này đón tiếp phường tội lỗi và ăn uống với chúng”. Đức Giê-su mới kể cho họ dụ ngôn này…” (Lc 15,1-3).
Trong trích đoạn Tin Mừng hôm nay, chương 15 từ câu 1 đến 10, chúng ta được nghe hai dụ ngôn: dụ ngôn con chiên lạc được tìm thấy và đồng tiền quan được tìm thấy. Bài học được rút ra từ các dụ ngôn này đã rõ ràng, vì chính Chúa đã nói đến vào mỗi phần cuối của dụ ngôn. Hôm nay, nghe lại hai dụ ngôn trên, tôi nhận ra một điểm cũng quan trọng, đó là con chiên và đồng tiền quan là thuộc sở hữu của người đã bị mất. Áp dụng cho chúng ta, tôi nhận ra rằng mỗi chúng ta “THUỘC VỀ CHÚA”. Và đó cũng là điều thánh Phao-lô nhấn mạnh trong bài đọc một, trích thư Rô-ma chương 14,7-12.

1. CHÚA YÊU THƯƠNG NHỮNG GÌ THUỘC VỀ CHÚA
Trong hai dụ ngôn, chúng ta biết rằng con chiên trong đàn một trăm con, một đồng tiền quan trong số mười đồng, là tài sản của ông kia hay bà nọ, nghĩa là những người này có những thứ đó làm sở hữu. Một con chiên bị lạc mất nơi đồng cỏ, một đồng tiền quan bị rơi mất ở trong căn nhà, không phải là những thứ bỏ đi hay của trời rơi xuống. Họ kiếm được chúng với bao nhiêu vất vả, mồ hôi và nước mắt. Chính vì thế họ trân quí. Con chiên và đồng tiền quan đã ở trong tay họ, trong sự chăm sóc và giữ gìn, nên chúng trở nên thân thiết. Họ và chúng trở nên gần gũi mà vắng bóng nhau là nỗi nhớ nhung. Nơi đây, chúng ta không nói đến sự tham lam, tích cóp và đi tìm chỉ vì tiếc của. Không phải vậy! Vì khi sử dụng các dụ ngôn này, Chúa Giê-su muốn nói đến tương giao giữa Chúa và con người. Con người như là con chiên trong đàn chiên của Chúa, con người như đồng bạc trong tài sản của Chúa – dù có bị mất – Chúa vẫn kiếm tìm để con người luôn thuộc về Chúa.
Là Ki-tô hữu, chúng ta được thuộc về Chúa. Ki-tô hữu là gì, nếu không phải là những con người thuộc về Chúa. Chúng ta – mỗi chúng ta – là tài sản của Chúa. Tài sản, nghĩa là do công lao vất vả. Chúa Giê-su rất vất vả, hy sinh mạng sống, đổ máu đào, để cứu chuộc chúng ta, nghĩa là để làm cho chúng ta thuộc sở hữu của Người. Nếu Chúa kiếm tìm chúng ta, như mục tử kiếm tìm con chiên lạc, là để đưa con chiên đó, mỗi chúng ta, trở về đàn chiên của Chúa. Nếu Chúa đi tìm đồng quan rơi mất, là để đồng quan đó sẽ được Chúa sử dụng cho công cuộc của Chúa vì lợi ích tha nhân. Chúng ta thuộc về Chúa, và Chúa không muốn để một ai phải hư mất. Có thể bị lạc, nhưng rồi Người kiếm tìm, để khỏi hư mất mãi mãi. Chính Chúa khẳng định: “Tất cả những người Chúa Cha ban cho tôi đều sẽ đến với tôi, và ai đến với tôi, tôi sẽ không loại ra ngoài… tôi sẽ không để mất một ai” (Ga 6,37.38). “Chiên của tôi thì nghe tiếng tôi… Tôi ban cho chúng sự sống đời đời; không bao giờ chúng phải diệt vong và không ai cướp được chúng khỏi tay tôi. Cha tôi, Đấng đã ban chúng cho tôi, thì lớn hơn tất cả, và không ai cướp được chúng khỏi tay Chúa Cha”(Ga 10,27-29).
Nếu chúng ta, là Ki-tô hữu – nghĩa là thuộc về Chúa, mà Chúa đã làm mọi sự để chúng ta thuộc về Chúa và đoàn chiên của Người, thì chúng ta cũng hiểu được thao thức của Chúa và cách thức hành động của Chúa, để những anh chị em khác – bị mất như con chiên đi lạc, bị đánh mất như đồng tiền quan bị rơi – cũng được thuộc về Chúa. “Tôi còn có những chiên khác không thuộc ràn này. Tôi cũng phải đưa chúng về. Chúng sẽ nghe tiếng tôi. Và sẽ chỉ có một đoàn chiên và một mục tử” (Ga 10,16). Vậy, chúng ta hãy học cách thức của lòng thương xót của người kia đi tìm con chiên lạc, như bà kia quyét kỹ mọi ngóc ngách căn nhà để tìm đồng quan tiên mất, – nghĩa là của Chúa – để đưa anh chị em xa lạc được thuộc về Chúa. Và đó là một trong những niềm vui lớn nhất của chúng ta, của những Ki-tô hữu nhiệt thành với công cuộc rao giảng Tin Mừng của Lòng Chúa Thương Xót. Chúng ta mong ước cho mình và cho mọi người được thuộc về Chúa, vì thuộc về Chúa là niềm hạnh phúc lớn nhất, bao gồm mọi hạnh phúc.

2. CHÚNG TA HÃY SỐNG CHO CHÚA
Đối diện với Chúa và hưởng nếm lòng thương xót của Người, chúng ta cần phải sống thế nào đây để mãi mãi thuộc về Chúa? Thánh Phao-lô, trong trích đoạn thư Rô-ma, đã nói lên điều quan trọng đó: “Thưa anh em, không ai sống cho chính mình, cũng như không ai chết cho chính mình. Chúng ta có sống là sống cho Chúa, mà có chết cũng là chết cho Chúa. Vậy, dù sống, dù chết, chúng ta vẫn thuộc về Chúa”.
Chúng ta vừa mừng lễ Các Thánh Nam Nữ, các ngài là những người đã sống đã chết cho Chúa, và suốt hành trinh dương thế, các ngài thuộc về Chúa. Giờ đây, các ngài thuộc về Chúa mãi mãi, đến muôn đời. Thiên Đàng là gì nếu không phải là nơi hay đúng hơn là tình trạng “thuộc về Thiên Chúa” mãi mãi, vĩnh hằng. Chúng ta cũng đang tưởng nhớ đến các tin hữu đã qua đời, và tất cả những người quá cố, để cầu nguyện cho họ được thuộc trọn về Chúa. Thời gian thah luyện là thời gian để sự thuộc về Chúa nên trọn vẹn. Tội lỗi làm cho sứt mẻ, làm cho đổ vỡ, nhưng chính lòng Chúa thương xót sẽ lại hàn gắn và thành toàn tất cả.
Còn chúng ta, với tư cách là Ki-tô hữu, chúng ta phải luôn định hướng cuộc đời trong ánh nhìn “THUỘC VỀ CHÚA”. Thuộc về không chỉ là một khái niệm mà thật là một căn tính ống đời Ki-tô hữu. Trong cụ thể, những tư tưởng, hành động, ngôn từ của chúng ta phải được thực hiện trong và vì Chúa Giê-su Ki-tô. “Anh em có làm gì, nói gì,thì hãy làm hãy nói nhân danh Chúa Giê-su và nhờ Người mà cảm tạ Thiên Chúa Cha” (Cl 3,17). Và để đạt đến điều mà thánh Phao-lô đã sống: “Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Ki-tô sống trong tôi” (Gl 2,20).
Thuộc về Chúa, nghĩa là luôn luôn đừng về phái Chúa, và đứng về phía Chúa là đi theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần. Chúng ta thuộc về Chúa là chúng ta sống và hành động với tư cách là môn đệ Chúa, theo tinh thần của Chúa chứ không phải tinh thần thế gian.
Thuộc về Chúa là hoạt động cho Nước Chúa để mọi người được thuộc về Chúa, về đoàn chiên của Chúa. Nếu chúng ta yêu mến Chúa, chúng ta sẽ nhiệt tâm cho công cuộc của Chúa, vì người của Chúa làm công việc của Chúa, mà công cuộc của Chúa là cứu độ hết mọi người. Mỗi người, với đặc sủng của mình và ơn gọi đặc thù, hãy sống sự thuộc về trong cụ thể đời sống và trong những phương thức truyền giáo khác nhau.
Lời Chúa hôm nay, qua hai dụ ngôn về Lòng Chúa Thương Xót, mở cho chúng ta nhìn rõ hơn về chính bản thân và hoạt động của chính mình. Bản thân chúng ta là tài sản của Chúa, là giá trị, đến nỗi Chúa không thể ở yên mà không miệt mài kiếm tìm khi chúng ta lạc mất, đi xa. Đồng thời chúng ta cũng hiểu được lòng thương xót của Chúa, Đấng muốn cho mọi người được cứu độ và nhận biết chân lý, để mỗi chúng ta, sau khi cảm nghiệm lòng thương xót của Chúa, cũng biết hành động xót thương. Chúng ta hãy mơ ước và cầu xin cho mọi người trên trần gian này, được “THUỘC VỀ CHÚA”.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ngày 26-7, thánh Gioakim và thánh Anna, song thân Đức Maria, Mt 13,16-17: Mối phúc được thấy được nghe

Ngày 26-7, Thánh Gioakim và Thánh Anna, song thân Đức Maria, Mt 13,16-17 Mối phúc được thấy được nghe Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm...

Ngày 25-7, thánh Giacôbê Tông đồ, Mt 20,20-28: Chọn chỗ nhất trong nước Chúa

Ngày 25-7, Thánh Giacôbê Tông đồ, Mt 20,20-28 Chọn chỗ nhất trong nước Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Đoạn Tin mừng hôm nay có liên hệ...

Ngày 22-7, Lễ kính thánh Maria Magdalena, Ga 20,1-2.11-18: Tôi đi tìm Đấng tôi yêu

Ngày 22-7, Lễ kính thánh Maria Magdalena, Ga 20,1-2.11-18 Tôi đi tìm Đấng tôi yêu Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Ngày 3/6/2022 Đức thánh cha Phanxicô đã...

Thứ Năm Tuần XV Thường niên, Mt 11,28-30: Hãy đến cùng tôi, hãy học với tôi

Thứ Năm Tuần XV Thường niên, Mt 11,28-30 Hãy đến cùng tôi, hãy học với tôi Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm nay gợi lên...

Thứ Bảy Tuần XIV Thường niên, Is 6,1-8 (năm chẵn): Ơn gọi của Isaia và ơn gọi của mỗi chúng ta

Thứ Bảy Tuần XIV Thường niên, Is 6,1-8 (năm chẵn) Ơn gọi của Isaia và ơn gọi của mỗi chúng ta   Lasan Ngô Văn Vỹ,...

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23 Kitô hữu khôn như rắn và đơn sơ như bồ câu

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23 Kitô hữu khôn như rắn và đơn sơ như bồ câu Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúa Giêsu ví...

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23; Hs 14,2-10 (năm chẵn) Cậy dựa nơi Thiên Chúa

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23; Hs 14,2-10 (năm chẵn) Cậy dựa nơi Thiên Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Trong bài trích sách ngôn...

Thứ Năm Tuần XIV Thường niên, Mt 10, 7-15: Được cho không phải cho không

Thứ Năm Tuần XIV Thường niên, Mt 10, 7-15 Được cho không phải cho không Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu sai...

Thứ Tư Tuần XIV, Thường niên, Mt 10,1-7 Thi hành sứ vụ Chúa trao

Thứ Tư Tuần XIV, Thường niên, Mt 10,1-7 Thi hành sứ vụ Chúa trao Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay, tường thuật việc...

Thứ Ba Tuần XIV Thường niên, Mt 9,32-38: Cánh “đồng lúa” chín đang cần “thợ gặt”

Thứ Ba Tuần XIV Thường niên, Mt 9,32-38 Cánh “đồng lúa” chín đang cần “thợ gặt” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm nay thuật lại...

Thứ Hai Tuần XIV Thường niên, Mt 9,18-26: Chạm vào Chúa

Thứ Hai Tuần XIV Thường niên, Mt 9,18-26 Chạm vào Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay thuật lại hai phép lạ của lòng...

Thứ Bảy Tuần XIII Thường niên, Mt 9,14-17: Tâm thế mới trong Nước Thiên Chúa

Thứ Bảy Tuần XIII Thường niên, Mt 9,14-17 Tâm thế mới trong Nước Thiên Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Người ta ăn chay với nhiều mục...