Thứ sáu, 3 Tháng Một, 2025

TIẾNG NÓI TỪ TRÁI TIM – Suy niệm Thứ Bảy, Tuần XI TN – Vp. Duyên Thập Tự

TN-077-TUẦN XI-thứ Bảy

TIẾNG NÓI TỪ TRÁI TIM

(2Cr 12,1-10 / Mt 6,24-34)

VP Duyên Thập Tự Lê Văn Đoàn

Trong giao tế hằng ngày, chúng ta nói rất nhiều. Rất nhiều tiếng nói với những cung giọng diễn tả những tình cảm và cảm xúc. Nếu có những lời nói xã giao chỉ cốt làm đẹp lòng người đối thoại, thì cũng có những tiếng nói phát xuất từ trái tim giúp người lắng nghe biết định hướng cuộc sống. Những tiếng nói từ trái tim rất thật, vì nó có điểm khởi hành từ một con tim chân thật. Cũng có thể có những tiếng nói giả dối vì phát xuất từ trái tim gian dối. Trái tim gian dối là không ngay chính, lệch lạc và như thế là không chứa đựng sự thật. Không chứa đựng sự thật thì tiếng nói cũng không thật.

Hôm nay chúng ta dừng lại nơi tiếng nói từ trái tim chân thật. Trái tim chân thật thì tiếng nói cũng chân thật để hướng tới một cuộc sống có giá trị thật. Tiếng nói hôm nay chúng ta nghe để suy niệm, cầu nguyện và sống, đó là tiếng nói của Chúa Giêsu và của thánh Phao-lô, mà hai bài đọc Kinh Thánh giúp chúng ta đi sâu vào nội dung tiếng nói của các Ngài. Tiếng nói của các Ngài rất ảnh hướng đến chọn lựa hướng đi và thực hành cụ thể của cuộc sống chúng ta.

 1. CHỌN PHỤNG SỰ THIÊN CHÚA

Chúng ta tiếp tục suy niệm về Bài Giảng Trên Núi trong Tin Mừng theo thánh Mát-thêu. Trong trích đoạn hôm nay, chương 6 từ câu 24 đến 34, Chúa Giêsu đề cập đến hai vấn đề quan trọng, đó là phải phụng sự một Thiên Chúa mà thôi, và phụng sự Vị Thiên Chúa đó bằng cách ưu tiên tìm kiếm Vương quốc và sự công chính của Người. Hai vấn đề trên, theo thiển ý của tôi, không tách biệt nhau, nhưng liên kết với nhau một cách rất cụ thể trong đời sống ki-tô hữu như là một định hướng tác động trên hành vi.

Chúa Giêsu nói với các môn đệ: “Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi Tiền Của được”. Tại sao không có thể cùng một lúc có hai “Vị Chúa Đỡ Đầu” để bảo đảm cuộc sống hơn? Biết bao người đang đi trên con đường này, khi trong nhà họ có nhiều bàn thờ dành riêng cho từng Vị Chúa, trong tâm họ có nhiều Chủ, và tiếng họ khấn hứa với nhiều Vị Thần. Có những người tự xưng mình là vô thần, những vẫn dâng cúng vị thần để may ra cuộc sống được vị thần đó “độ”. Phải chăng hành động như thế là chọn lựa đúng đắn, là phụng sự thành tâm, hay là một thứ cầu lợi bản thân, và biến Thần Thánh thành một thứ thiết bị cung ứng nhu cầu. Đó thật sự là phụng sự bản thân chứ không phải phụng sự Thiên Chúa.

Chính vì thế, Chúa Giêsu nói với các môn đệ – là chúng ta ngày nay – phải có sự chọn lựa dứt khoát chỉ phụng sự MỘT MÌNH THIÊN CHÚA. Nếu những thứ khác là “chúa” của mình – như Của Cải -, thì Thiên Chúa đã bị đẩy ra ngoài cuộc sống. Chúa đã nói đến nguyên lý loại trừ: “ghét chủ này mà yêu chủ kia; gắn bó với chủ này mà khinh dễ chủ nọ”. Không thể có cùng tình yêu, dành cùng trái tim cho hai chủ được. Hôm qua chúng ta đã nói đến “hết lòng gắn bó” và hôm nay Chúa Giêsu đòi hỏi chúng ta phải chọn lựa phụng sự Thiên Chúa. Khi nói điều này, Chúa không nói như một đòi hỏi của giới luật mà thôi, mà là vấn đề của con tim: thật sự yêu mến hay không, thật sự phụng sự hay không. Đây chính là tiếng nói tự trái tim Chúa Giêsu, vì chọn lựa này quyết định hướng đi và ý nghĩa cuộc đời của người môn đệ Chúa. Tiếng nói từ trái tim của Chúa rất thật, vì nó giúp xây dựng một “cuộc sống thật” với một “tình yêu thật”. Như vậy, nếu đã chọn Thiên Chúa để yêu mến và phụng sự, thì đâu là cách thức xứng hợp trong cụ thể cuộc sống?

Chúa Giêsu khuyên đừng lo lắng cho mạng sống với cái ăn, cái mặc; và Chúa nêu lên hình ảnh của những chú chim, của những cánh hoa đồng nội với khẳng định Cha Trên Trời nuôi chúng, trang điểm cho chúng, mà chúng đâu có gieo trồng và dệt may. Như vậy, phụng sự Thiên Chúa là tin vào tình yêu quan phòng của Người. Phụng sự Thiên Chúa là tin vào Thiên Chúa. Tin ở đây, không chỉ là tin có Thiên Chúa, mà là tin vào Thiên Chúa, là tín thác vào Thiên Chúa, là tin yêu Thiên Chúa. Đây là cách thức cần thiết nhất để phụng sự Thiên Chúa. Chúng ta tự hỏi lòng mình xem chúng ta có thực sự phụng sự Thiên Chúa gần gũi hay một Thiên Chúa xa cách, xa lạ. Mấy ngày vừa qua, chúng ta nhấn mạnh đến Thiên Chúa là Cha chúng ta mà.

Cái ăn, cái mặc là đối tượng của mọi người trong cuộc nhân sinh. Mọi người đi tìm kiếm chúng. Nhưng đó không phải là điều duy nhất và là ưu tiên của người môn đệ Chúa. Chúa nói: “Tất cả những thứ đó, dân ngoại vẫn kiếm tìm”. Người môn đệ của Chúa cũng tìm những thứ đó, nhưng cần những thứ khác hơn; và những thứ đó là “đặc sản” của họ. Đó là “Nước” và “Sự Công Chính” của Thiên Chúa. Nước hay Vương Quốc Thiên Chúa, đó là nơi Thiên Chúa ngự trị. Chúng ta vẫn xin Nước Cha trị đến. Đó là không gian tình yêu của Thiên Chúa. Chúng ta vẫn nói vương quốc tình yêu của Thiên Chúa. Tìm kiếm nơi hiện diện của Thiên Chúa, như hai môn đệ kia đã hỏi Chúa Giê-su: “Thưa Thầy, Thầy ở đâu?” (Ga 1,38). Đâu là nơi hiện diện của Thiên Chúa? Tình yêu. Chúng ta vẫn hát: đâu có tình yêu thương, ở đấy có Đức Chúa Trời. Hãy tìm nơi của tình yêu Thiên Chúa. Sự công chính là chính bản chất của Thiên Chúa: Thiên Chúa là Đấng Công Chính, là sự công chính. Đó là tìm kiếm chính Thiên Chúa. Nơi Thiên Chúa hiện diện và chính Thiên Chúa, là ưu tiên của người môn đệ Chúa Kitô.

Khi nói lên những điều trên làm định hướng và hành động của người môn đệ, Chúa Giêsu đã nói lên tiếng nói của con tim Chúa, vì chính Chúa chọn lựa và sống điều này. Tất cả cuộc sống của Chúa là hướng về Chúa Cha và chu toàn mọi việc Chúa Cha uỷ thác. Chúa nói điều Chúa sống, và vì thế tiếng nói từ trái tim Chúa là chân thật. Chúng ta hãy tin và thực hiện điều Chúa nói.

 2. ĐỂ SỨC MẠNH CỦA CHÚA Ở LẠI MÃI TRONG TÔI

Chúng ta tiếp tục suy niệm về một vài nội dung trong thư thứ hai của thánh Phao-lô gửi giáo đoàn Cô-rin-tô; và hôm nay là ngày cuối cùng chúng ta có dịp tiếp cận với bức thư này trong phụng vụ. Trong trích đoạn hôm nay – tiếp nối trích đoạn hôm qua -, thánh Phao-lô đang biện minh cho mình.

Hôm qua ngài nói lên ngài đã hy sinh thế nào cho việc phục vụ Đức Ki-tô và những trăn trở đối với các giáo đoàn. Trong trích đoạn hôm nay, ngài nêu lên chính kinh nghiệm “thần bí” của mình khi được nhắc lên tầng trời thứ ba và “đã được nghe những lời khôn tả mà loài người không được phép nói lại”. Ngài nói thật về những trải nghiệm thiêng liêng mà không phải ai cũng có thể được. Đây là tiếng nói từ trái tim ngài. Nhưng ngài không dừng lại nơi đó, nơi thế mạnh của bản thân mình, ngài nêu lên ngay sau đó một trải nghiệm đớn đau về “một cái dằm đâm vào thân xác”.

Chúng ta không biết “cái dằm” này là điều gì. Nhưng rõ ràng nó làm cho ngài rất đau khổ, như chính ngài tâm sự: “Đã ba lần tôi tôi xin Chúa cho thoát khỏi nỗi khổ này”. Không biết là nỗi khổ nào. Chắc chắn không phải là nỗi đau trong thân xác. Hôm qua chúng ta nghe ngài nói đến bao nhiêu gian truân thử thách, thân xác bị đánh, đói khát trần truồng, tù tội… Ngài không nao núng. Vậy, đây chắc chắn là một nỗi khổ tâm sâu xa và lớn lắm, đến nỗi đã phải ba lần cầu xin Chúa giải thoát. Ngài nói thật. Tiếng nói từ con tim đau khổ của ngài. Nhưng ngài không dừng nơi đó, mà ngài nhắc lại chính lời Chúa nói với ngài: “Ơn của Thầy đủ cho anh, vì sức mạnh của Thầy được biểu lộ trọn vẹn trong sự yếu đuối”. Chúa đã không chữa lành, nhổ đi cái dằm, mà ban ơn để sống chung với nó. Đây là tiếng nói từ trái tim Chúa. Chúa muốn ban ơn để tiếp tục chịu đựng. Như vậy, khi Chúa ban ơn để chịu đựng, để sống chung với vấn đề, là Chúa đã chữa lành; và sự chữa lành này còn giá trị hơn cất đi vấn đề. Đối với người môn đệ Chúa, sống với vấn đề nhờ ơn Chúa là tốt nhất. Còn mệnh đề thứ hai, thật khó hiểu. Sức mạnh của Chúa biểu lộ trọn vẹn trong sự yếu đuối, nghĩa là yếu đuối của thánh Phao-lô. Nơi đây chúng ta thấy chỗ đứng và giá trị của sự yếu đuối, đó là cơ hội, là nơi Chúa biểu lộ sức mạnh của Người. Và đây là một trong những đặc tính của người môn đệ: yếu đuối bản thân và sức mạnh của Chúa. Vấn đề là làm sao liên kết với nhau. Thánh Phao-lô đã liên kết bằng một chọn lựa: “Thế nên tôi rất vui mừng và tự hào về những yếu đuối của tôi, để sức mạnh của Đức Ki-tô ở mãi trong tôi”. Và một cách cụ thể: “Vì vậy, tôi cảm thấy vui sướng khi mình yếu đuối, khi bị sỉ nhục, hoạn nạn, bắt bớ, ngặt nghèo vì Đức Ki-tô”. Những lời nói của thánh Phao-lô cho chúng ta hiểu được động lực nào, tình yêu nào, thánh nhân đã dành cho Chúa và đâu là ý nghĩa của những khổ đau, gian truân, mà hôm qua chúng ta nghe ngài nói đến. Đây là tiếng nói từ trái tim thánh Phao-lô. Tiếng nói từ trái tim về niềm vui sướng khi bản thân yếu đuối. Tiếng nói từ trái tim về sức mạnh và yếu đuối song hành ra sao: “Vì khi tôi yếu, chính là lúc tôi mạnh”.

Chúng ta tin những lời của thánh Phao-lô là thật, vì nó phát xuất từ chính đời sống của ngài, một đời “hết lòng gắn bó” với Chúa Ki-tô và công cuộc của Chúa. Tiếng nói thật vì từ một cuộc sống thật. Cuộc đời của thánh Phao-lô chỉ chọn phụng sự Thiên Chúa và ưu tiên cùng ưu tư về Nước của Thiên Chúa và sự Công Chính của Thiên Chúa. Đó là tiếng nói từ trái tim trọn vẹn cho Thiên Chúa, trái tim đã được Thiên Chúa chiếm đoạt hoàn toàn.

 3. TIẾNG NÓI CỦA TÔI?

Chúng ta vẫn tuyên xưng, trong kinh tin kính, tôi tin kính một Thiên Chúa, vẫn tôn kính Chúa Ki-tô là Chúa, là Đấng Cứu Độ. Chúng ta mang danh xưng là ki-tô hữu, là người có Đạo. Có Đạo là có Chúa, vì Chúa là Đạo/là Đường. Nhưng tiếng nói của chúng ta chỉ thật khi phát xuất từ một cuộc “sống đạo” thật, chứ không chỉ dừng lại nơi danh xưng. Mong ước tiếng của chúng ta, của mỗi người trong chúng ta phát xuất từ trái tim chân thật, chứ đừng chỉ trên môi miệng. Đó là trái tim chỉ tìm kiếm Thiên Chúa trên hết, yêu kính Thiên Chúa trên hết và phụng thờ Thiên Chúa trên hết. Đó là để ơn Chúa hoạt động qua sự yếu đuối bản thân, để chỉ có Chúa là trên hết. Ước gì tiếng “chỉ” – tức là duy nhất – và “trên hết”, là tiếng nói của chúng ta, “TIẾNG NÓI TỪ TRÁI TIM”.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thứ 2, ngày VI Tuần BNGS, Lc 2,36-40: Nói về Chúa cho mọi người

    NÓI VỀ CHÚA CHO MỌI NGƯỜI Thứ 2, Ngày VI Tuần Bát Nhật Giáng Sinh (Lc 2,36-40) Lam Châu, Phước Lý Trong tất cả các trình thuật về...

Ngày 26/12, Thánh Têphanô Tử đạo Tiên khởi (Mt 10,17-22; Cv 6,8-10.7,54-60)

Ngày 26/12, Thánh Têphanô Tử Đạo Tiên Khởi (Mt 10,17-22; Cv 6,8-10.7,54-60) Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôn qua, chúng ta đã long trọng mừng kính...

Ngày 3-12, lễ kính thánh Phanxicô Xaviê, Linh mục (Mc 16,15-20) Đi tìm vinh quang thật

Ngày 3-12, lễ kính thánh Phanxicô Xaviê, Linh mục (Mc 16,15-20) Đi Tìm Vinh Quang Thật Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Bản chất của Hội...

Kính thánh Phanxicô Xaviê, Mc 16,15-20

  KÍNH THÁNH PHANXICÔ XAVIÊ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Đôi nét tiểu sử: Thánh Phanxicô Xaviê sinh năm 1506 tại Điên Xaviê thuộc...

Thứ 7, Tuần XXXIV, Kính Thánh Anrê Tồng đồ, Mt 4, 18-22

KÍNH THÁNH ANRÊ TÔNG ĐỒ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Đôi nét về tiểu sử: Thánh Anrê quê ở Betsaida và là một...

Ngày 30.11 – Lễ kính thánh Andre Tông đồ

  HÀNH TRÌNH ƠN GỌI (Mt 4, 18-22) M. Kolbe, Phước Hiệp Lễ thánh Andre Tông đồ, là dịp để chúng ta suy niệm về tiếng gọi...

Thứ 6 Tuần XXXIV TN, Lc 21,29-33 Trời mới đất mới

TRỜI MỚI ĐẤT MỚI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Với bài diễn từ “Cánh Chung” Đức Giêsu tiên báo thành Giêrusalem...

Thứ Năm Tuần XXXIV TN – Lc 21,20-28 Giêrusalem bị tàn phá

  GIÊRUSALEM BỊ TÀN PHÁ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Để chúng ta biết được phần nào đoạn Tin Mừng của thánh...

Thứ 4 Tuần XXXIV TN – Lc 21,12-19 Vì danh Thầy anh em sẽ bị bắt nộp và ngược đãi

  VÌ DANH THẦY ANH EM SẼ BỊ BẮT NỘP VÀ NGƯỢC ĐÃI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Các môn đệ cũng như...

Thứ Bảy, Tuần XXXIII, Thường niên (Lc 20,27-38) Tôi tin có sự sống đời đời

Thứ Bảy, Tuần XXXIII, Thường niên (Lc 20,27-38) Tôi Tin Có Sự Sống Đời Đời Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúng ta đang sống trong...

Thứ 6 Tuần XXXIII TN, Lc 19,43-48: Thanh tẩy nhà Cha

THANH TẨY NHÀ CHA Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Vào dịp trẩy hội đền Giêrusalem mừng lễ Vượt qua hơn hai...

Thứ 5, Tuần XXXIII TN, Mt 12,46-50: Ai thuộc về gia đình Đức Giêsu

    AI THUỘC VỀ GIA ĐÌNH ĐỨC GIÊSU Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Sau những lời khiển trách các người cứng tin,...