Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

TÔNG ĐỒ CỦA NIỀM HY VỌNG – THỨ BẢY TUẦN I MV – VP DUYÊN THẬP TỰ LÊ VĂN ĐOÀN

MV-07-TUẦN I-thứ bảy

TÔNG ĐỒ CỦA NIỀM HY VỌNG

(Mt 9,35-10,1.6-8)

VP Duyên Thập Tự Lê Văn Đoàn 

Hôm nay ngày cuối tuần thứ nhất Mùa vọng; trong tuần này, những suy niệm Lời Chúa xoay quanh niềm hy vọng. Lời Chúa hôm nay, một lần nữa, lại gợi cho tôi ý tưởng về hy vọng. Trong trích đoạn Tin Mừng theo thánh Mát-thêu chương 9 từ câu 35 đến chương 10 câu 1 và từ câu 6 đến 8, Chúa Giê-su sai mười hai môn đệ đến với các con chiên lạc nhà Ít-ra-en để loan báo Tin Mừng. Họ được sai đi như những “TÔNG ĐỒ CỦA NIỀM HY VỌNG”.

Nhưng câu hỏi được đặt ra là: đâu là những đặc điểm của người tông đồ của niềm hy vọng? Những tính chất đó phải chăng là phản ánh chính bản chất của Chúa Giê-su, Đấng sai các môn đệ Người đến với tha nhân?

  1. NHÌN VỚI ĐÔI MẮT CỦA CHÚA

Đặc điểm thứ nhất hệ tại nơi đôi mắt, hoặc ánh nhìn. Đó là ánh nhìn của Chúa Giê-su, Đấng sai các Nhóm Mười Hai Tông Đồ ra đi rao giảng Tin Mừng. Vậy đâu là ánh nhìn của Chúa, ánh nhìn mang niềm hy vọng?

Chúng ta nhận ra hai tính chất của ánh nhìn của Chúa nhìn vào con người và công cuộc rao giảng Tin Mừng cho con người. Trước hết, đó là ánh nhìn chạnh thương: “Đức Giê-su thấy đám đông thì chạnh lòng thương, vì họ lầm than vất vưởng, như bầy chiên không người chăn dắt”. Đây là ánh nhìn mang tính hy vọng. Tại sao? Khi nhìn thấy đám đông lầm than vất vưởng, ánh nhìn của Chúa không chỉ dừng “thảm cảnh” mà thảm cảnh đó như cơ hội “mở ra” cho hoạt động. Không dừng lại sự thương cảm đơn thuần, mà sự thương cảm “thúc đẩy” hành động. Như vậy, ánh nhìn, tấm lòng và năng động kết hợp với nhau và mở ra cho tương lai tươi đẹp hơn cho tha nhân. Cụ thể, khi nhìn thấy đám đông vất vưởng, Chúa có ý định sai các môn đệ của Người lên đường đến với họ, với những người đang rơi vào tình trạnh như họ. Tiếp đến, ánh nhìn hy vọng rọi chiếu trên chính công cuộc đến với người khác. Chúa dùng hình ảnh “cánh đồng lúa chín” – lúa chìn đầy đồng – để diễn tả “không gian hoạt động” mà các môn đệ được sai đến. Đây không phải là nơi khô cằn, không có gì cả, nhưng là lúa chín. Các môn đệ được sai đến với họ để thu hoạch những gì người khác đã gieo trồng, chăm sóc, mà NGƯỜI ĐÓ chính là Thiên Chúa, bằng nhiều cách, đã hoạt động nơi họ.

Như vậy, “TÔNG ĐỒ CỦA NIỀM HY VỌNG” là người mang trong mình chính ánh nhìn của Chúa Giê-su: một ánh nhìn vừa đậm yêu thương – chạnh lòng thương – vừa lạc quan mang lại phấn khởi – lúa chín đầy đồng. Không có ánh nhìn hy vọng này, không có đôi mắt “sáng tươi” này, người tông đồ không thể cất bước ra đi với những tâm thái và những tư thế thích hợp.

  1. HÀNH ĐỘNG VỚI QUYỀN NĂNG CỦA CHÚA

Đặc điểm thứ hai hệ tại việc hành động như Chúa Giê-su. Hành động như Chúa có mang tính chất hy vọng không? Chúng ta có thể nhận ra qua vài yếu tố. Yếu tố thứ nhất là “quyền năng”. Khi ai đó đến với chúng ta mà nơi họ có quyền năng – nghĩa là những khả năng hành động kiến hiệu – chắc chắn chúng ta sẽ hy vọng và an tâm. Chúa luôn hành động với quyền năng: Lời của Chúa là quyền năng và hành động của Chúa đầy sức mạnh. Chúng ta nghe được lời của những người khi nghe và rất kinh ngạc chứng kiến các việc lạ Người làm: “Lời ấy thế nào? Ông ấy lấy uy quyền và thế lực mà ra lệnh cho các thần ô uế, và chúng phải xuất” (Lc 4,36). Quyền năng của Chúa luôn mang lại hy vọng. Giờ đây, khi sai các môn đệ ra đi, Chúa “ban cho họ quyền trên các thần ô uế”: các ông đã nhận nơi Thầy mình sức mạnh của niềm hy vọng, quyền năng làm cho người khác hy vọng. Yếu tố thứ hai, đó là quyền năng “rất cụ thể”: đây là sức năng động của sự cứu thoát: “để các ông trừ chúng (trừ quỉ) và chữa hết mọi bệnh hoạn tật nguyền”. “Anh em hãy chữa lành người đau yếu, làm cho kẻ chết sống lại, cho người phong cùi được sạch bệnh, và khử trừ ma quỉ”. Sống hạnh phúc, sống vui tươi, sống mạnh khoẻ, sống trong tự do, luôn là ước mong, hy vọng của mọi người. Mang đến cho tha nhân những điều đó, chính là trao cho họ hoa trái của niềm hy vọng. Yếu tố thứ ba, đó là lời rao giảng: “Dọc đường hãy rao giảng rằng: Nước Trời đã đến gần”. Nước Trời đã gần, đó là sứ điệp mang lại niềm hy vọng, vì ơn cứu độ đã đến gần rồi.

Những yếu tố trên là những hoạt động của Chúa Giê-su và giờ đây các môn đệ được Chúa trao cho quyền năng để hiện thực chúng cho những người các ông gặp gỡ. Khi thực hiện những điều đó, không những các ông mang lại cho họ hoa trái của niềm hy vọng, mà chính các ông trở thành hiện thân của niềm hy vọng, như chính Thầy các ông là niềm hy vọng. Khi bản thân trở thành niềm hy vọng, thì lời nói và hành động chắc chắn thấm đượm chất hy vọng.

  1. ĐƯỢC CHO VÀ CHO NHƯNG KHÔNG

Đặc điểm thứ ba của người tông đồ của niềm hy vọng, đó là tính nhưng không. Đây là một nét nổi bật cần được diễn tả trong cụ thể khi tiếp xúc với Chúa và tha nhân. Chúa Giê-su nói: “Anh em đã được cho nhưng không, thì cũng phải cho nhưng không”. Chúng ta hãy nhìn vao chính bản thân mình: chúng ta là gì, có gì và làm gì, tất cả đều do lãnh nhận. Chúng ta lãnh nhận bản tính nhân loại, chức vị con Thiên Chúa, từ Thiên Chúa Ba Ngôi. Những gì chúng ta có đều đến từ Thiên Chúa và qua những trung gian mà Người sử dụng để trao ban, Và ngay cả những hoạt động của chúng ta đều đến từ sức mạnh của Thiên Chúa ban. Chính Chúa đã khẳng định: “Không có Thầy, anh em không làm gì được” (Ga 15,5). Nói một cách cô đọng và đầy đủ: mọi sự là hồng ân.

Một khi đã đón nhận, thì giờ đây là trao ban. Nếu đón nhận nhưng không, thì cũng sẽ trao ban nhưng không. Đây không phải là qui luật của sự “vay trả-trả vay” mà là đòi hỏi của tình yêu. Chỉ ai sống tình yêu chân thật mới hiểu thế nào là “nhưng không”. Câu hỏi đặt ra là: tại sao sự nhưng không lại diễn tả niềm hy vọng?

Chúng ta biết rằng khi một ai đó nhận và trao ban một cách hoàn toàn tự nguyện, không so đo tính toán hơn thiệt, thì chúng ta có niềm hy vọng nơi người đó, và hy vọng vào hành động của họ. Người mà bản thể mang tính “nhưng không” và hành động một cách “nhưng không” làm khuôn mẫu cho mọi tông đồ, môn đệ: đó chính là Chúa Giê-su Ki-tô. Thật vậy, “tất cả những gì Người Con có là do Chúa Cha”, “tất cả những gì Người Con làm là từ Chúa Cha”, “tất cả những gì của Con là của Cha”… Những khẳng định của Chúa Giê-su về bản thân Người trong mối liên hệ với Chúa Cha luôn nhấn mạnh đến Chúa Cha là nguồn gốc duy nhất, tuyệt đối mà từ đó Người đón nhận tất cả. Những gì Chúa Giê-su nhận từ Chúa Cha đều “nhưng không”. Và khi xuống trần gian, những gì Người nhận một cách nhưng không, Người đã trao ban cho nhân loại một cách nhưng không. Khi mang đến cho con người và trao ban những gì Người nhận từ Chúa Cha, Người trở thành nguồn hy vọng duy nhất cho nhân loại, vì chỉ nơi Người có tất cả những gì con người cần để sống với Thiên Chúa, với nhau và với thế giới vật chất, cũng như chiến đấu với ma quỉ.

Người tông đồ của niềm hy vọng phải là người mang trong mình tính “nhưng không” đó của Chúa Giê-su Ki-tô và hành động một cách “nhưng không” như chính Chúa đã hành động. “Nhưng không” là diễn tả cao cả nhất của tình yêu, của ơn cứu độ.

Lời Chúa hôm nay trong trích đoạn Tin Mừng dẫn chúng ta vào bầu khí phấn khởi mà người môn đệ của Chúa chìm đắm và hít thở: đó là bầu khí của niềm hy vọng. Ước gì, với tư cách Ki-tô hữu, chúng ta trở thành TÔNG ĐỒ CỦA NIỀM HY VỌNG, để khi nói gì, hành động cách nào, bầu khí hy vọng được phát sinh và trở thành khí quyển cho con người hôm nay, những người mà Chúa sai chúng ta đi đến để mang cho họ niềm hy vọng được ơn cứu độ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ngày 26-7, Thánh Gioakim và Thánh Anna, song thân Đức Maria, Mt 13,16-17 Mối phúc được thấy được nghe

Ngày 26-7, Thánh Gioakim và Thánh Anna, song thân Đức Maria, Mt 13,16-17 Mối phúc được thấy được nghe Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm...

Ngày 25-7, Thánh Giacôbê Tông đồ, Mt 20,20-28 Chọn chỗ nhất trong nước Chúa

Ngày 25-7, Thánh Giacôbê Tông đồ, Mt 20,20-28 Chọn chỗ nhất trong nước Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Đoạn Tin mừng hôm nay có liên hệ...

Ngày 22-7, Lễ kính thánh Maria Magdalena, Ga 20,1-2.11-18 Tôi đi tìm Đấng tôi yêu

Ngày 22-7, Lễ kính thánh Maria Magdalena, Ga 20,1-2.11-18 Tôi đi tìm Đấng tôi yêu Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Ngày 3/6/2022 Đức thánh cha Phanxicô đã...

Thứ Năm Tuần XV Thường niên, Mt 11,28-30 Hãy đến cùng tôi, hãy học với tôi

Thứ Năm Tuần XV Thường niên, Mt 11,28-30 Hãy đến cùng tôi, hãy học với tôi Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm nay gợi lên...

Thứ Bảy Tuần XIV Thường niên, Is 6,1-8 (năm chẵn) Ơn gọi của Isaia và ơn gọi của mỗi chúng ta

Thứ Bảy Tuần XIV Thường niên, Is 6,1-8 (năm chẵn) Ơn gọi của Isaia và ơn gọi của mỗi chúng ta   Lasan Ngô Văn Vỹ,...

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23 Kitô hữu khôn như rắn và đơn sơ như bồ câu

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23 Kitô hữu khôn như rắn và đơn sơ như bồ câu Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúa Giêsu ví...

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23; Hs 14,2-10 (năm chẵn) Cậy dựa nơi Thiên Chúa

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23; Hs 14,2-10 (năm chẵn) Cậy dựa nơi Thiên Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Trong bài trích sách ngôn...

Thứ Năm Tuần XIV Thường niên, Mt 10, 7-15 Được cho không phải cho không

Thứ Năm Tuần XIV Thường niên, Mt 10, 7-15 Được cho không phải cho không Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu sai...

Thứ Tư Tuần XIV, Thường niên, Mt 10,1-7 Thi hành sứ vụ Chúa trao

Thứ Tư Tuần XIV, Thường niên, Mt 10,1-7 Thi hành sứ vụ Chúa trao Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay, tường thuật việc...

Thứ Ba Tuần XIV Thường niên, Mt 9,32-38 Cánh “đồng lúa” chín đang cần “thợ gặt”

Thứ Ba Tuần XIV Thường niên, Mt 9,32-38 Cánh “đồng lúa” chín đang cần “thợ gặt” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm nay thuật lại...

Thứ Hai Tuần XIV Thường niên, Mt 9,18-26 Chạm vào Chúa

Thứ Hai Tuần XIV Thường niên, Mt 9,18-26 Chạm vào Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay thuật lại hai phép lạ của lòng...

Thứ Bảy Tuần XIII Thường niên, Mt 9,14-17: Tâm thế mới trong Nước Thiên Chúa

Thứ Bảy Tuần XIII Thường niên, Mt 9,14-17 Tâm thế mới trong Nước Thiên Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Người ta ăn chay với nhiều mục...