Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

TRÁI TIM TINH TUYỀN- Suy niệm lễ TRÁI TIM VÔ NHIỄM ĐỨC MẸ- Vp. Duyên Thập Tự

TN-070b-lễ TRÁI TIM VÔ NHIỄM ĐỨC MẸ- thứ Bảy

TRÁI TIM TINH TUYỀN

(Is 61, 9-11 / Lc 2,41-51)

VP Duyên Thập Tự Lê Văn Đoàn

Sau ngày lễ kính Thánh Tâm Chúa Giê-su, Giáo Hội mời gọi dân Chúa hướng đến trái tim của Mẹ Ma-ri-a. Nếu trong ngày lễ Thánh Tâm, chúng ta đã ngước nhìn lên trái tim bị đâm thâu của Chúa, thì ngày lễ hôm nay, chúng ta cũng được mời gọi chiêm ngắm trái tim tinh tuyền của Mẹ. Hướng nhìn lên trái tim tinh tuyền của Mẹ để mỗi con cái của Mẹ cũng mong ước được chia sẻ với Mẹ sự trong sáng cho tâm hồn.

Hai bài đọc Kinh Thánh hôm nay gợi cho bản thân tôi một vài nét nơi trái tim tinh tuyền của Mẹ Ma-ri-a. Đó là nét “trong sáng”. Đó là nét “lôi cuốn”. Đó là nét “hạnh phúc”.

 1. TRÁI TIM TINH TUYỀN: TRÁI TIM TRONG SÁNG

Bài đọc một, trích ngôn sứ I-sai-a chương 61 từ câu 9 đến 11, là lời tạ ơn vang lên một cách trang trọng. Với tất cả niềm vui và hớn hở, người dâng lời tạ ơn Thiên Chúa về những tốt đẹp Thiên Chúa đã thực hiện. Ngay cả niềm vui, ngay cả sự hớn hở, đã là một tặng ân của Thiên Chúa: “Tôi mừng rỡ muôn phần nhờ Đức Chúa, nhờ Thiên Chúa tôi thờ, tôi hớn hở biết bao”. Đây là nét đầu tiên của một trái tim tinh tuyền, đó là sự trong sáng, nghĩa là nhận rõ mọi sự “nhờ Thiên Chúa”. Trái tin của Mẹ tinh tuyền, vì tất cả mọi sự từ Thiên Chúa tràn vào trong Mẹ và tạo nên một không gian tràn ngập niềm vui và hớn hở. Chỉ có ai có trái tim tinh tuyền, chỉ có ai có tâm hồn trong sáng, thì mới có thể hớn hở, mừng rỡ muôn phần vì Chúa, vì mọi sự thấm vào trong người đó và không có vật cản nào. Trái tim của Mẹ tinh tuyền – nghĩa là vẹn sạch – vì không có vật cản nào bên ngoài và bên trong. Mọi sự nơi Mẹ đều trong suốt và Thiên Chúa hành động một cách tự do nơi Mẹ.

Tiếp đến, người dâng lời tạ ơn nhận ra nơi mình những gì tốt đẹp nhất. “Vì Người mặc cho tôi hồng ân cứu độ, choàng cho tôi đức chính trực công minh, như chú rể chỉnh tề khăn áo, tựa cô dâu lộng lẫy điểm trang.” Những hình ảnh trên diễn tả một thực tại sâu hơn, đó là Thiên Chúa đã thực hiện những gì tốt đẹp nhất nơi tâm hồn, nơi con tim. Nơi Mẹ Ma-ri-a, Thiên Chúa thực hiện trọn đầy và đầy tràn ân sủng của Người, đến nỗi Mẹ được gọi là “Người đầy ân phúc” (x.Lc 1,28). Ân phúc là nét kiều diễm của tâm hồn, của trái tim. Trái tim Mẹ tinh tuyền, vẹn sạch, vì trái tim Mẹ đầy tràn ân sủng. Trái tim đó trong sáng vì phản chiếu chính Thiên Chúa bằng ân sủng Người thực hiện nơi Mẹ.

Và nơi đâu có sự tinh tuyền, nơi đó có hoa trái tốt lành. “Như đất đai làm đâm chồi nảy lộc, như vườn tược cho nở hạt sinh mầm, Đức Chúa là Chúa Thuợng cũng sẽ làm trổ hoa công chính, làm trổi vang lời ca ngợi trước mặt muôn dân.” Nơi nào Thiên Chúa tự do hoạt động, nơi đó có sự phong nhiêu, vì nơi đó trong sáng để ân phúc Thiên Chúa trở nên kiến hiệu cho tha nhân. Trái tim Mẹ tinh tuyền, vẹn sạch, vì phản chiếu Thiên Chúa, nên trái tim Mẹ làm phong nhiêu cuộc đời của tha nhân, để mọi người được cùng Mẹ ca tụng, cảm tạ Thiên Chúa, vì Người đã thực hiện những kỳ công nơi Mẹ, để muôn đời khen Mẹ diễm phúc (x.Lc 1,48).

Chúng ta cầu xin Thiên Chúa ban cho chúng ta, như đã ban cho Mẹ, sự trong sáng cho tâm hồn, của trái tim, để như Mẹ, chúng ta luôn hớn hở, hân hoan, ca ngợi Thiên Chúa và qua cuộc sống, phản chiếu ánh sáng tinh tuyền của Thiên Chúa nơi chúng ta.

 2, TRÁI TIM TINH TUYỀN : TRÁI TIM LÔI CUỐN

Ngày lễ kính Trái Tim Vẹn Sạch Đức Ma-ri-a, Giáo Hội cho chúng ta nghe trình thuật Tin Mừng về sự kiện Chúa Giê-su ở lại Giê-ru-sa-lem khi gia đình thánh Giu-se cùng dân Chúa trẩy hội dự lễ Vượt Qua. Trích đoạn này thuộc Tin Mừng theo thánh Lu-ca chương 2, từ câu 41 đến 51. Tại sao Giáo Hội lại cho chúng ta suy niệm về đoạn Tin Mừng này trong ngày lễ hôm nay? Chắc chắn có nhiều lý do và nhiều ý nghĩa. Riêng tôi, qua trình thuật này, tôi khám phá một nét của trái tim tinh tuyền của Mẹ Ma-ri-a, đó là sự “lôi cuốn”.

Mỗi năm, gia đình thánh Giu-se đều trẩy hội lên đền Giê-ru-sa-lem để mừng lễ Vượt Qua. Sự cố xảy ra là vào năm Chúa Giê-su được 12 tuổi. Khi kỳ lễ xong, mọi người trở về, thì Chúa ở lại Giê-ru-sa-lem mà cha mẹ Ngài chẳng biết, vì cứ tưởng là đi với đoàn lữ hành. Thánh sử Lu-ca ghi nhận: “Ông bà cứ tưởng là cậu về chung với đoàn lữ hành, nên sau một ngày đường, mới đi tìm giữa đám bà con và người quen thuộc. Không thấy con đâu, hai ông bà trở lại Giê-ru-sa-lem mà tìm. Sau ba ngày hai ông bà mới tìm thấy con trong đền thờ… Khi thấy con, hai ông bà sửng sốt, và mẹ Người nói với Người: “Con ơi, sao con lại làm cho cha mẹ như thế? Con thấy không, cha con và mẹ đây đang phải cực lòng tìm con.”

Trong những câu trên, chúng ta nhận ra từ ngữ nào được lập đi lập lại nhiều lần? Đó là động từ “TÌM”. Đây là điều dễ hiểu, vì lạc mất con, thì phải đi tìm thôi. Đó là chuyện bình thường. Đúng là chuyện bình thường! Nhưng trong cái bình thường này lại chứa chất điều hết sức căn bản. Chúa Giê-su nhập thể và sống một cuộc sống bình thường. Nhưng đó lại là một Thiên Chúa sống một cuộc đời bình thường. Đó là điều lạ trong cái bình thường.

Bây giờ chúng ta trở lại với trái tim của Mẹ Ma-ri-a. Chúa vắng mặt, trái tim mẹ lo âu. Người mẹ nào lạc vắng con cũng lo âu. Nhưng nơi đây, qua động từ “tìm” được nhắc lại nhiều lần, chúng ta khám phá ra điều gì? Đó là sự “lôi cuốn”. Cuộc đời của Mẹ có ý nghĩa là vì có Chúa Giê-su. Chúa Giê-su là lý hữu của Mẹ, và như thế là lý hữu của trái tim Mẹ. Trái tim của Mẹ luôn “hướng về” Chúa. Nhưng tại sao lại luôn hướng về, nếu không phải là được lôi cuốn. Chúa Giê-su lôi cuốn trái tim Mẹ. Mẹ nói với Chúa là Mẹ cực lòng, nghĩa là không có Chúa thì u buồn, cơ cực lắm. Và đó là trái tim tinh tuyền của Mẹ. Trái tim tinh tuyền của Mẹ luôn hướng về Chúa, đặt Con của Mẹ vào trái tim mình. Trái tim Mẹ vẹn sạch, vì trái tim Mẹ trọn vẹn cho Chúa, vì trái tim Mẹ sạch, nghĩa là không có gì ngoài Chúa. Tất cả cho Chúa, và đó là sự tinh tuyền. Trước khi là sự tinh tuyền luân lý, thì tinh tuyền phải mang chiều kích “đối thần”. Trái tim Mẹ tinh tuyền, vì Chúa Giê-su là tất cả cho trái tim Mẹ.

Khi chúng ta chiêm ngắm trái tim vẹn sạch, tinh tuyền, của Mẹ, chúng ta cầu xin Chúa Giê-su đến trong tâm hồn, trong trái tim chúng ta để Ngài chiếm đoạt tất cả, để chúng ta thuộc trọn về Ngài. Thánh Phao-lô đã có kinh nghiệm này, khi tuyên chứng: “Tôi đang cố gắng chạy tới, mong chiếm đoạt, bởi lẽ chính tôi đã được Đức Ki-tô Giê-su chiếm đoạt” (Ph 3,12). Chúa Giê-su lôi cuốn trái tim của thánh Phao-lô và chiếm đoạt, để ngài tiếp tục chạy tới phía trước, phía của “Ai Đó” đang lôi cuốn. Đó là trái tim tinh tuyền của thánh Phao-lô, trái tim sống là do Chúa sống (x.Gl 2,20). Trong đời sống thánh hiến, khi tu sĩ tuyên khấn đức khiết tịnh, là “dâng hiến bản thân với một trái tim không chia sẻ”. Với một trái tim tinh tuyền. Một trái tim được Chúa Ki-tô lôi cuốn đến nỗi trao hiến tất cả, không giữ lại chút gì. Dâng hiến với một trái tim tinh tuyền.

 3. PHÚC CHO TRÁI TIM TINH TUYỀN

Trích đoạn Tin Mừng kết thúc bằng câu: “Riêng mẹ Người thì hằng ghi nhớ tất cả những điều ấy trong lòng.” Ghi nhớ những điều ấy trong tim. Trái tim trở thành nơi để suy niệm, để hiểu, để chiêm niệm những gì liên quan đến Chúa. Trái tim Mẹ tinh tuyền, vì là nơi của ân phúc Thiên Chúa được tỏ lộ dần dần qua suy niệm, cầu nguyện và chiêm niệm. Như thế, trái tim là nơi của hạnh phúc, vì đọc được ý nghĩa của các biến cố và những gì thuộc về Chúa.

Trong Bài Giảng Trên Núi, khi nói về các mối phúc, Chúa Giê-su đã đề cập đến mối phúc của trái tim tinh tuyền: “Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch, vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa”. Tâm hồn trong sạch là trái tim tinh tuyền. Nơi trái tim tinh tuyền, không có gì che phủ, không có gì cản trở, tất cả đều trong và sáng; và như vậy, Thiên Chúa sẽ hiển lộ rõ ràng. Trái tim tinh tuyền được ví như một tấm kính sạch bụi, để ánh sáng mặt trời chiếu soi qua, chỉ thấy ánh sáng chứ không thấy tấm kính. Như mặt hồ thu trong không gợn sóng, người ta nhìn thấy tận đáy hồ và những gì trong đó. Thiên Chúa hiện diện trong tâm hồn, trong trái tim con người, nhưng chỉ những ai có tâm hồn trong sạch, có trái tim tinh tuyền, mới nhìn thấy rõ Thiên Chúa đang hiện diện trong sâu thẳm lòng mình.

Ước mong lễ kính Trái Tim Vẹn Sạch Mẹ Ma-ri-a là cơ hội để chúng ta xin Thiên Chúa đến thanh luyện trái tim chúng ta nên tinh tuyền như trái tim Mẹ Ma-ri-a. Xin Thiên Chúa cất đi khỏi chúng ta trái tim chai đá, ban tặng một trái tim biết yêu thương, bằng thịt (x.Ed 36,26), để chúng ta biết kính mến Thiên Chúa với tất cả trái tim, để chúng ta biết yêu thương mọi người với trái tim của Chúa và trái tim của Mẹ Ma-ri-a.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ngày 26-7, thánh Gioakim và thánh Anna, song thân Đức Maria, Mt 13,16-17: Mối phúc được thấy được nghe

Ngày 26-7, Thánh Gioakim và Thánh Anna, song thân Đức Maria, Mt 13,16-17 Mối phúc được thấy được nghe Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm...

Ngày 25-7, thánh Giacôbê Tông đồ, Mt 20,20-28: Chọn chỗ nhất trong nước Chúa

Ngày 25-7, Thánh Giacôbê Tông đồ, Mt 20,20-28 Chọn chỗ nhất trong nước Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Đoạn Tin mừng hôm nay có liên hệ...

Ngày 22-7, Lễ kính thánh Maria Magdalena, Ga 20,1-2.11-18: Tôi đi tìm Đấng tôi yêu

Ngày 22-7, Lễ kính thánh Maria Magdalena, Ga 20,1-2.11-18 Tôi đi tìm Đấng tôi yêu Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Ngày 3/6/2022 Đức thánh cha Phanxicô đã...

Thứ Năm Tuần XV Thường niên, Mt 11,28-30: Hãy đến cùng tôi, hãy học với tôi

Thứ Năm Tuần XV Thường niên, Mt 11,28-30 Hãy đến cùng tôi, hãy học với tôi Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm nay gợi lên...

Thứ Bảy Tuần XIV Thường niên, Is 6,1-8 (năm chẵn): Ơn gọi của Isaia và ơn gọi của mỗi chúng ta

Thứ Bảy Tuần XIV Thường niên, Is 6,1-8 (năm chẵn) Ơn gọi của Isaia và ơn gọi của mỗi chúng ta   Lasan Ngô Văn Vỹ,...

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23 Kitô hữu khôn như rắn và đơn sơ như bồ câu

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23 Kitô hữu khôn như rắn và đơn sơ như bồ câu Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúa Giêsu ví...

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23; Hs 14,2-10 (năm chẵn) Cậy dựa nơi Thiên Chúa

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23; Hs 14,2-10 (năm chẵn) Cậy dựa nơi Thiên Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Trong bài trích sách ngôn...

Thứ Năm Tuần XIV Thường niên, Mt 10, 7-15: Được cho không phải cho không

Thứ Năm Tuần XIV Thường niên, Mt 10, 7-15 Được cho không phải cho không Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu sai...

Thứ Tư Tuần XIV, Thường niên, Mt 10,1-7 Thi hành sứ vụ Chúa trao

Thứ Tư Tuần XIV, Thường niên, Mt 10,1-7 Thi hành sứ vụ Chúa trao Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay, tường thuật việc...

Thứ Ba Tuần XIV Thường niên, Mt 9,32-38: Cánh “đồng lúa” chín đang cần “thợ gặt”

Thứ Ba Tuần XIV Thường niên, Mt 9,32-38 Cánh “đồng lúa” chín đang cần “thợ gặt” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm nay thuật lại...

Thứ Hai Tuần XIV Thường niên, Mt 9,18-26: Chạm vào Chúa

Thứ Hai Tuần XIV Thường niên, Mt 9,18-26 Chạm vào Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay thuật lại hai phép lạ của lòng...

Thứ Bảy Tuần XIII Thường niên, Mt 9,14-17: Tâm thế mới trong Nước Thiên Chúa

Thứ Bảy Tuần XIII Thường niên, Mt 9,14-17 Tâm thế mới trong Nước Thiên Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Người ta ăn chay với nhiều mục...