Chủ Nhật, 8 Tháng Chín, 2024

TRẦM LẶNG VÀ TIN THÁC: Suy niệm lễ kính THÁNH CẢ GIUSE (Mt 1, 16. 18-21. 24a)

19.03 : THÁNH CẢ GIUSE (Mt 1, 16. 18-21. 24a)

TRẦM LẶNG  VÀ TIN THÁC

 Sự kiện.

Câu ca cổ đã đi vào lời hát ru con của nhiều thế hệ bà mẹ Việt Nam vùng Nam Bộ: “Gió đưa cây cải về trời,/ Rau răm ở lại chịu đời đắng cay” .

Truyền thuyết kể rằng : Năm1785, để chống lại quân Tây Sơn, Nguyễn Phúc Ánh định gửi con cả là hoàng tử Cảnh đi theo Đức Cha Bá Đa Lộc sang Pháp cầu viện. Khi đó, bà Phi Yến (Lê Thị Răm) đã khuyên can chồng đừng làm việc “cõng rắn cắn gà nhà”, để khỏi bị miệng đời chê trách. Nguyễn Phúc Ánh nghi bà thông đồng với quân Tây Sơn, nên hết sức tức giận, định giết bà. Quần thần xúm vào can ngăn, bà thoát chết, nhưng bị biệt giam trong một hang đá trên đảo Côn Lôn nhỏ. Khi quân Tây Sơn đánh ra đảo, Nguyễn Phúc Ánh bỏ chạy ra biển, mang theo con bà Phi Yến là hoàng tử Cải (còn gọi là hoàng tử Hội An). Hoàng tử Cải năm đó khỏang 4 tuổi, đòi có mẹ đi cùng. Đang lo chạy trốn nhà Tây Sơn, trong cơn tức giận, Nguyễn Phúc Ánh đã hất hoàng tử Cải xuống biển.

 Nhận định.

Mỗi dịp Xuân sang, năm mới đến, người người lại vui mừng với bao ước  mơ mới chồng lên ước mơ cũ chưa đạt được. Ước mơ có địa vị trong xã hội, bản chất là tốt, như thánh Phaolô nói : “Đây là lời đáng tin cậy: ai mong được làm giám quản, người ấy ước muốn một nhiệm vụ cao đẹp” (1 Tm 3,1). Nhưng cũng có những ước mơ, mà ước mơ ấy như chỉ biết ‘cứu cánh biện minh phương tiện’, đã để lại cho người đời sau nhiều điều suy nghĩ nếu chưa dám nói là những hậu quả khó lường.

Công Đồng Vatican II dạy: “Mọi Kitô hữu, dù ở địa vị nào, bậc sống nào, đều được Chúa kêu gọi đạt tới sự trọn lành thánh thiện như Chúa Cha trọn lành, tùy theo con đường của mỗi người” (Lumen Gentium 11§3). Ơn gọi cao quý này không chỉ phải trở thành ước mơ mà chính là điểm tới của mỗi người. Nhờ có ước mơ, một con người sẽ trở nên đặc biệt, không còn chỉ là một cái bóng nhòa lẫn giữa đám đông. Nhờ có ước mơ, một con người sẽ trở nên quan trọng khiến cuộc sống có ý nghĩa, sống có lý tưởng, có mục đích để vươn lên thành công hạnh phúc.

Ước mơ là động lực cho con người vươn lên. Ước mơ hướng con người vươn tới mục đích rõ ràng, và đem lại ý nghĩa cho những điều con người cầu nguyện và xây dựng. Và khi con người sống theo đuổi ước mơ, con người sống có khát vọng, thì con người tự trở nên linh hoạt và biết thích nghi để biến đổi và vươn lên không ngừng.

Nhưng ước mơ sẽ trở nên ‘độc tài, độc đoán’ và gây nên đau khổ cho bao con người, một khi người có ước mơ không biết “tri chỉ – biết dừng” ở giới hạn của mình. Như một Nguyễn Phúc Ánh nhắc đến ở sự kiện trên chẳng hạn. Ngược lai, ước mơ trở nên ngọn ‘hải đăng’ làm lý tưởng hướng dẫn cho bao con người, một khi người có ước mơ biết “tri chỉ – biết dừng” ở giới hạn của mình. Cái khác ở chỗ “tri – biết”.

 Mẫu gương.

Theo Tin Mừng, thánh cả Giuse quê ở Bêlem, thuộc chi họ Giuđa, là dòng họ và là hậu duệ đời thứ 40 của vua Đavít (x. Lc 3, 23-31), làm nghề thợ mộc (x. Mt 13, 55) gia cảnh bình dân (x. Lc 2, 24), đã đính hôn với Đức Maria, quê ở Nazareth, cũng thuộc chi họ Giuđa, miêu duệ vua Đavít (x. Mt 1, 16). Tin Mừng cho biết thêm về thánh cả Giuse với 4 lần thiên thần báo mộng :

Lần thứ nhất, qua biến cố “truyền tin” – Ngài đang bối rối nghi nan khi biết Đức Maria có thai, Thiên thần hiện đến cho Ngài biết: “người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần” (Mt 1, 20b).

Lần thứ hai, Thiên thần đến bảo đem Hài Nhi và mẹ Ngài trốn qua Ai Cập. Thánh cả Giuse “liền trỗi dậy, và đang đêm, đưa Hài Nhi và mẹ Người trốn sang Ai Cập” (Mt 2,14). Thánh cả Giuse phải vượt đường xa hiểm trở gần 500 cây số xuyên qua sa mạc dài hơn 200 km để đến Ai-cập tị nạn. Sử liệu cho biết Hêrôđê Cả qua đời khoảng 3 năm sau đó, có lẽ đây cũng là thời gian Thánh Gia cư ngụ bên Ai Cập.

Lần thứ ba, sứ thần Chúa lại hiện ra với thánh cả Giuse ở bên Ai cập, bảo trở về đất Ítraen, vì những kẻ tìm giết Hài Nhi đã chết rồi (x. Mt 2, 19-20). Thánh cả Giuse dự định đưa gia đình về ở Bêlem. Nhưng nghe tin Ackêlaô vốn tính hung bạo, lên làm vua xứ Giuđê thay cha, nên Ngài sợ không dám về nơi đó.

Lần thứ tư, được báo mộng đem Đức Mẹ và Chúa Hài Nhi lui về miền Galilê, và định cư tại thành Nazareth (x. Mt 2, 22-23). Lúc ấy, Nazareth dân số tối đa chỉ khoảng 400, “không có cái gì hay” (x. Ga 1, 46). Ở Nazareth, Thánh Gia sống đạo đức và thánh thiện, vì hàng năm, thánh cả Giuse đều đưa Đức Maria và Hài Nhi Giêsu đi hành hương Đền Thờ Giêrusalem cách nhà khoảng 65 km (x. Lc 2,41).

            Vì không còn thấy thánh Giuse xuất hiện cùng Mẹ Maria và giữa bà con thân thuộc (x. Mc 3, 31-35; Ga 2,1), nên tương truyền thánh Giuse qua đời trước khi Chúa Giêsu ra loan giảng Tin Mừng Nước Trời.

 Sứ điệp.

Một lý lịch ngắn gọn. Theo Tin Mừng Mt 1, 16. 18-21. 24a hôm nay, chúng ta ‘dừng’ lại điểm thánh cả Giuse “tri chỉ – biết dừng”. Trình thuật cho biết: Đức Maria đã cưu mang người con mà không có sự can thiệp của người phàm. Dù vậy, thiên chức làm cha của Thánh cả Giuse trong kế hoạch xuống thế làm người của Con Một Thiên Chúa không được quan niệm chỉ là “hình thức bên ngoài” hay chỉ là “một cách gọi” mà thôi, nhưng xét về mặt dân sự, thiên chức ấy mang “đầy đủ quyền làm cha một cách hoàn toàn công khai”. ĐTC Gioan Phaolô II – Thông điệp Redemptoris Custos, 21). Biết chuyện “động trời” như thế, ai là người trong cuộc lại không khó chịu khi nghĩ rằng mình “bị cắm sừng”.

Nhưng, “khi tỉnh giấc, Ngài đã làm như sứ thần Chúa dạy và đón vợ về nhà” (Mt 1,24). Đó là tính cách của riêng thánh cả Giuse, như ĐTC Gioan Phaolô II dạy: “ngay lúc khởi đầu của công trình cứu rỗi nhân loại, sau Đức Maria, chúng ta tìm thấy một mẫu gương vâng lời hoá thân nơi Thánh cả Giuse, một người được tiếng là luôn thi hành trọn vẹn mệnh lệnh của Thiên Chúa” (RC, 30). Thật vậy, như Is 30,15 nói: “các ngươi trở lại và ở yên, các ngươi đã được cứu thoát; các ngươi bình tĩnh và tin tưởng, các ngươi đã nên hùng mạnh”, Ngài không manh động theo phản ứng bình thường con người. Ngài nhận ra sức mạnh của Ngài trong chính sự trầm lặng gẫm suytin thác cậy trông vào Thiên Chúa.

Năm 1963, khi triệu tập Công Đồng Vatican II, ĐTC Gioan XXIII đã tôn phong thánh cả Giuse làm Đấng Bảo Trợ Công Đồng và phó thác mọi công việc của Công Đồng cho sự bầu cử chở che của Thánh Nhân, vì “chúng ta luôn luôn cần đến sự dìu dắt của thánh cả Giuse. Thánh Nhân là Đấng đã được Thiên Chúa đặt làm người dìu dắt và che chở Thánh Gia Thất Nazareth” (AAS 55 (1963) 41). “Chúng ta hãy phó thác chính mình để được thánh cả Giuse chăm sóc, người mà Thiên Chúa tin tưởng phó thác ‘những kho tàng vĩ đại và quí báu nhất’, đồng thời hãy học hỏi nơi Ngài cách làm đầy tớ phục vụ ‘chương trình cứu độ’. Xin thánh cả Giuse trở thành người thầy đặc biệt dạy chúng ta phục vụ sứ mạng cứu rỗi của Chúa Kitô. Nguyện xin thánh cả Giuse mang lại cho Giáo Hội và thế giới, cũng như mỗi người chúng ta, phúc lành của Chúa Cha, Chúa Con, và Chúa Thánh Thần” (RC,32).

 M.FranÇois De Sales O.Cist. An Phước

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XXIII, Thường Niên B (Is 35,4-7a; Gc 2,1-5; Mc 7,31-37) Xin Chữa Con theo Cách Của Chúa

Chúa Nhật XXIII, Thường Niên B (Is 35,4-7a; Gc 2,1-5; Mc 7,31-37) XIN CHỮA CON THEO CÁCH CỦA CHÚA Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Một cô...

LỄ SINH NHẬT ĐỨC MẸ QUÀ SINH NHẬT Mt 1,18-23 M. Clara, Phước Thiên Nếu có dịp đi dự tiệc sinh nhật ai đó, chúng ta thường không...

Chúa Nhật XXII TN, B, Mc 7,1-8a.14-15.21-23: Canh tân tâm hồn

    CANH TÂN TÂM HỒN (Mc 7,1-8a.14-15.21-23) M. Gioan Nguyễn An, Vĩnh Phước Tin Mừng Chúa Nhật XXII thường niên, Năm B hôm nay là những lời giáo...

Chúa Nhật XXII TN, B, Mc 7,1-8a.14-15.21-23: Lời Sống

  LỜI SỐNG (Mc 7,1-8a.14-15.21-23) M. Augustino, Phước Hải Ngôn ngữ đã xuất hiện từ khi con người xuất hiện trên mặt đất này. Ngôn ngữ giúp con...

Chúa Nhật XXI TN, B: Còn sống là còn chọn lựa

  CÒN SỐNG LÀ CÒN CHỌN LỰA (Gs 24,1-2a.15-17.18b; Ep 5,21-32; Ga 6,54a.60-69) Jos. ĐB, Phước Vĩnh Linh mục nhạc sĩ Thành Tâm đã suy diễn câu nói...

Chúa Nhật XXI TN, B: “Bỏ Thầy con biết theo ai, vì Thầy có lời ban sự sống.”

"BỎ THẦY CON BIẾT THEO AI, VÌ THẦY CÓ LỜI BAN SỰ SỐNG" (Ga 6,54a.60-69) Thầy Phêrô Kim-Ngôn Nguyễn Bảo Duy, Phước Hiệp Trích đoạn Tin mừng...

Lễ thánh Bernardo: Thánh Bernardo – Muối và Ánh sáng trong Giáo Hội

    THÁNH BERNARDO – MUỐI VÀ ÁNH SÁNG TRONG GIÁO HỘI (Mt 5,13-19) M. Anselmo Nguyễn Minh Quang, An Phước Trong Tin Mừng theo Thánh Matthêu 5,13-19, Chúa...

Ngày 20/8, Lễ thánh Bênađo viện phụ – Bênađô người đan sĩ Xitô

Ngày 20/8, Lễ thánh Bênađo viện phụ Bênađô người đan sĩ Xitô Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Có lẽ dưới nhãn quan của một số người, thì...

Lễ thánh Viện phụ Bênađô: Ánh sáng ngọt ngào (Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt)

Lễ Thánh Phụ Bênađô ÁNH SÁNG NGỌT NGÀO Kn 7,7-10.15-16; 1Cr 1,26-31; Mt 5,13-19 Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt Nunquam satis. Đó là lời thánh phụ Bênađô...

Lễ thánh phụ Bênađô: Theo gót vị Tôn sư

  Suy niệm Lễ thánh phụ Bênado 20.8.2024   Là hậu duệ, chúng ta mừng kính Đấng tiền bối, thánh phụ Benado, Viện phụ. Chúng ta hân hoan...

Chúa Nhật XX TN, B, Ga 6,51-58: Bánh Hằng Sống

    BÁNH HẰNG SỐNG (Ga 6,51-58) M. Michael Hội, Phước Lý Từ lúc khởi thủy Thiên Chúa đã tạo dựng và ban cho con người sự sống, là...

Lễ Đức Maria Hồn Xác Lên Trời: Đức Mẹ lên trời là niềm vui và hy vọng cho chúng ta

  ĐỨC MẸ LÊN TRỜI LÀ NIỀM VUI VÀ HY VỌNG CHO CHÚNG TA (Kh 11,19a;12,1-6a; 1Cr 15,20-27; Lc 1,39-56) Vp. Vincent Hoà, PV Hôm nay chúng ta...