Thứ Sáu, 29 Tháng Ba, 2024

TRÂN TRỌNG hoặc KHINH KHI – TUẦN XXVIII-thứ Hai-VP Duyên Thập Tự

TN-192-TUẦN XXVIII-thứ Hai

TRÂN TRỌNG hoặc KHINH KHI
(Rm 1,1-7 / Lc 11,29-32)

VP Duyên Thập Tự Lê Văn Đoàn

Đứng trước một con người, chúng ta thường có hai thái độ “TRÂN TRỌNG hoặc KINH KHI”. Trân trọng là tỏ ý quý, coi trọng. Còn khinh khi là coi thường, xem nhẹ, không coi ra gì. Đây là hai thái độ đối nghịch. Tôi thiết tưởng đây là hai thái độ căn bản trong việc chúng ta tiếp xúc với người khác cũng như đối với chính Chúa Giê-su. Thái độ “dửng dưng” cũng đã diễn tả sự thờ ơ, không hề quan tâm, không có một tình yêu nào. Hai thái độ trên có thể được thể hiện một cách chủ động-tích cực- hay một cách thụ động-tiêu cực.
Trong trích đoạn Tin Mừng theo thánh Lu-ca chương 11 từ câu 29 đến 32, Chúa Giê-su nói với dân chúng về thái độ của những người đối với những nhân vật nào đó. Đó là thái độ của dân thành Ni-ni-vê đối với ông Giô-na. Đó là thái độ của nữ hoàng Phương Nam đối với vua Sa-lô-môn. Và cũng là thái độ của thế hệ này đối với Chúa Giê-su.
Hai bài đọc Lời Chúa hôm nay gợi cho bản thân tôi hai thái độ trên và mời gọi tôi phải dứt khoát chọn lựa thái độ nào với Chúa Giê-su Ki-tô; và sự chọn lựa đó dẫn tôi đến sống mối liên hệ với Chúa ra sao.

1. TRÂN TRỌNG ÔNG GIÔ-NA VÀ VUA SA-LÔ-MÔN
Đây là thái độ của dân thành Ni-ni-vê đối với ông Giô-na. “Ông Giô-na đã là dấu lạ cho dân thành Ni-ni-vê”. Dấu lạ ở đây được nhìn thấy nơi chính bản thân ông và sứ điệp ông loan báo. Ông là một người hoàn toàn xa lạ với dân thành này và thông điệp của ông cũng rất lạ vì ông loan báo một tai hoạ lớn “còn bốn mươi ngày nữa, Ni-ni-vê sẽ bị phá đổ!”. Dân thành Ni-ni-vê bỡ ngỡ về con người này và lời nói của ông. Từ sự bỡ ngỡ ban đầu đưa đến sự trân trọng đối với bản thân và sứ điệp của ông. Họ đã hoán cải – như chúng ta đã nói đến trong bài suy niệm về “con đường hoán cải”. Như vậy, sự trân trọng rất quan trọng, vì nó dẫn đến những hoa trái tích cực cho một cuộc sống tốt đẹp. Dân thành Ni-ni-vê trân trọng ông Giô-na cũng là trân trọng chính cuộc sống của họ, vì nhờ ông họ hướng tới một cuộc sống tốt đẹp.
Vua Sa-lô-môn là một vị vua rất khôn ngoan – chúng ta đã đề cập đến trong bài suy niệm ngày chúa nhật hôm qua. Ông rất nổi tiếng và tiếng vang lan rộng đế nỗi “từ mọi dân tộc, thiên hạ kéo đến nghe sự khôn ngoan của vua Sa-lô-môn” (1V 5,14). Câu chuyện của nữ hoàng Phương Nam, tức là nữ hoàng Sơ-va, được ghi chép trong sách các Vua quyển thứ nhất chương 10 từ câu 1 đến 13. Chúa Giê-su đã nói rằng “bà đã từ tận cùng trái đất đến nghe lời khôn ngoan của vua Sa-lô-môn”. Bà rất trân trọng vua và sự khôn ngoan của vua trong những gì bà thấy tận mắt. Chính sự trân trọng này giúp bà học hỏi được biết bao điều khôn ngoan để ứng dụng cho đất nước của bà. Sự trân trọng bà dành cho vua Sa-lô-môn cũng là sự trân trọng bà có đối với bản thân và dành cho dân tộc bà.
Qua hai trường hợp trên, chúng ta nhận ra rằng thái độ trân trọng là nền tảng của việc khám phá những điều tốt đẹp nơi tha nhân, để tài bồi cho chính cuộc sống của mình. Sự trân trọng đối với tha nhân cũng là sự trân trọng đối với chính bản thân mình. Chúng ta được mời mọi dành sự trân trọng cho mọi người, cho từng người chúng ta gặp trong cuộc sống, vì bản thân họ và lời nói cũng như hành động của họ, luôn có những điều xây dựng chúng ta. Nếu có tâm tình trân quý, chúng ta khám phá ra những điều tốt đẹp, tuyệt vời và rút ra những bài học từ bất cứ con người nào.

2. KHINH KHI CHÚA GIÊ-SU
Khi so sánh thái độ trân trọng của những người trên, Chúa Giê-su đề cập đến thái độ của những người đồng thời đối với Chúa. Đâu là thái độ của họ?
Trước hết, Chúa sử dụng diễn ngữ “thế hệ gian ác” để nói đến tính chất và thái độ của họ. Kiểu nói đó diễn tả sự đau lòng của Chúa. Sự gian ác đây là không thành tâm, không trân trọng, có nghĩa là KHINH KHI, coi thường bản thân Chúa và giáo huấn của Người.
Một lần kia Chúa nói đến những người đương thời nhìn Chúa với Chúa với ánh mắt khinh thường như thế nào: “Ông Gio-an Tẩy Giả đến, không ăn bánh, không uống rượu, thì họ bảo: ‘Ông ta bị quỉ ám’. Con Người đến cũng ăn cùng uống như ai, thì các ông lại bảo: ‘Đây là tay ăn nhậu, bạn bè với quân thu thuế và phường tội lỗi” (Lc 7,34).
Những người đồng hương coi khinh Chúa Giê-su khi Người trở về quê hương Na-da-rét đến nỗi Chúa cũng phải thốt lên: “Ngôn sứ có bị rẻ rúng, thì cũng chính ở quê hương mình và trong gia đình mình” (Mt 13,57). “Không một ngôn sứ nào được chấp nhận tại quê hương mình” (Lc 4,24). Chúng ta hẳn còn nhớ câu thánh Gio-an viết trong Lời Tựa Tin Mừng: “Người đã đến nhà mình, nhưng người nhà không chịu đón nhận” (Ga 1,11).
Người ta cũng coi thường Chúa khi nói với nhau: “Ông ấy chúng ta biết ông xuất thân từ đâu rồi; còn Đấng Ki-tô, khi Người đến thì chẳng ai biết Người xuất thân từ đâu cả” (Ga 7, 27). “Đấng Ki-tô mà lại xuất thân từ Ga-li-lê sao?” (Ga 7,41; x.Ga 7,52).
Hơn thế nữa, một số người còn vu cáo người “dựa thế quỷ vương Bê-en-dê-bun mà trừ quỷ” (Lc 11,15). Và sự khinh khi được diễn tả trong kết luận: “Chúng tôi bảo ông là người Sa-ma-ri và là người bị quỷ ám thì chẳng đúng lắm sao?” (Ga 8,48).
Và đây là lần cuối cùng, những người Do Thái hỏi Chúa Giê-su: “Ông còn để lòng trí chúng tôi phải thắc mắc cho đến bao giờ? Nếu ông là Đấng Ki-tô, thì xin nói công khai cho chúng tôi biết? Đức Giê-su đáp: “Tôi đã nói với các ông rồi mà các ông không tin. Những việc tôi làm nhân danh Cha tôi, những việc đó làm chứng cho tôi. Nhưng các ông không tin…” (Ga 10,24-26).
Và cuối cùng sự khinh khi đạt tới đỉnh điểm: “Hãy xuống khỏi thập giá xem nào”, “Hắn cứ xuống khỏi thập giá ngay bây giờ đi, chúng ta tin hắn liền” (Mt 27,39-42).
Một số trích đoạn Tin Mừng trên cho chúng ta thấy sự khinh khi mà những người cùng thời đối xử với Chúa mang một sức nặng thế nào. Và chính sự khinh khi đó đã làm họ mất đi cơ hội để nhận biết Chúa. Họ đã đánh mất rất nhiều khi có thái độ khinh khi Chúa. Thật đáng tiếc cho họ. Chúa đã không trở nên dấu lạ cho họ để họ hoán cải và sống công chính, như ông Giô-na đối với dân thành Ni-ni-vê hay như vua Sa-lô-môn đối với nữ hoàng Phương Nam. Kết luận của Chúa làm chúng ta suy nghĩ. “Ở đây, còn hơn ông Giô-na… còn hơn vua Sa-lô-môn”. Chúa Giê-su vượt trên một cách tuyệt đối hai con người này; nhưng thái độ của “thế hệ gian ác” lại trái ngược với những người kia và những người này sẽ kết án thế hệ đó vào ngày Phán Xét. Thật đau lòng!
Còn chúng ta ngày nay thì sao? Có thể chúng ta không khinh khi Chúa ra mặt, nhưng có thái độ dửng dưng, vô cảm nào đó đối với Chúa. Có thể Chúa còn xa cách chúng ta nhiều lắm! Chúa chẳng ảnh hưởng trên cuộc sống chúng ta bao nhiêu.

3. TRÂN TRỌNG CHÚA GIÊ-SU KI-TÔ
Chúng ta nhận ra sự trân trọng Chúa nơi thánh Phao-lô trong bài đọc một trích thư của ngài gửi cho giáo đoàn Rô-ma chương 1 từ câu 1 đến 7. Sự trân trọng này diễn tả sự nhận biết bản thân Chúa với nhân tính và thần tính của Người: “Xét như một người phàm, Đức Giê-su Ki-tô xuất thân từ dòng dõi vua Đa-vít. Nhưng xét về Đấng từ cõi chết sống lại nhờ Thánh Thần, Người đã được đặt làm Con Thiên Chúa với tất cả quyền năng”.
Sự trân trọng đối với bản thân Chúa Giê-su Ki-tô đưa đến sự trân trọng về ơn gọi làm Tông Đồ của mình, thánh Phao-lô khẳng định: “Tôi là Phao-lô, tôi tớ của Đức Ki-tô Giê-su, tôi được gọi làm Tông Đồ, và dành riêng để loan báo Tin Mừng của Thiên Chúa… Đó là Tin Mừng về Con của Người là Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta”.
Sự trân trọng trên còn dẫn đến chỗ mời gọi các tín hữu trân quý ơn gọi được thuộc về Chúa: “Trong số đó, có cả anh em, là những người đã được kêu gọi để thuộc về Đức Giê-su Ki-tô… Anh em là những người được Thiên Chúa yêu thương, được kêu gọi làm dân thánh”.
Những điều thánh Phao-lô đề cập nơi đây là đối tượng của thái độ trân quý và mời gọi chúng ta cần có thái độ đó. Chúng ta trân trọng Chúa bằng cách tìm hiểu về Chúa nhiều hơn nữa bằng cách học và đào sâu giáo lý. Chúng ta trân trọng Chúa bằng việc chúng ta sống Lời Chúa hằng ngày, vì Lời Chúa là chính Chúa. Chúng ta trân trọng Chúa bằng bằng việc sống xứng đáng với ơn gọi Ki-tô hữu, nghĩa là một cuộc sống nên giống Chúa, đồng hình đồng dạng với Chúa. Chúng ta trân trọng Chúa bằng việc loan báo Tin Mừng về Chúa cho anh chị em chúng ta, nhất là những người chưa nhận biết Chúa. Và còn biết bao nhiêu cách thể hiện lòng trân quý của chúng ta đối với Chúa Giê-su Ki-tô. Chúng ta hãy cầu xin Chúa Cha, qua Chúa Thánh Thần, ban cho chúng ta được hiểu biết và yêu mến Chúa Giê-su Ki-tô mỗi ngày một hơn.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thứ Năm Tuần Thánh, Ga 13,1-15 : Rửa chân cho nhau

Thứ Năm Tuần Thánh, Ga 13,1-15 Rửa chân cho nhau Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Trong thánh lễ Tiệc ly, chiều Thứ Năm, Tuần Thánh thường có...

Thứ Tư Tuần Thánh, Mt 26,14-25 : Giuđa Người Môn Đệ Được Chúa Thương Nhất

Thứ Tư Tuần Thánh, Mt 26,14-25 Giuđa Người Môn Đệ Được Chúa Thương Nhất Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Thánh Gioan tông đồ đã thấu cảm...

Thứ Ba Tuần Thánh, Ga 13,21-33.36-38: Ôi tình Chúa tuyệt vời!

Thứ Ba Tuần Thánh, Ga 13,21-33.36-38 Ôi Tình Chúa Tuyệt Vời! Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Bữa tiệc mà Chúa Giêsu cùng ăn uống với các...

Thứ Hai Tuần Thánh, Ga 12,1-11: Phục vụ Chúa như thế nào?

Thứ Hai Tuần Thánh, Ga 12,1-11 Phục vụ Chúa như thế nào? Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin mừng Thứ Hai Tuần Thánh, gợi lên cho chúng...

Thứ Bảy Tuần V, Mùa Chay, Ga 11,45-56: Chết vì yêu

Thứ Bảy Tuần V, Mùa Chay, Ga 11,45-56 Chết Vì Yêu Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chứng kiến phép lạ cả thể, Đức Giêsu cho Lazaro sống...

Thứ Sáu Tuần V, Mùa Chay, Ga 10,32-42: Tin là lựa chọn

Thứ Sáu Tuần V, Mùa Chay, Ga 10,32-42 Tin Là Lựa Chọn Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Phụng vụ Lời Chúa những ngày áp Tuần Thánh càng...

Ngày 21-3, Thánh Biển Đức qua đời, Mt 19,27-29: Buông bỏ để nhận được

Ngày 21-3, Thánh Biển Đức qua đời, Mt 19,27-29 Buông Bỏ Để Nhận Được Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Bài Tin Mừng chỉ vỏn vẹn có ba...

Thứ Năm Tuần V, Mùa Chay, Ga 8,51-59: Sống Lời Chúa đời nở hoa

Thứ Năm Tuần V, Mùa Chay, Ga 8,51-59 Sống Lời Chúa Đời Nở Hoa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Lời Chúa có sức mạnh và quyền năng...

Thứ Tư Tuần V, Mùa Chay, Đn 3,14-20.24-25.28; Ga 8,21-30: Tin thờ Thiên Chúa Thật

Thứ Tư Tuần V, Mùa Chay, Đn 3,14-20.24-25.28; Ga 8,21-30 Tin Thờ Thiên Chúa Thật Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Bài trích sách Đanien thuật lại câu...

Thứ Hai Tuần V, Mùa Chay, Năm B, Ga 8,1-11: Hãy về và đừng phạm tội

Thứ Hai Tuần V, Mùa Chay, Năm A/B, Ga 8,1-11 Hãy Về Và Đừng Phạm Tội Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Mặt trời chiếu sáng cho mọi...

Thứ Sáu Tuần IV, Mùa Chay, Ga 7,1-2.10.25-30: Nhiệt tâm thi hành sứ vụ

Thứ Sáu Tuần IV, Mùa Chay, Ga 7,1-2.10.25-30 Nhiệt Tâm Thi Hành Sứ Vụ Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm nay, cho ta biết Chúa...

Thứ Năm Tuần IV, Mùa Chay, Ga 5,31-47: Làm nhân chứng

Thứ Năm Tuần IV, Mùa Chay, Ga 5,31-47 Làm Nhân Chứng Lasan Ngô Văng Vỹ, O.Cist Đoạn Tin Mừng ngày hôm qua, Chúa Giêsu khẳng định cho...