Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

TƯ THẾ ĐỨNG THẲNG – TUẦN XXX-thứ Hai – VP Duyên Thập Tự

TN-206-TUẦN XXX-thứ Hai

TƯ THẾ ĐỨNG THẲNG
(Rm 8,12-17 / Lc 13,10-17)

VP Duyên Thập Tự Lê Văn Đoàn

Một trong những diễn tả sự cao quí của thân xác con người, đó là thế đứng thẳng. Chỉ có con người mới có tư thế này. Các sinh vật khác, đôi khi cũng có thể đứng trên hai chân một lúc nào đó để đáp ứng một nhu cầu, nhưng đứng thẳng không phải là tư thế thường xuyên hay bình thường của chúng. Trái lại, đứng thẳng và bước thẳng là tư thế của con người. Tư thế này diễn tả nhân cách và nhân phẩm cao quý. Hơn nữa, tư thế này nói lên niềm tin kiên vững.
Nếu trong phạm vi tự nhiên, tư thế đứng thẳng diễn tả phẩm tính cao quý của con người, thì trong đời sống thiêng liêng, tư thế đó là kết quả của cảm nghiệm về tình yêu mà con người có về Thiên Chúa. Đó là cảm nghiệm về Thần Khí nghĩa tử làm cho con người có thể đứng thẳng trước mặt Thiên Chúa của mình.
Hai bài đọc Lời Chúa hôm nay gợi cho chúng ta hai tư thế trái nghịch nhau bị điều hướng bởi hai thứ tinh thần đối kháng. Là Ki-tô hữu, chúng ta được trao ban để sống thứ tinh thần làm cho chúng ta ở “TƯ THẾ ĐỨNG THẲNG”.

1. CHÚA ĐẶT TAY TRÊN BÀ, TỨC KHẮC BÀ ĐỨNG THẲNG LÊN ĐƯỢC
Trong trích đoạn Tin Mừng theo thánh Lu-ca chương 13 từ câu 10 đến 17, thánh sử trình thuật lại việc Chúa Giê-su chữa lành một người phụ nữ “bị quỷ làm cho tàn tật đã mười tám năm. Lưng bà còng hẳn xuống và bà không thể nào đứng thẳng lên được”. Chúng ta hình dung tư thế đó đã gây nên nhiều bất tiện về phương diện thể lý và những mất mát về phương diện tâm lý. Bà không thể trong tư thế đứng thẳng như những người khác. Cái lưng còng diễn tả đôi mắt của bà như dán chặt vào mặt đất. Ánh nhìn không rộng và tầm nhìn không xa. Đây là tư thế vất vả, như người ta thường ví tư thế của người nông dân lao động cực nhọc “bán lưng cho trời, bán mặt cho đất”. Trong đời sống tâm linh, tư thế còng xuống cũng diễn tả sự cột trói, không trong tư thế tự do, như chính Chúa giải thích về trường hợp của bà: “bà ấy bị Xa-tan trói buộc đã mười tám năm nay, thì chẳng lẽ lại không được cởi xiềng xích trong ngày sa-bát sao?” Chúa đã nhìn thấy bà hiện diện giữa cộng đoàn trong cuộc họp tại một hội đường ngày sa-bát. Chúa đã chữa lành cho bà, dù bà chưa ngỏ lời xin. Chúa gọi bà lại và bảo: “Này bà, bà được giải thoát khỏi tật nguyền!” Rồi người đặt tay trên bà, tức khắc bà đứng thẳng lên được và tôn vinh Thiên Chúa.
Việc Chúa chữa lành người phụ nữ còng lưng, như một mời gọi chúng ta rất cần đến với Chúa để Chúa chữa lành khỏi những “chứng còng lưng” trong đời sống tâm linh và trong tương giao với tha nhân. Chúa muốn cho chúng ta đứng thẳng, với tất cả sự cao quý của nhân cách và nhân phẩm của một con người. Chúng ta phải là những con người “đứng thẳng” về phương diện nhân bản. Đây là cấp độ sơ đẳng nhưng nền tảng và quan trọng. Chúng ta hãy là những người “sống thẳng”, được diễn tả trong tư thế đứng thẳng. Điều này bắt buộc chúng ta phải vươn lên mỗi ngày. Mỗi ngày hãy sống hơn thế nữa nhân cách và nhân phẩm cao quý. Đồng thời, chúng ta được mời gọi vươn lên cao hơn nữa, với chức phận của những người con của Cha Trên Trời.

2. NHỜ THẦN KHÍ NGHĨA TỬ, KÊU LÊN: “ABBA-CHA ƠI”
Trong bài đọc một, trích thư Rô-ma chương 8 từ câu 12 đến 17, thánh Phao-lô đã nhấn mạnh đến một điều rất căn bản của đời sống con người nói chung và các Ki-tô hữu nói riêng. Điều căn bản đó là “chúng ta là con cái Thiên Chúa”. Tất cả mọi người là con cái Thiên Chúa. Mỗi người là con Thiên Chúa. Nhưng để đạt đến sự trọn đầy của tình Phụ Tử thần linh đó, con người cần lãnh nhận Thần Khí của Thiên Chúa. Là con Thiên Chúa là một chuyện, sống với tư cách con Thiên Chúa là một chuyện khác. Con cái Thiên Chúa không đương nhiên sống được mối tình đó. Cần có yếu tố mang tính điều hướng, chi phối và tác động. Yếu tố đó là chính Chúa Thánh Thần. Các Ki-tô hữu là những người đã được tái sinh nhờ Nước và Chúa Thánh Thần, được tái sinh bởi ơn trên (x.Ga 3,3.5). Chúa Thánh Thần hay Thần Khí Thiên Chúa là nguyên lý tác sinh Ki-tô hữu và làm cho họ có khả năng sống mối tình con thảo với Cha, Đấng ngự trên trời.
Thánh Phao-lô qủa quyết: “Phàm ai được Thần Khí Thiên Chúa hướng dẫn, đều là con cái Thiên Chúa. Phần anh em, anh em đã không lãnh nhận Thần Khí khiến anh em trở thành nô lệ và phải sợ sệt như xưa, nhưng là Thần Khí làm cho anh em nên nghĩa tử, nhờ đó chúng ta được kêu lên: “Abba! Cha ơi!” Chính Thần Khí chứng thực cho thần khí chúng rằng chúng ta là con cái Thiên Chúa”. Những gì thánh Phao-lô khẳng định, mời gọi chúng ta trong “tư thế đứng thẳng” trong đời sống tâm linh, vì những ai là con của Thiên Chúa, thì đứng thẳng để thưa lên với Người: “Cha ơi!”. Đây là cấp độ thiêng liêng, đi đôi với cấp độ nhân bản mà chúng ta vừa nói trên kia.
Đời Ki-tô hữu không gì khác hơn là sống mối tình con thảo với Cha trên Trời, Đấng đã yêu thương chúng ta trước và nhận chúng ta làm con của Người: “Anh em hãy xem Chúa Cha yêu chúng ta dường nào: Người yêu đến nỗi cho chúng ta được gọi là con Thiên Chúa -mà thực sự chúng ta là con Thiên Chúa” (1Ga 3,1). Và thánh Phao-lô qủa quyết như một hệ luận: “Vậy đã là con, thì cũng là thừa kế, mà được Thiên Chúa cho thừa kế, tức là đồng thừa kế với Đức Ki-tô” (Rm 8,17). Vậy, chúng ta hãy hiên ngang, đứng thẳng cùng với Chúa Giê-su Ki-tô, để tôn vinh Thiên Chúa là Cha Đức Giê-su Ki-tô và cũng là Cha của chúng ta. Đó là diễn tả lòng tin tưởng của chúng ta nơi tình yêu của Thiên Chúa và cũng là sự tự tin của chúng ta vào phẩm chất, phẩm tính cao quý của con người và của con Thiên Chúa.

3. TINH THẦN NÔ LỆ HAY TINH THẦN CON THẢO?
Những gì chúng ta vừa suy niệm mời gọi chúng ta sống đời Ki-tô hữu với tinh thần nào? Chúng ta là con chứ không phài nô lệ. Tinh thần nô lệ chỉ đưa đến sợ hãi; nhưng Thần Khí Nghĩa Tử lại cho chúng ta sống trong niềm vui, bình an. Nếu chúng ta có sợ, là chỉ sợ làm mất lòng Thiên Chúa, không yêu mến Thiên Chúa. Nếu chúng ta sợ bị phạt vì vi phạm lề luật nào đó, thì nỗi sợ đó diễn tả, qua sự vi phạm lề luật, chúng ta không làm vui lòng Thiên Chúa, không sống đẹp lòng Thiên Chúa. Giữ lề luật – các giới răn hay những lề luật trong Giáo Hội và xã hội – là vì lòng yêu mến và diễn tả lòng yêu mến. Chúng ta giữ lê luật với tư cách của những người con. Đó là những người con tuân giữ Luật Chúa, chứ không phải những kẻ nô lệ giữ luật vì lo sợ án phạt.
Đời Ki-tô hữu là một cuộc đời hạnh phúc, niềm hạnh phúc của những người con của Cha, Đấng ngự trên trời. Niềm hạnh phúc vì Cha chúng ta đã ban Chúa Giê-su Ki-tô đến trần gian để khôi phục lại nhân phẩm thánh thiêng của con người, cho con người lại được đứng thẳng. Niềm hạnh phúc của chúng ta là Cha đã ban Thần Khí để, trong Con Yêu Dấu của Người, chúng ta, trong “TƯ THẾ ĐỨNG THẲNG”, cùng nhau thưa lên với Cha: “ABBA! CHA ƠI!”

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ngày 26-7, thánh Gioakim và thánh Anna, song thân Đức Maria, Mt 13,16-17: Mối phúc được thấy được nghe

Ngày 26-7, Thánh Gioakim và Thánh Anna, song thân Đức Maria, Mt 13,16-17 Mối phúc được thấy được nghe Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm...

Ngày 25-7, thánh Giacôbê Tông đồ, Mt 20,20-28: Chọn chỗ nhất trong nước Chúa

Ngày 25-7, Thánh Giacôbê Tông đồ, Mt 20,20-28 Chọn chỗ nhất trong nước Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Đoạn Tin mừng hôm nay có liên hệ...

Ngày 22-7, Lễ kính thánh Maria Magdalena, Ga 20,1-2.11-18: Tôi đi tìm Đấng tôi yêu

Ngày 22-7, Lễ kính thánh Maria Magdalena, Ga 20,1-2.11-18 Tôi đi tìm Đấng tôi yêu Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Ngày 3/6/2022 Đức thánh cha Phanxicô đã...

Thứ Năm Tuần XV Thường niên, Mt 11,28-30: Hãy đến cùng tôi, hãy học với tôi

Thứ Năm Tuần XV Thường niên, Mt 11,28-30 Hãy đến cùng tôi, hãy học với tôi Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm nay gợi lên...

Thứ Bảy Tuần XIV Thường niên, Is 6,1-8 (năm chẵn): Ơn gọi của Isaia và ơn gọi của mỗi chúng ta

Thứ Bảy Tuần XIV Thường niên, Is 6,1-8 (năm chẵn) Ơn gọi của Isaia và ơn gọi của mỗi chúng ta   Lasan Ngô Văn Vỹ,...

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23 Kitô hữu khôn như rắn và đơn sơ như bồ câu

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23 Kitô hữu khôn như rắn và đơn sơ như bồ câu Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúa Giêsu ví...

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23; Hs 14,2-10 (năm chẵn) Cậy dựa nơi Thiên Chúa

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23; Hs 14,2-10 (năm chẵn) Cậy dựa nơi Thiên Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Trong bài trích sách ngôn...

Thứ Năm Tuần XIV Thường niên, Mt 10, 7-15: Được cho không phải cho không

Thứ Năm Tuần XIV Thường niên, Mt 10, 7-15 Được cho không phải cho không Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu sai...

Thứ Tư Tuần XIV, Thường niên, Mt 10,1-7 Thi hành sứ vụ Chúa trao

Thứ Tư Tuần XIV, Thường niên, Mt 10,1-7 Thi hành sứ vụ Chúa trao Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay, tường thuật việc...

Thứ Ba Tuần XIV Thường niên, Mt 9,32-38: Cánh “đồng lúa” chín đang cần “thợ gặt”

Thứ Ba Tuần XIV Thường niên, Mt 9,32-38 Cánh “đồng lúa” chín đang cần “thợ gặt” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm nay thuật lại...

Thứ Hai Tuần XIV Thường niên, Mt 9,18-26: Chạm vào Chúa

Thứ Hai Tuần XIV Thường niên, Mt 9,18-26 Chạm vào Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay thuật lại hai phép lạ của lòng...

Thứ Bảy Tuần XIII Thường niên, Mt 9,14-17: Tâm thế mới trong Nước Thiên Chúa

Thứ Bảy Tuần XIII Thường niên, Mt 9,14-17 Tâm thế mới trong Nước Thiên Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Người ta ăn chay với nhiều mục...