Thứ Sáu, 9 Tháng 5, 2025

Tu trào đan tu (Tiếp theo)

2. Tu Luật Biển Đức

       Bên cạnh gương thánh thiện và đời sống khắc khổ của mình, Thánh Biển Đức còn để lại ảnh hưởng vô cùng to lớn đối với các đan sĩ qua bản Tu Luật do thánh nhân soạn thảo. Có thể nói Tu Luật hay “Luật đan sĩ” (Regula monachorum) của Thánh Biển Đức được rút tỉa và tổng hợp từ những giá trị tinh tuý của các vị tiền bối như: Thánh Pacomio, Thánh Basilio, Thánh Augustino và Thánh Columbano. Với kinh nghiệm 40 làm đan sĩ và làm viện phụ, Biển Đức đã tổng hợp trong bản Tu Luật của ngài tất cả đạo lý và nền tu đức chính thống của các bậc Linh phụ Đông Tây, đặc biệt là từ cuốn “Luật Thầy”. Đặc điểm nổi bật của Tu Luật Biển Đức là tính quân bình và thực tiễn. Nếp sống đan viện được phân chia một cách khá quân bình giữa kinh nguyện, đọc sách (học hành) và lao động. Người ta nhận định rằng, điểm son trong linh đạo của Tu Luật Biển Đức là “đức cẩn trọng và chừng mực”. Đồng thời Tu Luật Biển Đức cũng coi trọng đăc biệt việc khổ chế trong đời sống các đan sĩ. Tu Luật của Thánh Biển Đức được coi là chuẩn mực cho nếp sống “Đan tu Cộng Đoàn” và cũng là ‘Hiến Chương’ của ‘Tu Trào Đan Tu Tây Phương’ và còn được sử dụng khắp nơi trong các Đan viện Biển Đức, Xitô và một số Hội Dòng khác trên thế giới cho tới ngày nay.

* Tu Luật Biển Đức đặc biệt nổi bật với những điểm chính như sau:

– Bản Luật ngắn gọn, chính xác và chứa nhiều điểm rất thực tiễn.

– Bản Luật mang tính nghiêm nhặt trung thành với đời sống khổ hạnh hằng ngày, nhưng cũng rất mềm dẻo, ôn hoà được thể hiện qua tình bác ái trong nếp sống cộng đoàn cách giản dị.

– Bản Luật chất chứa sự khôn ngoan, giúp nâng đỡ viện phụ trong mọi khó khăn.

– Bản Luật coi đan viện như gia đình, trong đó các đan sĩ sống yêu thương, gắn kết với nhau và bền đỗ cho đến trọn đời.

     Trước khi xuất hiện các dòng hành khất (Đaminh và Phanxicô, Carmelo và Ẩn sĩ Augustino), hầu hết các dòng chiêm niệm Tây Phương đều lấy Tu Luật Biển Đức làm luật sống của họ (ngoại trừ một vài đan viện dùng Bản Luật của Thánh Columbano).

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Antôn – Môn đệ của Đức Kitô

Antôn - Môn đệ của Đức Kitô Tủ sách Biển...

Chú quỷ ban trưa và cơn cám dỗ thời đại

          Chú Quỷ Ban Trưa và Cơn...

Đan sĩ – Nhà truyền giáo

    Đan Sĩ - Nhà Truyền Giáo M. Hương Yến, PH  ...

Giáo trình Linh đạo Đan tu I – Duyên Thập Tự Lê Văn Đoàn

  LỊCH SỬ LINH ĐẠO ĐAN TU A- DẪN NHẬP   Định...

Linh phụ Arès – Lời thích hợp cho một thầy dòng

Linh Phụ Arès  Lời Thích Hợp Cho Một Thầy Dòng Tủ...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Viện phụ Agathon – Nói quá nhiều, không gì nguy hiểm bằng

    Viện phụ Agathon Nói quá nhiều, không gì nguy hiểm bằng Tủ sách Biển Đức - Xitô Viện phụ Phêrô là môn đệ của Viện phụ Lot....

Chú quỷ ban trưa và cơn cám dỗ thời đại

          Chú Quỷ Ban Trưa và Cơn Cám Dỗ Thời Đại FM. Thomas Nguyễn Văn Giang Khởi đầu đan tu trào Kitô giáo gắn...

Linh phụ Arès – Lời thích hợp cho một thầy dòng

Linh Phụ Arès  Lời Thích Hợp Cho Một Thầy Dòng Tủ sách Biển Đức - Xitô   Linh phụ Abraham vừa gặp linh phụ Arès. Họ đang...

Antôn – Môn đệ của Đức Kitô

Antôn - Môn đệ của Đức Kitô Tủ sách Biển Đức - Xitô Vào khoảng năm 270, Antôn - một thanh niên 18 tuổi người Ai...

Lời Giáo Huấn Của Các Tổ Phụ Sa Mạc

 ACHILLE Chiến đấu đến đổ máu để giữ được tình yêu thương anh em   Tủ sách đan tu Biển Đức - Xitô        ...

Tu trào đan tu (phần kết)

DÒNG XITÔ   Cuộc cải tổ của Dòng Cluny (910) đã đem lại cho Giáo hội nói chung và đan tu nói riêng nhiều sức...

Giáo trình Linh đạo Đan tu I – Duyên Thập Tự Lê Văn Đoàn

  LỊCH SỬ LINH ĐẠO ĐAN TU A- DẪN NHẬP   Định nghĩa các từ và nhóm từ : - Lịch sử : Đó là sự nhận biết...

Tu trào đan tu

Tu trào đan tu Từ các linh phụ sa mạc đến sự ra đời của Dòng Xitô (1098) I. Tu trào dan tu thời đầu 1. Khái...

Tu trào Xitô

Dòng Xitô Thánh Gia Việt Nam xuất hiện vào đầu thế kỷ 20 do cha Henri Denis Biển Đức Thuận sáng lập. Cha Henri...

ƠN GỌI CHIÊM NIỆM

  ƠN GỌI CHIÊM NIỆM   Có thể nói, chiêm niệm...

Linh Đạo Xitô

LINH ĐẠO XITÔ           Sống trong một đan viện Xi-tô (hay Biển Đức), đan sĩ sống trong một “Trường Phụng Sự...