Chủ Nhật, 8 Tháng mười hai, 2024

Tu trào đan tu (Tiếp theo)

II-Thánh Biển Đức và nếp sống Đan Tu Cộng Đoàn

1. Con người Biển Đức

       Biển Đức sinh năm 480, tại ngôi làng Umbra miền Norcia, Italia và qua đời năm 547. Lên 12 tuổi, Biển Đức được gửi đến Roma cùng với người em gái (Santa Scholastica) để theo học văn chương. Nhưng tại đây, ngài sớm nhận ra tiếng Chúa gọi sống đời đan tu. Năm 17 tuổi, cùng với người vú nuôi Cirilla, Biển Đức trốn khỏi Roma, một đô thị phồn hoa nhưng lại có cuộc sống phóng đãng trác táng. Ngài từ giã sức hấp dẫn của khoa văn chương và khối gia sản do cha mẹ để lại, rút lui vào thung lũng Aniene gần Eufide (hiện nay là Affile, cách Roma khoảng 80km về phía đông), để học Giáo Phụ và Kinh Thánh.

       Truyền thống đã ghi lại phép lạ đầu tiên xảy ra ở Eufide: Biển Đức đã làm phép lạ cho chiếc bình sành mà người vú nuôi làm vỡ đôi được lành lặn trở lại. Tiếng đồn vang ra, Biển Đức sợ mất lòng khiêm tốn, nên ngài đã từ giã người vú nuôi một mình lánh vào thung lũng vùng Subiaco, gần với khu di tích cổ của ngôi biệt thự của Hoàng đế Nero. Nơi đây có con sông Aniene chảy qua tạo nên một thung lũng thơ mộng với ba hồ nước vây quanh. Tại Subiaco này, Biển Đức gặp Romano, một đan sĩ thuộc đan viện trong vùng. Đan viện này do Viện phụ Adeodato làm bề trên. Thánh Biển Đức được viện phụ và các đan sĩ của đan viện này giới thiệu và dẫn vào trong một hang đá hiểm trở ít ai lui tới, thuộc vùng núi Taleo. Tại hang đá này, Biển Đức sống như một ẩn sĩ cho đến Lễ Phục Sinh năm 500 (tức khoảng 3 năm). Mỗi ngày Biển Đức được Đan sĩ Romano mang bánh và nước tiếp tế.

       Với kinh nghiệm sống ẩn mình trong ba năm này, Biển Đức được mời đến hướng dẫn đàng thiêng liêng cho một nhóm đan sĩ của đan viện gần Vicovaro, bởi vì sau cái chết của vị Tu Viện Trưởng, Tu viện của họ đang gặp khó khăn. Vì không thể từ chối trước lời nài xin của họ, nên Thánh Biển Đức đã chấp nhận làm bề trên của các đan sĩ này. Chẳng bao lâu, nhân đức và danh tiếng của Biển Đức lan rộng, thu hút nhiều người tìm đến nghe ngài giáo huấn. Nhưng tiếc thay đây cũng là nguyên nhân khiến cho một số đan sĩ ghen tị; đàng khác, một số trong họ không đồng thuận với cách sống khắc khổ và có phần nhiệm nhặt của ngài nên đã tìm cách đầu độc Thánh Biển Đức. Họ đã manh tâm bỏ thuốc độc vào ly nước của ngài. May thay Chúa cho ly thuốc độc vỡ ra khi thánh nhân giơ tay làm phép lành trên ly nước. Đây là lúc thuận lợi để Thánh Biển Đức từ giã họ trở về hang Subiaco quen thuộc và tiếp tục sống ở đây trong thời gian 30 năm.

       Từ khi trở lại Subiaco lần thứ hai này, Thánh Biển Đức tiếp tục rao giảng Lời Thiên Chúa và rộng lòng đón nhận các tâm hồn trẻ thiện chí đến xin làm môn đệ. Chẳng bao lâu sau, Thánh Biển Đức đã lập được 13 đan viện, mỗi đan viện có 12 đan sĩ và một viện phụ, nhưng tất cả đều ở dưới sự hướng dẫn thiêng liêng của Thánh Biển Đức.

Montecassino một Đan viện Biển Đức làm nức lòng người

       Trước thành công của Thánh Biển Đức, một linh mục trong vùng là Lorentio vì ganh tị đã tìm cách dùng bánh mì chứa độc tố để đầu độc hãm hại Thánh Biển Đức và các đan sĩ của ngài, trong khoảng những năm 525 và 528. Vị linh mục này còn cho các thiếu nữ trần truồng nhảy múa trước mặt Biển Đức và các đan sĩ. Trước tình cảnh đó, để cứu các đan sĩ khỏi sự quấy nhiễu, Thánh Biển Đức, một lần nữa, đành chia tay Subiaco và tới định cư  tại Monte Cassino.

       Thế là chẳng bao lâu sau trên đỉnh cao Monte Cassino, nơi từng có đền thờ kính các thần dân ngoại (là Jupiter và Apollon) đã đổ nát và trở thành hoang vu từ lâu, thì vào năm 529 Biển Đức đã cho ra đời một đan viện thời danh, có tên là ‘Montecassino’. Biển Đức còn thay thế vào vị trí của các thần dân ngoại bằng đền thờ kính Thánh Gioan Tẩy Giả và đền thờ kính Thánh Martino thành Tours. Cũng tại Montecassino này, Biển Đức bắt đầu cho các đan sĩ thực tập sống theo Tu Luật do chính ngài soạn thảo.

      Tu Luật này là kết quả mà Thánh Biển Đức đã thu lượm được sau một thời gian gia nhập hàng ngũ các đan sĩ, với đặc sủng nhận được từ Chúa Thánh Thần và kinh nghiệm của các bậc tiền bối làm nền tảng cho một lối sống ‘đan tu cộng đoàn’ cách chặt chẽ và vững vàng.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Antôn – Môn đệ của Đức Kitô

Antôn - Môn đệ của Đức Kitô Tủ sách Biển...

Chú quỷ ban trưa và cơn cám dỗ thời đại

          Chú Quỷ Ban Trưa và Cơn...

Đan sĩ – Nhà truyền giáo

    Đan Sĩ - Nhà Truyền Giáo M. Hương Yến, PH  ...

Giáo trình Linh đạo Đan tu I – Duyên Thập Tự Lê Văn Đoàn

  LỊCH SỬ LINH ĐẠO ĐAN TU A- DẪN NHẬP   Định...

Linh phụ Arès – Lời thích hợp cho một thầy dòng

Linh Phụ Arès  Lời Thích Hợp Cho Một Thầy Dòng Tủ...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chú quỷ ban trưa và cơn cám dỗ thời đại

          Chú Quỷ Ban Trưa và Cơn Cám Dỗ Thời Đại FM. Thomas Nguyễn Văn Giang Khởi đầu đan tu trào Kitô giáo gắn...

Linh phụ Arès – Lời thích hợp cho một thầy dòng

Linh Phụ Arès  Lời Thích Hợp Cho Một Thầy Dòng Tủ sách Biển Đức - Xitô   Linh phụ Abraham vừa gặp linh phụ Arès. Họ đang...

Antôn – Môn đệ của Đức Kitô

Antôn - Môn đệ của Đức Kitô Tủ sách Biển Đức - Xitô Vào khoảng năm 270, Antôn - một thanh niên 18 tuổi người Ai...

Viện phụ Agathon – Tỉnh thức nội tâm

  Viện phụ Agathon

Lời Giáo Huấn Của Các Tổ Phụ Sa Mạc

 ACHILLE Chiến đấu đến đổ máu để giữ được tình yêu thương anh em   Tủ sách đan tu Biển Đức - Xitô        ...

Tu trào đan tu (phần kết)

DÒNG XITÔ   Cuộc cải tổ của Dòng Cluny (910) đã đem lại cho Giáo hội nói chung và đan tu nói riêng nhiều sức...

Giáo trình Linh đạo Đan tu I – Duyên Thập Tự Lê Văn Đoàn

  LỊCH SỬ LINH ĐẠO ĐAN TU A- DẪN NHẬP   Định nghĩa các từ và nhóm từ : - Lịch sử : Đó là sự nhận biết...

Tu trào đan tu

Tu trào đan tu Từ các linh phụ sa mạc đến sự ra đời của Dòng Xitô (1098) I. Tu trào dan tu thời đầu 1. Khái...

Tu trào Xitô

Dòng Xitô Thánh Gia Việt Nam xuất hiện vào đầu thế kỷ 20 do cha Henri Denis Biển Đức Thuận sáng lập. Cha Henri...

ƠN GỌI CHIÊM NIỆM

  ƠN GỌI CHIÊM NIỆM   Có thể nói, chiêm niệm...

Linh Đạo Xitô

LINH ĐẠO XITÔ           Sống trong một đan viện Xi-tô (hay Biển Đức), đan sĩ sống trong một “Trường Phụng Sự...