Thứ hai, 14 Tháng mười, 2024

ƯỚC MONG CUỘC ĐỜI KIÊN VỮNG – THỨ NĂM TUẦN I MV – VP DUYÊN THẬP TỰ LÊ VĂN ĐOÀN

MV-05-TUẦN I-thứ năm

ƯỚC MONG CUỘC ĐỜI KIÊN VỮNG

(Is 26,1-6 / Mt 7,21.24-27)

VP Duyên Thập Tự Lê Văn Đoàn

Trong những ngày cuối năm phụng vụ, chúng ta đã suy niệm về tư thế “đứng thẳng”, “đứng vững”, “ngẩng đầu”: đó là những tư thế mà Chúa Giê-su mời gọi các môn đệ phải có khi đối diện với những thử thách gian nan và nhất là “đứng vững trước mặt Con Người” khi Người quang lâm. Chúa nhật thứ nhất Mùa Vọng vừa qua, chúng ta được nghe lại các trích đoạn Tin Mừng nhắc lại những tư thế quan trọng này khi bước vào Mùa Vọng. Những tư thế “thể lý” đó diễn tả sự vững tin, kiên vững trong tâm hồn. Tâm thái này diễn tả tư thế thể lý kia.

Hôm nay, khi đọc và suy niệm hai bài đọc Lời Chúa – sách Ngôn Sứ I-sai-a chương 26 từ câu 1 đến 6 và Tin Mừng theo thánh Mát-thêu chương 7 câu 21 và từ câu 24 đến 27 – một ước muốn trong tôi như bùng phát lên: đó là ƯỚC MONG CUỘC ĐỜI KIÊN VỮNG. Đây là niềm hy vọng mà tôi – và tôi tin cũng là anh chị em – mang trong mình để, dù sống trong hoàn cảnh nào, cuộc đời của mình luôn kiên vững. Câu hỏi đặt ra cho bản thân: đâu là cách thức tôi xây dựng đời mình cho kiên vững, và khi bản thân kiên vững có thể giúp tha nhân kiên vững không.

  1. PHONG BA BÃO TÁP TRONG CUỘC ĐỜI

“Phong ba bão táp” là hình ảnh của những sức mạnh đe doạ và cũng là nơi thử sức của những gì được xây dựng như các công trình, các cơ sở, nhà ở hoặc lớn hơn và vô hình hơn, là chính cuộc đời. Phong ba bão táp là thách đố cho sự vững vàng, kiên cố, cho sự kiên vững.

Trong trích đoạn Tin Mừng, chúng ta nhận ra hai loại phong ba bão tố. Trước hết, đó là những hiện tượng thiên nhiên như “mưa sa”, “nước cuốn”, “bão táp” ập vào căn nhà nào đó được xây nên. Đây là thử thách cho chính nền móng của căn nhà. Nếu căn nhà xây trên một nền móng yếu như cát, thì những thứ kia kéo đến, quyét sạch tất cả và gây nên biết bao nhiêu tai hoạ về vật chất và nhân sự. Nhưng nếu căn nhà được xây trên nền móng vững vàng, kiên cố, thì căn nhà đứng vững trước mọi thử thách. Đó là về phương diện tự nhiên.

Nhưng còn một lời Chúa nói như là một thứ “cuồng phong” gây nên sửng sốt và cả lo sợ. Chúa nói: “Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: “Lạy Chúa! Lạy Chúa!’ là sẽ được vào Nước Trời cả đâu! Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi.” Đây thật sự là một “tiếng sét ngang tai”, vì mỗi ngày bản thân tôi thưa tiếng “lạy Chúa! lạy Chúa!” rất nhiều lần, chung với cộng đoàn khi cử hành phụng vụ, riêng khi cầu nguyện một mình. Lời nói này của Chúa giống như “phong ba bão táp” đổ xô vào cuộc đời chúng ta, để kiểm tra xem trong cuộc sống, chúng ta chọn điều gì ưu tiên: nói hay làm? Chắc chúng ta còn nhớ dụ ngôn về hai người con mà cha của chúng nhờ đi làm việc trong vườn nho cho ông. Đứa nói không đi, nhưng lại đi. Đứa nói đi, nhưng chẳng đến. Và Chúa đặt câu hỏi: “Trong hai đứa con đó, ai đã thi hành ý muốn của người cha?” (x.Mt 21,28-32). Có thể tôi ngoan và rất ngoan trong lời nói, lời nói ngọt nào, dễ thương, tôn kính; nhưng lại không có việc làm để minh chứng lời nói. Miệng lưỡi đã thay chân tay! Lời Chúa hôm nay là “ánh chớp”, “tiếng sét” ầm vang để thức tỉnh chúng ta về cách thức chúng ta xây dựng cuộc đời mình.

  1. CUNG CÁCH XÂY DỰNG ĐỜI MÌNH

Câu hỏi được đặt ra là: chúng ta xây dựng đời mình trên nền móng nào? Trước khi là cách thức xây dựng, điều cần thiết là điều gì, cái gì, là nền móng.

Trong bài Tin Mừng, nếu nền móng là “cát” thì không vững, vì cát thì không liên kết với nhau, mỗi hạt cát riêng lẻ, ở bên nhau thôi. Trái lại, nếu nền móng là “đá” – nghĩa là tảng đá nguyên khối – thì thật là vững chắc. Người ta vẫn nói là “vững như bàn thạch” mà. Vậy, trong cuộc đời chúng ta, đá là gì?

“Đá tảng” hay “đá góc” là chính Chúa Giê-su Ki-tô. Như vậy, xây dựng căn nhà trên đá, có nghĩa là xây dựng cuộc đời mình trên nền tảng là Chúa Ki-tô. Chúa Ki-tô là nền tảng duy nhất của cuộc đời Ki-tô hữu, của căn nhà cuộc đời người môn đệ. Thánh Phao-lô đã khẳng định: “Anh em hãy bén rễ sâu và xây dựng đời mình trên nền tảng là Đức Ki-tô Giê-su” (Cl 2,7). Nền tảng của cây là nền đất nơi rễ cây bám sâu xuống để đứng vững. Nền của căn nhà phải vững để căn nhà trụ được theo thời gian. Chúa Giê-su Ki-tô là nền tảng mà Ki-tô hữu – mà chúng ta – xây dựng đời mình. Đó là xác tín rất quan trọng. Nhưng câu hỏi cần được đặt ra là xây dựng trên Chúa Ki-tô bằng cách nào?

Thánh Phao-lô, một lần nữa, đã giải thích cung cách xây dựng trên nền tảng là Chúa Ki-tô. Thánh nhân viết cho giáo đoàn Cô-rin-tô: “Theo ơn Thiên Chúa đã ban cho tôi, tôi đặt nền móng như một kiến trúc sư lành nghề, còn người khác thì xây trên nền móng đó. Nhưng ai nấy phải coi chừng về cách mình xây cất. Vì không ai có thể đặt nền móng nào khác ngoài nền móng đã được đặt sẵn là Đức Giê-su Ki-tô.” Khẳng định của thánh Phao-lô rất rõ ràng: nền móng duy nhất là Chúa Giê-su Ki-tô. Còn phận vụ của mỗi người là xây dựng trên nền móng đó. Và cách xây dựng – hay cung cách xây dựng đời mình – cũng quan trọng. Thánh Phao-lô viết tiếp: “Người ta có thể dùng vàng, bạc, đá quí, gỗ, cỏ, rơm, mà xây trên nền đó. Nhưng công việc của mỗi người sẽ được phơi bày ra ánh sáng. Thật thế, Ngày của Chúa sẽ cho thấy công việc đó, vì Ngày ấy tỏ rạng trong lửa; chính lửa này sẽ thử nghiệm giá trị công việc của mỗi người…” (1Co 3,10-15). Thánh Phao-lô nói đến các vật dụng để xây dựng trên nền móng là Chúa Ki-tô: vậy, trong đời sống Ki-tô hữu, chúng ta xây dựng bằng những vật liệu nào? Tôi thiết nghĩ đó là những ân huệ Chúa ban về phương diện thiêng liêng cũng như nhân bản. Mỗi người, trong hoàn cảnh cụ thể của mình, biết vận dụng mọi ân huệ và khả năng để biến chúng thành hữu ích cho bản thân, cho cuộc đời của chính mình. Tất cả những vật liệu đó phải mang chất “TÌNH YÊU”: tình yêu Chúa và tình thương tha nhân.

Thêm một cung cách xây dựng đời mình nữa, đó là để Thiên Chúa xây dựng đời mình. Trong bài đọc một, trích sách Ngôn Sứ I-sai-a, chúng ta nghe được bài ca như sau: “Chúng ta có thành trì vững chắc: Chúa đã đặt tường trong luỹ ngoài để chở che”. Như vậy, chính Thiên Chúa xây dựng và củng cố căn nhà cuộc đời chúng ta nên kiên vững. Điều quan trọng là chúng ta có dành cho Người không gian tự do để Người hành động “theo cung cách của Người”, “theo đường lối của Người” chứ không phải suy nghĩ, đường lối của riêng chúng ta. Chúng ta hẳn còn nhớ lời ca của những người lên đền thánh Giê-ru-sa-lem:

Ví như CHÚA chẳng xây nhà, 

thợ nề vất vả cũng là uổng công. 

Thành kia mà CHÚA không phòng giữ, 
uổng công người trấn thủ canh đêm (Tv 127).

Một khi cuộc đời chúng ta kiên vững, chắc chắn chúng ta sẽ giúp kiên vững cuộc đời của người khác.

  1. KIÊN VỮNG ĐỜI MÌNH VÀ KIÊN VỮNG ĐỜI NGƯỜI

Chúng ta còn nhớ lời Chúa nói với môn đệ Phê-rô trong bữa Tiệc Ly, khi ông khẳng định sẽ không bao giờ chối bỏ Chúa: “Si-mon, Si-mon ơi, kìa Sa-tan đã xin được sàng anh em như người ta sàng gạo. Nhưng Thầy đã cầu nguyện cho anh để anh khỏi mất lòng tin. Phần anh, một khi đã trở lại, hãy làm cho các anh em của anh nên vững mạnh” (Lc 22,31-32). Đây là một hoa trái của một một cuộc đời kiên vững. Chúng ta nhận ra chứng từ này khắp nơi, ngay trong gia đình và cộng đoàn chúng ta. Đây là sự quang toả của sức mạnh, của tình yêu.

Lời Chúa hôm nay đánh động chúng ta để mỗi chúng ta tái định hướng cuộc đời mình và suy xét lại cung cách chúng ta xây dựng đời Ki-tô hữu của mình. Với thiện chí và ước muốn chân thành muốn cuộc đời mình mang dấu ấn của sự thánh thiện và tình thương, Chúa sẽ hoàn tất nơi chúng ta ước muốn đó: UỚC MONG CUỘC ĐỜI KIÊN VỮNG. Vì “tôi tin chắc rằng: Đấng đã bắt đầu thực hiện nơi anh em một công việc tốt lành như thế, cũng sẽ đưa công việc đó đến chỗ hoàn thành cho đến ngày Đức Ki-tô Giê-su quang lâm” (Ph 1,6).

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thứ 2 Tuần XXVIII Thường Niên – Lc 11,29-32 Dấu lạ diệu kỳ vĩ đại

 DẤU LẠ DIỆU KỲ VĨ ĐẠI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Có lẽ vì tò mò hay hiếu kỳ, dân...

Thứ 7 Tuần XXVII Thường Niên – Lc11,27-28 Hạnh phúc thật

HẠNH PHÚC THẬT Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Trước cử tọa thật đông đảo đang nghe Đức Giêsu giảng dạy với những...

Thứ 6 Tuần XXVII Thường Niên – Lc 11,15-26 Đức Giêsu đầy quyền năng và nhân ái

  ĐỨC GIÊSU ĐẦY QUYỀN NĂNG VÀ NHÂN ÁI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Giữa bao thử thách gian truân và đau khổ...

Thứ Năm Tuần XXVII Thường niên (Lc 11,5-13) Chẳng lẽ Chúa cũng “xin” “cho”?

Thứ Năm Tuần XXVII Thường niên (Lc 11,5-13) Chẳng lẽ Chúa cũng “xin” “cho”? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay là những...

Thứ 5 Tuần XXVII Thường Niên – Lc 11,5-13 Kiên trì cầu nguyện

  KIÊN TRÌ CẦU NGUYỆN Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Sau khi Đức Giêsu dạy thể thức cầu nguyện với Kinh Lạy Cha,...

Thứ Ba, Tuần XXVII Thường Niên (Lc 10,38-42) Phục vụ Chúa hay phục vụ tôi?

Thứ Ba, Tuần XXVII Thường Niên (Lc 10,38-42) Phục Vụ Chúa Hay Phục Vụ Tôi? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay cho...

Thứ Ba, Tuần XXVII Thường Niên – Lc 10,38-42 Gia đình Bêtania đón tiếp Chúa

GIA ĐÌNH BÊTANIA ĐÓN TIẾP CHÚA Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Lời Chúa hôm nay tường thuật cho chúng ta việc Đức...

Thứ 7 Tuần XXVI Thường Niên – Lc 10,17-24 Niềm vui và hạnh phúc đích thực

  NIỀM VUI VÀ HẠNH PHÚC ĐÍCH THỰC Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Sau cuộc thực tập ra khơi với bao thành quả...

Thứ 2 Tuần XXVI Thường Niên – Lc 9,46-50 Ai là người lớn nhất

  AI LÀ NGƯỜI LỚN NHẤT Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Đoạn Tin Mừng hôm nay nằm trong giai đoạn Đức Giêsu...

Thứ 7 Tuần XXV Thường Niên – Lc 9, 43-45 Con Người sắp bị nộp

  CON NGƯỜI SẮP BỊ NỘP Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Sau thời gian, Đức Giêsu công khai loan báo Tin Mừng Nước...

Thứ 6 Tuần XXV Thường Niên – Lc 9,18-22: Thầy là ai?

  THẦY LÀ AI? Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Câu hỏi: Đức Giêsu là ai? Được đặt ra không phải chỉ trong thời...

Thứ 5 Tuần XXV Thường Niên – Lc 9,7-9 Hai con người

  HAI CON NGƯỜI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Với đoạn Tin Mừng chúng ta vừa nghe thật quá vắn, vỏn vẹn...