Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

VẤP NGÃ VÌ CHÚA -TUẦN XVII- thứ Sáu – Vp. Duyên Thập Tự

TN-118-TUẦN XVII- thứ Sáu

VẤP NGÃ VÌ CHÚA

 (Lv 23, 1.4-11.15-16.27.34-37; Mt 13,54-58)

VP Duyên Thập Tự Lê Văn Đoàn

Hôm nay chúng ta nghe trích đoạn Tin Mừng theo thánh Mát-thêu chương 13 từ câu 54 đến 58, trong đó thánh sử thuật lại việc Chúa Giê-su trở về quê quán của Người là Na-da-rét và cho biết thái độ của những người đồng hương. Họ đã không tin Chúa, vì đã quá biết Chúa qua những nét sơ yếu lý lịch. Chính Chúa cũng đã phải sử dụng từ “rẻ rúng” để áp dụng vào trường hợp bản thân Người. Thánh sử còn ghi nhận: “Và họ vấp ngã vì Người”. Chúng ta thường phê phán và cả lên án những người dân Na-da-rét đã có thái độ lạnh lùng đối với Chúa, không tin Chúa; nhưng có bao giờ chúng ta tự hỏi là mình cũng đã “vấp ngã vì Chúa” chưa?

Khi nói đến vấp ngã, hai trường hợp được nêu lên: đó là một lực tác động đến đôi chân để gây nên vấp ngã, như ai đó đá vào chân của một người làm té ngã; nhưng cũng có trường hợp một vật thể nào đó gây nên té ngã cho ai đó, khi người đó vấp vào. Như vậy, có lực tác động, chủ động, cũng có vật hiện diện và thụ động, cho việc vấp ngã. Tôi thiết tưởng, Chúa Giê-su không gây vấp ngã với lực tác động, nhưng sự hiện diện và chính bản thân Chúa gây nên một cách thụ động sự vấp ngã.

Tôi muốn chí sẻ với anh chị em về việc “VẤP NGÃ VÌ CHÚA” không phải để nhắm vào những người dân làng Na-da-rét xưa, mà nhìn lại chính bản thân mỗi người chúng ta, để xét xem chúng ta có vấp ngã vì Chúa không, và sự vấp ngã vì Chúa đưa đến đâu.

 1. KHI VẤP VÀO NHỮNG VẤN NẠN

Khi chúng ta đối diện với những vấn đề và hơn thế nữa các vấn nạn to lớn nơi bản thân và xã hội chung quanh mình, chúng ta có thấy vấp ngã không, và vấp ngã vì Chúa không. Thật vậy, khi nhìn lại bản thân, chúng ta nhận ra biết bao tội lỗi, bao nhiêu hư hèn, nết xấu. Đó là những điều chúng ta ghét nhưng lại cứ tồn tại và như thể nhân thêm và lớn lên theo năm tháng. Chúng ta vấp vào những vấn nạn của mình, và một cách gián tiếp vấp ngã vì Chúa. Tại sao Chúa lại không thánh hoá chúng ta, lột bỏ những thứ xấu xa tội lỗi đó đi? Quyền năng thánh hoá của Chúa thế nào mà con người chúng ta, đúng ra với năm tháng, phải thánh thiện và gương mẫu biết bao để trở thành những Ki-tô hữu đích thực, những linh mục, tu sĩ tốt lành, mà thực tế như ngược lại! Rồi nhìn vào Giáo Hội Chúa, biết bao nhiêu gương xấu, những vấn nạn về mọi điều xấu xa của các Ki-tô hữu, nhất là của hàng giáo sĩ, tu sĩ, làm hoen ố khuôn mặt của Giáo Hội, của Chúa. Cỏ lùng như cứ phát triển nhanh tốt hơn cả lúa tốt! Sao Chúa lại để những điều đó xảy ra cho Giáo Hội của Chúa? Rồi trong xã hội, biết bao nhiêu thứ tiêu cực, phá hoại của thứ văn hoá sự chết lên ngôi, không phải nơi cá nhân mà cả nơi thể chế ủng hộ những thứ giết người tinh vi, pháp luật hoá những sách lược huỷ hoại sự sống. Nhiều thứ xuống cấp đạo đức nhan nhãn khắp nơi trên thế giới. Chúa ở đâu mà để xảy ra những thảm trạng nhân loại, một nhân loại cố loại trừ Chúa khỏi cuộc sống con người, ngay cả trong các quốc gia có nguồn gốc sâu xa của Ki-tô giáo. Nhiều người tự hỏi Giáo Hội và thế giới đang đi về đâu. Rồi ngay trong đại dịch này, bao nhiêu đau khổ, mất mát về nhiều phương diện; nhưng những lời cầu nguyện, những hy sinh ăn chay, có mang lại kết quả gì!

Người ta – chúng ta – vấp vào những vấn nạn, và vấp ngã vì Chúa, vì không thấy sự hiện diện và quyền năng cũng như tình yêu của Chúa. Không hiếm những người đã chọn con đường phản loạn, chống đối Chúa, hay mất niềm tin vào Chúa. Và cả chúng ta cũng trải qua kinh nghiệm đức tin lung lay và như biến mất.

Chúng ta cần đối diện với các vấn nạn, để dám tự hỏi mình xem có vấp ngã vì Chúa không, để nhận định đức tin vào Chúa như thế nào. Chúng ta không nên tránh né các vấn nạn như thể chúng không tồn tại, nhưng để qua chúng nhận ra tâm trạng thực sự của của chúng ta, thái độ chân thực của chúng ta đối với Chúa.

 2. ĐÊM NAY TẤT CẢ ANH EM SẼ VẤP NGÃ VÌ THẦY

Đây là kinh nghiệm của các môn đệ Chúa vào những giờ phút đen tối nhất của họ, khi chứng kiến số phận của Thầy mình là Chúa Giê-su. Trong bữa Tiệc Ly, Chúa Giê-su đã tiên báo cho các môn đệ: “Đêm nay tất cả anh em sẽ vấp ngã vì Thầy. Vì có lời đã chép: Ta sẽ đánh người chăn chiên, và đàn chiên sẽ tan tác” (Mt 26,31). Các môn đệ sẽ bỏ Chúa để chạy cứu lấy thân. Họ vấp ngã vì Chúa khi đối diện với những thứ sức mạnh đe doạ. Ngay cả môn đệ Phê-rô rất khẳng khái: “Dầu tất cả có vấp ngã vì Thầy đi nữa, thì con đây cũng chẳng bao giờ vấp ngã” (Mt 26,33). Ông đã chối Chúa ba lần. Ông đã vấp ngã nặng vì Chúa. Chúa không gây nên vấp ngã cho các ông, nhưng vì Chúa, các ông đã vấp ngã trước những đe doạ của con người. Như vậy, vấp ngã vì Chúa là một kinh nghiệm đau đớn, một kinh nghiệm đâm thấu tận con tim người vấp ngã.

Nhưng kinh nghiệm này cần thiết, để thẩm định hiện trạng của bản thân. Nếu không đối diện với những khó khăn, những tình huống nguy hiểm đã gây nên những vấp ngã, chúng ta vẫn ảo tưởng về bản thân. Chúng ta tưởng mình là gì đó, nhưng thực tế không phải vậy. Chúng ta thường biện minh, từ chối chuyện chúng ta vấp ngã vì Chúa, nhưng, trong thực tế đời sống, những vấp ngã của chúng ta luôn trong mối liên hệ với Chúa. Khi chúng ta sống thoả hiệp với tội lỗi, với tinh thần thế gian, đó là lúc chúng ta hy sinh Chúa vì những thứ khác, xem thường tình yêu Chúa. Hãy xem những người ngày xưa đã vì sợ chết mà bỏ đạo, họ đã hành động ra sao? “Họ vấp ngã vì Chúa”.

Kinh nghiệm “vấp ngã vì Chúa” cần thiết không phải vì chuyện vấp ngã, nhưng là những gì xảy ra sau đó. Chúng ta trở lại với các môn đệ khi Chúa tiên báo các ông sẽ vấp ngã vì Chúa. Chúa nói tiếp: “Nhưng sau khi trỗi dậy, Thầy sẽ đến Ga-li-lê trước anh em”. Nghĩa là gì? Đó là sự hiện diện của Chúa. Đó là sự gặp lại Chúa. Chính sự gặp lại Chúa sẽ giúp các môn đệ vững mạnh trong đức tin. Gặp lại Chúa tại Ga-li-lê, nghĩa là tại nơi đầy ắp các kỷ niệm của những năm tháng Thầy trò sống với nhau. Vấp ngã là thoáng qua, nhưng tình yêu luôn bền vững, với điều kiện là gặp Chúa sau vấp ngã. Đối với môn đệ Phê-rô, Chúa nói: “Si-môn, Si-môn ơi, kìa Xa-tan xin được sàng anh như người ta sàng gạo. Nhưng Thầy đã cầu nguyện cho anh để anh khỏi mất lòng tin. Phần anh, một khi đã trở lại, hãy làm cho anh em của anh nên vững mạnh” (Lc 22,31-32). Kinh nghiệm vấp ngã vì Chúa sẽ là cơ hội để lớn lên trong đức tin và có khả năng củng cố đức tin của người khác.

Như vậy, nếu đã hơn một lần, chúng ta trải nghiệm thế nào là vấp ngã vì Chúa, chúng ta cám ơn Chúa vè kinh nghiệm này, vì nó giúp chúng ta lớn lên, lớn lên trong đức tin vào Chúa, lớn lên trong tình yêu đối với Chúa, Đấng yêu thương chúng ta hơn ngàn lần chúng ta muốn Chúa yêu thương mình theo cách thức của mình.

 3. PHÚC THAY AI KHÔNG VẤP NGÃ VÌ TÔI

Vấp ngã vì Chúa là một trải nghiệm, tuy rất đau đớn, nhưng hữu ích vì mở mát tâm hồn cho chúng ta thấy cách hành động của Chúa khác chúng ta, tư tưởng của Chúa khác chúng ta. Kinh nghiệm vấp ngã vì Chúa phải dẫn đến kinh nghiệm “phúc thay ai không vấp ngã vì Chúa”.

Câu nói trên của Chúa nhắn với những người đang nghe Chúa, nhưng đặc biệt cho hai môn đệ của ông Gio-an Tẩy Giả được sai đến thỉnh vấn Chúa Giê-su, và qua hai môn đệ này, gửi đến ông Gio-an Tẩy Giả. Tại sao Chúa lại nói câu này?

Chúng ta biết là ông Gio-an Tẩy Giả bị nhốt trong tù bởi lệnh của vua Hê-rô-đê. Các môn đệ của ông cho ông biết những gì Chúa Giê-su dạy và hành động của Người. Ông sai hai môn đệ của mình đến hỏi Chúa: “Thầy có thật có phải là Đấng phải đến không, hay chúng tôi còn phải đợi ai khác?”. Câu chuyện này trong Tin Mừng theo thánh Mát-thêu chương 11 từ câu 2 đến 15 và Tin Mừng theo thánh Lu-ca chương 7 từ câu 15 đến 23. Câu hỏi này phát xuất từ trong tâm trí của ông Gio-an Tẩy Giả, có thể vì những lời giảng dạy và cách sống của Chúa làm cho ông suy nghĩ và đặt vấn đề. Khi hai môn đệ này đến gặp Chúa là lúc Chúa đang chữa cho nhiều người khỏi bệnh hoạn tật nguyền và khỏi quỉ ám. Và Chúa nói với họ về thuật lại cho ông Gio-an Tẩy Giả những gì các ông thấy. Và Chúa kèm theo câu “và phúc thay người nào không vấp ngã vì tôi”.

Vấp ngã vì Chúa trong văn mạch ở đây, là không bị vấp ngã vì các hành động của Chúa; hay nói như ngôn ngữ ngày nay, không bị “sốc” trước cách sống của Chúa. Nghĩa là Chúa có cách sống và hành động riêng của Chúa.

Chúng ta trở lại câu chuyện của những người dân Na-da-rét. Họ biết Chúa qua chặng đường trước đó khi sống với họ; nhưng nay họ “sốc” trước sự khôn ngoan của Chúa. Nghĩa là Chúa trở thành một con người khác với người họ đã biết. Họ không tin, vì chỉ muốn biết Chúa theo cách của họ. Họ muốn Chúa hành động theo cái biết của họ. Khác đi là không thể chấp nhận. Đây cũng là câu hỏi cho chúng ta. Tại sao chúng ta vấp ngã vì Chúa? Vì chúng ta muốn Chúa hành động theo cách của chúng ta, theo cách suy nghĩ của chúng ta. Chúng ta cột trói Chúa trong thước đo của chúng ta. Chúng ta không để cho Chúa là Chúa, không để cho Chúa hành động theo ý Chúa. Chúng ta muốn Chúa yêu thương chúng ta theo cách của chúng ta. Chúng ta muốn Chúa chiều lòng chúng ta hơn là theo lòng Chúa.

Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta thực hiện một tiến trình đi từ vấp ngã trước những vấn nạn, để xuyên qua kinh nghiệm vấp ngã vì Chúa, tiến tới chỗ không vấp ngã vì Chúa. Đây là một tiến trình của tự do đích thực: tự do đi vào đường lối tự do của Chúa, để Chúa yêu thương chúng ta như Chúa muốn yêu, như cách Chúa yêu. Hãy để Chúa là Chúa.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ngày 26-7, thánh Gioakim và thánh Anna, song thân Đức Maria, Mt 13,16-17: Mối phúc được thấy được nghe

Ngày 26-7, Thánh Gioakim và Thánh Anna, song thân Đức Maria, Mt 13,16-17 Mối phúc được thấy được nghe Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm...

Ngày 25-7, thánh Giacôbê Tông đồ, Mt 20,20-28: Chọn chỗ nhất trong nước Chúa

Ngày 25-7, Thánh Giacôbê Tông đồ, Mt 20,20-28 Chọn chỗ nhất trong nước Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Đoạn Tin mừng hôm nay có liên hệ...

Ngày 22-7, Lễ kính thánh Maria Magdalena, Ga 20,1-2.11-18: Tôi đi tìm Đấng tôi yêu

Ngày 22-7, Lễ kính thánh Maria Magdalena, Ga 20,1-2.11-18 Tôi đi tìm Đấng tôi yêu Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Ngày 3/6/2022 Đức thánh cha Phanxicô đã...

Thứ Năm Tuần XV Thường niên, Mt 11,28-30: Hãy đến cùng tôi, hãy học với tôi

Thứ Năm Tuần XV Thường niên, Mt 11,28-30 Hãy đến cùng tôi, hãy học với tôi Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm nay gợi lên...

Thứ Bảy Tuần XIV Thường niên, Is 6,1-8 (năm chẵn): Ơn gọi của Isaia và ơn gọi của mỗi chúng ta

Thứ Bảy Tuần XIV Thường niên, Is 6,1-8 (năm chẵn) Ơn gọi của Isaia và ơn gọi của mỗi chúng ta   Lasan Ngô Văn Vỹ,...

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23 Kitô hữu khôn như rắn và đơn sơ như bồ câu

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23 Kitô hữu khôn như rắn và đơn sơ như bồ câu Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúa Giêsu ví...

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23; Hs 14,2-10 (năm chẵn) Cậy dựa nơi Thiên Chúa

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23; Hs 14,2-10 (năm chẵn) Cậy dựa nơi Thiên Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Trong bài trích sách ngôn...

Thứ Năm Tuần XIV Thường niên, Mt 10, 7-15: Được cho không phải cho không

Thứ Năm Tuần XIV Thường niên, Mt 10, 7-15 Được cho không phải cho không Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu sai...

Thứ Tư Tuần XIV, Thường niên, Mt 10,1-7 Thi hành sứ vụ Chúa trao

Thứ Tư Tuần XIV, Thường niên, Mt 10,1-7 Thi hành sứ vụ Chúa trao Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay, tường thuật việc...

Thứ Ba Tuần XIV Thường niên, Mt 9,32-38: Cánh “đồng lúa” chín đang cần “thợ gặt”

Thứ Ba Tuần XIV Thường niên, Mt 9,32-38 Cánh “đồng lúa” chín đang cần “thợ gặt” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm nay thuật lại...

Thứ Hai Tuần XIV Thường niên, Mt 9,18-26: Chạm vào Chúa

Thứ Hai Tuần XIV Thường niên, Mt 9,18-26 Chạm vào Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay thuật lại hai phép lạ của lòng...

Thứ Bảy Tuần XIII Thường niên, Mt 9,14-17: Tâm thế mới trong Nước Thiên Chúa

Thứ Bảy Tuần XIII Thường niên, Mt 9,14-17 Tâm thế mới trong Nước Thiên Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Người ta ăn chay với nhiều mục...