Thứ Sáu, 29 Tháng Ba, 2024

VỊ THÁNH NGHÈO – Lễ thánh Phanxicô Assisi -VP Duyên Thập Tự

TN-185-LR-Thánh Phanxicô Assisi

VỊ THÁNH NGHÈO
(Gl 6,14-18 / Mt 11,25-30)

VP Duyên Thập Tự Lê Văn Đoàn

Thánh Phan-xi-cô Át-xi-di là một vị thánh được biết đến rất nhiều. Đời sống thánh thiện và những đức tính của ngài trở thành tấm gương cho nhiều người noi theo. Hình ảnh rõ nét nhất nơi những người noi theo gương sống của ngài, đó là một vị thánh nghèo; vì thế mới có danh xưng “thánh Phan-xi-cô khó khăn”. Hôm nay, mừng lễ thánh nhân, chúng ta cùng dừng lại để tìm hiểu thêm một chút đời sống của ngài, tái khám phá một số đặc điểm trong nếp sống của ngài và nhận ra một số ảnh hưởng của ngài trên Giáo Hội và xã hội.

1. MỘT THOÁNG LỊCH SỬ
Thánh Phan-xi-cô sinh vào khoảng năm 1181 hay năm 1182 tại thành phố Át-xi-di thuộc nước Ý và qua đời vào ngày 3 tháng 10 năm 1226.
Ngài là con trai đầu lòng của ông Pietro Bernardone del Moriconi và bà Joanna Pica. Thân phụ ngài là một nhà buôn nệm, len dạ, rất giầu có. Và chính vì được sinh trưởng trong cảnh giầu sang mà thanh niên Phan-xi-cô đã sống quãng đời thanh xuân trong sự hoang phí tiền bạc vào những bữa tiệc chiêu đãi bạn bè và cả những thú vui xác thịt. Trong thời gian này, với mốt thời thượng là thanh niên muốn trở nên danh giá với tước hiệu hiệp sĩ, Phan-xi-co đã tham gia những cuộc nổi dậy; nhưng chàng bị bắt làm tù binh.
Sau khi được thân phụ chuộc tiền về, chàng trở về quê hương và dần dần khám phá ra sự phung phí tuổi trẻ vào những điều vô ích. Đây là hạt mầm của việc trở lại. Và vào một dịp kia, chàng đã gặp những người cùi. Trong Di Chúc, ngài đã xác định rằng việc gặp gỡ những người cùi là biến cố quyết định cuộc trở lại của mình. “Khi tôi còn ở trong tội lỗi, tôi thấy rất đắng cay khi nhìn thấy những người phong cùi. Và Chúa lại dẫn tôi đến giữa họ và tôi thương xót họ. Và, khi khi tôi đến nơi họ, điều đã làm tôi cay đắng nay trở thành cho tôi sự dịu ngọt của tâm hồn và thân xác; và sau điều đó, tôi sẽ chỉ còn ít thời gian và tôi ra đi khỏi đời này.” Và ngài mặc lấy tâm tình thương xót, nhạy cảm với nỗi khốn cùng của tha nhân.
Vào năm 23 tuổi, trong một dịp cầu nguyện trước thánh giá trong nguyện đường thánh Đa-mi-a-nô, ngài đã nghe một tiếng nói xin ngài sửa sang lại “Thánh Đường đang bị mục nát”. Hiểu theo nghĩa chữ, ngài đã đi bán tất cả hàng hoá của cha ngài để sửa sang các nguyện đường và bố thí cho người nghèo. Tức giận trước hành động của người con, ông bắt ngài tính sổ và đưa ra pháp luật để truất quyền thừa kế. Trong một buổi làm việc tại toà án, có sự hiện diện của giám mục địa phương, ngài đã tuyên bố tuyệt giao với cha ngài, băng cách trả lại cho ông tất cả y phục ngài đang mặc với tuyên bố : “Từ trước đến nay, con gọi cha là cha dưới đất; từ nay trở đi con có thể nói: Cha chúng tôi ở trên trời, bời vì chính Người mà con trao phó kho tàng của con và tin kính Người”. Từ đây ngài ở dưới sự che chở của giám mục.
Sau đó, ngài sống thật sự là một người nghèo, y phục tồi tàn và đi ăn xin. Ngài quyết định “cưới Bà Chúa Nghèo”, hiến thân trọn vẹn cho việc rao giảng Tin Mừng và lao động để kiếm bánh nuôi thân hoặc đi hành khất. Một số anh em gia nhập với ngài và một nhóm nhỏ đầu tiên được thành hình. Đó là một đoàn hội các anh em. Rất nhanh chóng, nhiều người đến và gia nhập, và ngài phải tổ chức. Đây là điều khác với ý muốn của chính ngài. Ngài chỉ muốn thành lập những hội đoàn nhỏ, nhưng lại phải tổ chức thành một dòng với những luật lệ và cơ cấu. Trong tâm tưởng, ngài muốn các anh em đồng thời là người rao giảng và là người hành khất, sống hoàn toàn nghèo khó, không hình thành những cộng đoàn có nội vi. Lý tưởng là vậy, nhưng ngay lập tức gặp những chống đối. Dòng phát triển rất nhanh, và những ý hướng của ngài không thể thực hiện được. Ngài cũng được kêu gọi từ chức để những anh em có học vấn và có khả năng lên điều hành.
Vào năm 1219, ngài đi Ai-cập và vào tháng 9 ngài gặp hoàng đế hồi giáo tên là Al-Kamel với ý định làm ông theo đạo. Nhưng ngài phải vội về để họp công nghị. Năm 1220, ngài từ chức.
Vào tháng tám năm 1224, ngài ở ẩn với một vài anh em tại đan viện Alverna. Ngày 17 tháng 9 năm đó, ba ngày sau lễ Suy Tôn Thánh Giá, ngài đã nhận những dấu thánh (Năm Dấu Thánh). Ngài là người đầu tiên được in các dấu thánh. Từ đó, ngài thường xuyên đau ốm và trải qua những khủng hoảng lo âu. Ngài trú ngụ trong một căn lểu gần nguyện đường thánh Đa-mi-a-nô, nơi đó ngài bắt đầu hành trình thiêng liêng và là nơi sống của cộng đoàn các nữ tu nghèo đã được chị Cla-ra thiết lập. Ngài viết ở đó Bài Ca Thụ Tạo.
Ngài qua đời vào ngày 3 tháng 10 năm 1226 trong nhà nguyện nhỏ thuộc Portioncula. Khi ngài qua đời, dòng Phan-sinh đã có từ 3.000 đến 5.000 tu sĩ.

2. MỘT VÀI NÉT ĐẶC TRƯNG CỦA ĐỜI SỐNG
Chúng ta có thể khám phá nơi thánh Phan-xi-cô một số phẩm tính đặc biệt nơi ngài.
– Thánh Phan-xi-cô là một tu sĩ người Ý, phó tế và là đấng sáng lập dòng Anh Em Hèn Mọn (dòng Phan-xi-cô). Ngài là một con người theo sát Chúa Giê-su trong sự nghèo khó hầu như tuyệt đối.
– Nhưng thánh Phan-xi-cô là người theo Chúa Ki-tô trong niềm vui. Niềm vui đó diễn tả sự an bình tâm hồn và là người tạo dựng sự an bình cho tha nhân. Ngài cũng là con người hoà bình với các thụ tạo khác. Ngài thân thiện với chúng trong bầu khí hoà bình, thân ái.
– Ngài cũng là một con người nhiệt tâm rao giảng Tin Mừng. Ngài sai từng hai người đi rao giảng trong các thành phố hay nông thôn. Chính ngài cũng thi hành công việc này một cách hăng say.
– Nơi thánh nhân, chúng ta khám phá một lòng yêu mến các tạo vật của Thiên Chúa. Bài Ca Tạo Vật là một diễn tả thật đẹp của lòng yêu mến đó. Chúng ta đọc và nghe lại bài ca này.
Lạy Thiên Chúa tối cao, toàn năng và tốt lành, mọi vinh quang và danh dự, lời chúc tụng và ngợi khen, và xứng hợp cho riêng mình Ngài, ôi Đấng tối cao, không một ai xứng đáng gọi Danh Ngài.
Ngợi khen Chúa, lạy Chúa tôi, với muôn loài tạo vật, đặc biệt nhất Ông Anh Mặt Trời, anh là ánh sáng ban ngày, nhờ Anh, Ngài soi chiếu chúng tôi, Anh đẹp và tỏa ánh rạng ngời,anh tượng trưng Ngài, ôi Đấng tối cao.
Ngợi khen Chúa, lạy Chúa tôi, vì Chị Trăng và muôn Sao Chúa tạo dựng trên nền trời: lung linh, cao quí và diễm lệ.
Ngợi khen Chúa, lạy Chúa tôi, vì Anh Gió, Không khí và Mây trời, cảnh thanh quang và bát tiết tứ thời nhờ Anh, Chúa bảo tồn muôn vật.
Ngợi khen Chúa, lạy Chúa tôi, vì Chị Nước, thật ích lợi và khiêm nhu, quí hóa và trinh trong.
Ngợi khen Chúa, lạy Chúa tôi, vì Anh Lửa, nhờ Anh, Chúa sáng soi đêm, Anh đẹp và vui tươi, hùng tráng và mạnh mẽ.
Ngợi khen Chúa, lạy Chúa tôi, vì Chị chúng tôi, là Mẹ Đất, Chị nâng đỡ, Chị dìu dắt Chị sinh ra bao thứ trái, hoa muôn màu giữa ngàn cỏ dại.
Ngợi khen Chúa, lạy Chúa tôi, vì những người biết thứ tha nhân danh tình yêu Chúa, chịu bệnh tật ưu phiền. Phúc cho ai chấp nhận trong an hoà, vì lạy Chúa tối cao, Ngài sẽ tặng triều thiên.
Ngợi khen Chúa, lạy Chúa tôi, vì Chị Chết đang đợi chờ thân xác, không ai sống trên đời hòng thoát nổi. Bất hạnh người khi lâm chung, hồn còn mang tội trọng! Phúc thay người trong giờ Chị tới, Thánh Ý Ngài một mực tuân theo, chết thứ hai không làm hại được.
Hãy ngợi khen và chúc tụng Chúa tôi, hãy tạ ơn và phụng sự Người với trọn lòng khiêm hạ.

3. MỘT SỐ ẢNH HƯỞNG CHO HẬU THẾ
Chúng ta có thể nêu lên một số ảnh hưởng mà thánh Phan-xi-cô để lại cho hậu thế. Ngoài đời sống thánh thiện, ảnh hưởng của ngài trong nhiều lãnh vực.
– Thánh Phan-xi-cô được tuyên thánh rất nhanh, vào ngày 16 tháng 7 năm 1228 – nghĩa là sau hai năm bởi Đức Giáo Hoàng Grê-gô-ri-ô IX. Ngài là một trong các vị thánh được biết đến nhiều nhất và được đón nhận một cách rộng rãi nhất bởi những người không công giáo và ngoài Ki-tô giáo.
– Sau một đêm cử hành trong hang Greccio, ngài khởi xướng việc tạo dựng hang đá Giáng Sinh, được phổ biến trước hết trong gia đình Phan-sinh sau đó trong các gia đình và phổ biến như chúng ta thấy ngày nay.
– Nhìn nhận các con vật như là những tạo vật sống động của Thiên Chúa và được nâng lên đại vị người bạn của con người, thánh Phan-xi-cô trở thành bổn mạng của các thú vật và ngày 4 tháng 10 là ngày quốc tế các thú vật.
– Ngày 29 tháng 11 năm 1979, Đức thánh Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II tuyên bố ngài là bổn mạng của những ai xây dựng môi sinh qua tông thư “Inter sanctos praeclarosque vỉrus” (“Giữa những vị thánh rất người và chói sáng).
– Ngày 13 tháng 3 năm 2013, hồng y người Á-căn-đình Giorgio Mario Bergolio được bầu làm giáo hoàng và đã chọn tước hiệu Phan-xi-cô, để nhấn mạnh đến sự quan tâm đến người nghèo: nghèo giữa người nghèo.
– Năm 2015, Đức Giáo Hoàng Phan-xi-cô nêu thánh Phan-xi-cô trong tông huấn Laudato si’ “về việc gìn giữ căn nhà chung”. Đây là tông huấn về việc bảo tồn sinh thái. Và vào năm 2020, Đức Giáo Hoàng đã đặt đề tựa tông huấn mới “Fratelli tutti” (Tất Cả Anh Em) dưới sự bảo trợ của thánh Phan-xi-cô. Tông huấn quảng diễn về tình huynh đệ và tình bằng hữu xã hội.
– Được coi như là người tiên phong của việc đối thoại liên tôn, quê hương của thánh nhân đã được Đức Giáo Hoàng chọn làm nơi diễn ra ngày quốc tế cầu nguyện vào năm 1986, được biết dưới danh xưng “những cuộc gặp gỡ tại Át-xi-di.
Thánh Phan-xi-cô là người nghèo của Chúa, nhưng đã trở thành người làm giầu cho Giáo Hội, cho xã hội và cho biết bao nhiêu người nhờ đời sống thánh thiện và nếp sống đậm chất Tin Mừng. Chúng ta tạ ơn Chúa, và xin Chúa, qua lời chuyển cầu của thánh Phan-xi-cô, ban ơn bình an cho Giáo Hội, cho xã hội và nhân loại ngày nay.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thứ Năm Tuần Thánh, Ga 13,1-15 : Rửa chân cho nhau

Thứ Năm Tuần Thánh, Ga 13,1-15 Rửa chân cho nhau Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Trong thánh lễ Tiệc ly, chiều Thứ Năm, Tuần Thánh thường có...

Thứ Tư Tuần Thánh, Mt 26,14-25 : Giuđa Người Môn Đệ Được Chúa Thương Nhất

Thứ Tư Tuần Thánh, Mt 26,14-25 Giuđa Người Môn Đệ Được Chúa Thương Nhất Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Thánh Gioan tông đồ đã thấu cảm...

Thứ Ba Tuần Thánh, Ga 13,21-33.36-38: Ôi tình Chúa tuyệt vời!

Thứ Ba Tuần Thánh, Ga 13,21-33.36-38 Ôi Tình Chúa Tuyệt Vời! Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Bữa tiệc mà Chúa Giêsu cùng ăn uống với các...

Thứ Hai Tuần Thánh, Ga 12,1-11: Phục vụ Chúa như thế nào?

Thứ Hai Tuần Thánh, Ga 12,1-11 Phục vụ Chúa như thế nào? Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin mừng Thứ Hai Tuần Thánh, gợi lên cho chúng...

Thứ Bảy Tuần V, Mùa Chay, Ga 11,45-56: Chết vì yêu

Thứ Bảy Tuần V, Mùa Chay, Ga 11,45-56 Chết Vì Yêu Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chứng kiến phép lạ cả thể, Đức Giêsu cho Lazaro sống...

Thứ Sáu Tuần V, Mùa Chay, Ga 10,32-42: Tin là lựa chọn

Thứ Sáu Tuần V, Mùa Chay, Ga 10,32-42 Tin Là Lựa Chọn Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Phụng vụ Lời Chúa những ngày áp Tuần Thánh càng...

Ngày 21-3, Thánh Biển Đức qua đời, Mt 19,27-29: Buông bỏ để nhận được

Ngày 21-3, Thánh Biển Đức qua đời, Mt 19,27-29 Buông Bỏ Để Nhận Được Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Bài Tin Mừng chỉ vỏn vẹn có ba...

Thứ Năm Tuần V, Mùa Chay, Ga 8,51-59: Sống Lời Chúa đời nở hoa

Thứ Năm Tuần V, Mùa Chay, Ga 8,51-59 Sống Lời Chúa Đời Nở Hoa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Lời Chúa có sức mạnh và quyền năng...

Thứ Tư Tuần V, Mùa Chay, Đn 3,14-20.24-25.28; Ga 8,21-30: Tin thờ Thiên Chúa Thật

Thứ Tư Tuần V, Mùa Chay, Đn 3,14-20.24-25.28; Ga 8,21-30 Tin Thờ Thiên Chúa Thật Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Bài trích sách Đanien thuật lại câu...

Thứ Hai Tuần V, Mùa Chay, Năm B, Ga 8,1-11: Hãy về và đừng phạm tội

Thứ Hai Tuần V, Mùa Chay, Năm A/B, Ga 8,1-11 Hãy Về Và Đừng Phạm Tội Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Mặt trời chiếu sáng cho mọi...

Thứ Sáu Tuần IV, Mùa Chay, Ga 7,1-2.10.25-30: Nhiệt tâm thi hành sứ vụ

Thứ Sáu Tuần IV, Mùa Chay, Ga 7,1-2.10.25-30 Nhiệt Tâm Thi Hành Sứ Vụ Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm nay, cho ta biết Chúa...

Thứ Năm Tuần IV, Mùa Chay, Ga 5,31-47: Làm nhân chứng

Thứ Năm Tuần IV, Mùa Chay, Ga 5,31-47 Làm Nhân Chứng Lasan Ngô Văng Vỹ, O.Cist Đoạn Tin Mừng ngày hôm qua, Chúa Giêsu khẳng định cho...