VUA SỰ THẬT- VUA TÌNH YÊU
M. Phi Khanh-VP. PV.
Đức Giêsu sinh ra và lớn lên trong thời kỳ đất nước Do Thái bị Đế Quốc Rôma thống trị. Dân chúng nơi nơi đều ao ước Thiên Chúa dủ thương, ban cho họ một Vị Cứu Tinh như lời các Ngôn Sứ đã loan báo- Để Ngài giải thoát họ khỏi kiếp sống lầm than, tủi nhục và cho một Đất Nước bình an, thịnh vượng. Tuy nhiên, Ngài lại là một vị vua không giống như quan điểm của họ. Ngược lại, Ngài là một vị vua rất “dị”, đặc biệt: không ngai vàng; không người hầu kẻ hạ… Chúng ta cùng nhau khám phá vị vua này.
Khi ông Gioan con ông Giacaria xuất hiện tại sông Giođan, rao giảng và làm phép rửa cho dân để tỏ lòng sám hối và trở về với Thiên Chúa, dọn đường cho Đấng Cứu Thế đến. Có nhiều người thắc mắc hỏi “Ông có phải là Đấng Cứu Thế không ? “Ông trả lời với họ “ Tôi không phải là Người mà các ông mong đợi, Người đến sau tôi nhưng có trước Tôi, Tôi không xứng đáng cởi dây giầy cho Người”.
Trên bờ sông Giođan, Chúa Giêsu hòa vào đoàn người đi đến với Gioan xin ông làm phép rửa tỏ lòng sám hối. Được Thánh Thần linh ứng ông nhận ra Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế, và ông giới thiệu với dân chúng “ Đây là Chiên Thiên Chúa , Đấng xóa tội trần gia; Đấng mà ttoi loan báo”.
Sao khi lãnh phép rửa Gioan Chúa Giêsu bắt đầu sứ vụ rao giảng Tin Mừng – Người phán “Thời kỳ đã mãn, Nước Thiên Chúa đã đến gần, anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng”. Phúc âm ghi lại rằng toàn dân từ khắp nơi đến để nghe Người giảng, chứng kiến các phép lạ Chúa làm, và được Người chữa cho đủ thứ bệnh hoạn, tật nguyền và xua trừ ma quỷ ra khỏi nhiều người trong dân chúng .
Chúa Giêsu được dân chúng coi như một ngôn sứ đầy uy lực, trước phép lạ hóa bánh nuôi năm ngàn người, dân chúng muốn tôn Ngài làm vua, cho ta thấy uy tín của Chúa mỗi ngày một lớn. Và cũng chính ở điều này mà các nhà lãnh đạo tôn giáo sẵn có hiền khích với Chúa tìm cách loại trừ Chúa. Bởi vì Ngài mà dân chúng xa lánh họ. Đàng khác Chúa đã không ngần ngại vạch trần những thói xấu và lối sống giả hình của họ.
Thời buổi thuận tiện đã đến, Giuđa Itcariot một tông đồ của Chúa vì ham tiền đã bán Người cho các thượng tế và luật sĩ. Nằm trong tay các thượng tế và luật sĩ Chúa bị hành hạ và sỉ nhục đủ điều. Và cuối cùng họ quyết định giết Chúa vì cái bẫy họ giăng ra khi hỏi Chúa “Ông có phải Con Thiên Chúa không ? “Người trả lời phải “Tôi là Con Thiên Chúa”. Đây là điều mà họ cho rằng Ngài nói phạm thượng.
Sống dưới chế độ nô lệ, người Do Thái không có quyền xét xử hoặc kết án ai, muốn giết Chúa họ chỉ có cách gán cho Ngài một tội chính trị. Trước tòa tổng trấn Philatô họ vu khống Chúa xúi dân làm loạn, và xưng mình là vua dân Do Thái. Sau khi xét xử ông Philatô thấy không có tội gì đáng kết án, muốn tha cho Chúa Giêsu, vì ông nghĩ chỉ vì ghen tỵ mà các thượng tế và luật sĩ muốn giết Chúa.
Phần Philatô rất ngạc nhiên vì thái độ của Chúa Giêsu khi ông hỏi ‘Ông có phải là vua không ?” Chúa không khẳng định, cũng không trối bỏ, Ngài chỉ nói “Nước Tôi không thuộc về thế gian này, vì nếu nước Tôi thuộc về thế gian này họ đã không để tôi rơi vào tay người Do Thái , Tôi sinh ra để làm vua, Tôi đến để làm chứng cho sự thật. Ai thuộc về sự thật thì nghe tiếng Tôi”.
Như thế chúng ta có thể xác quyết Chúa Giêsu là vua, Chúa thể hiện quyền làm vua của Ngài không phải bằng lời nói mà bằng hành động. Hành động đó không gì khác hơn là tình yêu của Ngài đối với nhân loại. Đó là tình yêu cứu độ, đó cũng là sự thật mà Chúa muốn minh chứng.
Tình yêu ấy được ban cho con người, chỉ cần con người đón nhận với một tâm hồn khiêm tốn và mở rộng thì tình yêu ấy đến với mọi người. Tình yêu cứu độ nói thì dễ, nhưng thực hiện thì không phải không có khó khăn, đòi hỏi sự cố gắng lớn lao của chúng ta, bởi cuộc sống phức tạp đầy lo toan, dễ đẩy chúng ta vào thái độ ích kỷ nhỏ mọn và thấp hèn. Như vậy, chúng ta chưa sống sự thật cứu độ, chưa rao giảng ơn cứu độ và làm chứng cho sự thật về ơn cứu độ đó.
Chúng ta tôn vinh Chúa Giêsu là vua, thì chúng ta là dân của Ngài, chúng ta tin nhận Chúa là vua sự thật thì chúng ta phải là những con người làm chứng cho sự thật về cách sống thật của chúng ta .
Theo Chúa là phải có một quyết định, một lập trường, một triết lý sống thực hành thánh thiện ngay thẳng, trung thực, chứ không ăn gian nói dối, lật lọng, thay trắng đổi đen. Nói rõ hơn chúng ta phải tôn trọng sự thật, trong tư tưởng, lời nói và hành động, không được làm chứng dối, thề gian bỏ vạ, cáo gian… , không được xét đoán vô căn cứ, không kết tội khi chưa đủ bằng chứng, cả khi nói những lời gây thiệt hại danh dự người khác, ….. cũng đều lỗi phạm đến sự thật. Cam đảm biện hộ cho sự thật khi cần đến, không tiết lộ đều cần phải giữ kín.
Chúng ta cũng biết rằng một người sống chân thành, trung thực, bác ái yêu thương trong một xã hội đầy dẫy những dối trá, lừa đảo, ích kỷ, ti tiện thì dễ dàng bị đánh giá là khờ khạo, ngu dại không thức thời, chẳng giống ai. Thế nhưng chính cách sống nói không với nhưng điều bất chính đó, lại là những đòi hỏi cần thiết của người môn đệ Chúa Ki tô, đó là những hy sinh, thánh giá mà chúng ta vác mỗi ngày để theo Chúa. Chúng ta phải trở nên muối đất, ánh sang cho trần gian bằng cuộc sống trung thực mà Chúa Giêsu đã nêu gương cho chúng ta.