Chủ Nhật, 22 Tháng mười hai, 2024

XIN CHÚA CHỮA LÀNH CON THEO CÁCH THỨC CỦA CHÚA Suy niệm Chúa nhật 23, Tn – B

 

XIN CHÚA CHỮA LÀNH CON THEO CÁCH THỨC CỦA CHÚA

Suy niệm Is 354-7a; Gc 2,1-5; Mc 7,31-37 Chúa nhật 23, Tn –  B

M. Lasan Châu Sơn

Tôi có cô bạn đi xuất khẩu lao động bên Hoa kì. Có lẽ do mới sang đất khách quê người – lạ nước lạ cái, công việc chưa ổn định nhất là vì nhớ nhà, mà người bạn hay gọi điện về thăm những người thân và lần nào cô ấy cũng xin mọi người cầu nguyện cho khỏi chứng bệnh ngọng và điếc. Bởi vì, cô cố gắng nói tiếng của họ mà họ không nghe được, cô cố gắng lắng nghe tiếng của họ nhưng lại không hiểu họ nói gì.

Vâng, bệnh ngọng và điếc ở thời nào cũng có, nó gây cản trở trong các mối tương giao giữa người với người. Nhưng lời của Chúa qua miệng ngôn sứ Isaia cho chúng ta tràn trề niềm an vui hy vọng: “Thiên Chúa của anh em đây rồi… chính Người sẽ đến cứu anh em. Bấy giờ mắt người mù mở ra, tai người điếc nghe được. Bấy giờ kẻ què sẽ nhảy nhót như nai, miệng lưỡi người câm sẽ reo hò”. Những lời đầy an ủi mà ngôn sứ công bố cho dân Israel giữa cảnh lưu đày tại Babilon năm xưa, hôm nay, vẫn vang vọng đến chúng ta giữa cơn đại dịch Covid-19 đang hoành hành dữ dội; chực chờ lấy mạng chúng ta bất cứ lúc nào. Xin cho chúng ta vững tin rằng “Thiên Chúa của anh em đây rồi, chính Người sẽ cứu anh em”. Thật vậy, chắc chắn Chúa sẽ cứu chúng ta nhưng bằng cách nào và ở thời điểm nào thì chúng ta không biết.

Một điều chúng ta biết chắc rằng: Chúa thường làm những điều lạ thường cho con người, Tin mừng hôm nay cho ta thấy như vậy, khi Chúa chữa cho anh thanh niên vừa điếc vừa ngọng, bằng những cách thức lạ thường.

Điều lạ thường thứ nhất: Chúa Giêsu làm nhiều động tác trên bệnh nhân: Ngài kéo anh ra khỏi đám đông, đặt ngón tay vào lỗ tai, nhỏ nước miếng mà bôi vào lưỡi anh. Với quan niệm vệ sinh thời nay thì những cử chỉ của Chúa Giêsu thật mất vệ sinh, nhất là giữa lúc đại dịch người ta cố gắng hạn chế tiếp xúc, để giảm nguy cơ lây lan bệnh tật. Tuy nhiên, không dưng mà Chúa Giêsu lại làm như vậy. Chúng ta nên biết Chúa Giêsu đã thích nghi phương pháp chữa bệnh của dân ngoại cách đây hơn 2000 năm, vì Ngài đang chữa bệnh cho người ngoại và trên vùng đất của người ngoại.

Điều lạ thường thứ hai: Chúa Giêsu vừa chữa bệnh, vừa cầu nguyện trong tiếng thở dài. Đa số chúng ta thường thở dài khi: mệt mỏi, căng thẳng, buồn bã, lo lắng… về một vấn đề gì đó chưa được giải quyết ổn thỏa. Phải chăng hành động của Chúa Giêsu có gì đó không ổn? Theo các nhà chú giải tiếng thở dài của Chúa Giêsu tỏ lộ rằng: Ngài đang phải làm một việc hết sức khó khăn, vượt quá khả năng của con người. Thành ra, việc người ngọng điếc được khỏi bệnh càng chứng tỏ quyền năng phi thường của Chúa, chứng tỏ rằng đối với Chúa không có gì là không thể làm được.

Điều lạ thường thứ ba: Chúa Giêsu chữa cho khỏi ngọng, khỏi điếc nhưng lại cấm không cho anh ta nói về Ngài. Đây chẳng phải là lạ thường hay sao? Bởi đã nhiều lần Chúa Giêsu chữa bệnh và liền sau đó Ngài bảo họ hãy đi loan báo cho mọi người biết việc kì diệu Chúa đã làm cho con. Nhưng mà lần này Ngài cấm không cho nói về Ngài. Chúng ta tự hỏi tại sao lại có sự mâu thẫn như vậy? Thưa ở đây, Chúa Giêsu không muốn công bố sứ mệnh Thiên sai của Ngài trước hạn định. Vì lẽ, người Do thái có thể hiểu sai về vai trò của Đấng Thiên sai: đến để giải thoát dân Do thái khỏi ách đô hộ của La mã, hoặc Ngài đến chỉ để chữa bệnh và cho họ được ăn bánh no nê… Thực tế, sứ mệnh của Đấng Thiên sai chỉ hoàn tất trong cuộc Tử nạn và Phục sinh mang lại ơn cứu độ viên mãn cho nhân loại.

Việc Chúa Giêsu chữa lành bệnh ngọng điếc cách lạ thường như thế có liên quan gì đến chúng ta? Thưa có ạ! Việc Chúa Giêsu chữa lành bệnh ngọng điếc cách lạ thường đảm bảo cho ta có một niềm hy vọng cũng được Chúa chữa lành theo cách thức của Chúa. Vì, có lẽ chúng ta không bị ngọng điếc về thể lý, nhưng biết đâu chúng lại bị ngọng, điếc tâm linh?

Có thể chúng ta đang bị “ngọng” khi thích nói những lời độc địa… mà không dám nói về Chúa, không biết nói về Chúa, hoặc nói sai về Chúa qua những việc làm bất chính của mình. Chúa là Cha tốt lành luôn yêu thương tha thứ cho chúng ta. Thế mà cuộc sống của chúng ta vẫn chất đầy nhỏ nhen, ích kỉ, tham lam, ganh tị… 

Cũng có thể chúng ta đang bị “điếc” tai lòng, khi ham nghe những chuyện chua cay hằn học… mà không biết lắng nghe Lời Chúa, không thể nghe tiếng Chúa nói trong lương tâm mình, trong tha nhân và trong các biến cố xảy ra thường ngày.

Như người ngọng điếc, xin Chúa đoái thương cho chúng ta tấm lòng đơn thành, khiêm tốn để Chúa chữa chứng ngọng ngựu, điếc lác trong chúng ta theo những cách thức lạ lùng của Chúa.

Và như Dân chúng đã đen người có bệnh đến với Chúa để được Ngài chữa lành. Cũng vậy, chúng ta tín thác phó dâng lên Chúa những người thân yêu, những anh chị em đang đau bệnh thể xác và tâm hồn, nguyện xin Chúa chữa lành họ theo những cách thức lạ lùng của Chúa. Amen 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thứ Sáu Tuần XII Thường niên, Mt 8,1-4: Chạy lại với Chúa nhận ơn chữa lành

Thứ Sáu Tuần XII Thường niên, Mt 8,1-4 Chạy lại với Chúa nhận ơn chữa lành Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm nay mô tả...

Thứ Năm Tuần XII Thường niên, Mt 7,21.24-27: Đời hạnh phúc khi sống Tám Mối Phúc

Thứ Năm Tuần XII Thường niên, Mt 7,21.24-27  Đời hạnh phúc khi sống Tám Mối Phúc Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Đoạn Tin Mừng hôm nay...

Thứ Ba Tuần XII, Thường niên, Mt 7,6.12-14: Sống tương quan ba chiều

Thứ Ba Tuần XII, Thường niên, Mt 7,6.12-14 Sống tương quan ba chiều Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Đọc Tin mừng hôm nay, có một số người...

Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Châu Sơn Đơn Dương – Trao Tác Vụ Đọc Sách & Giúp Lễ

ĐAN VIỆN XITÔ THÁNH MẪU CHÂU SƠN ĐƠN DƯƠNG TRAO TÁC VỤ ĐỌC SÁCH & GIÚP LỄ Vào lúc 5h30’, ngày 25/03/2023, Đan Viện Xitô Thánh...

“Yêu nhau muôn sự chẳng nề…” Suy niệm Tin mừng Chúa Giáng Sinh: Lc 2,1-14 (Lễ đêm)

“Yêu nhau muôn sự chẳng nề…” Suy niệm Tin mừng Chúa Giáng Sinh: Lc 2,1-14 (Lễ đêm) M. Lasan Châu Sơn Trong khung cảnh huy hoàng của...

Con biết con cần Chúa – Con biết Chúa cần con – Suy niệm Tin Mừng: Mt 1,18-24 – CN IV MV, năm A

CON BIẾT CON CẦN CHÚA - CON BIẾT CHÚA CẦN CON Suy niệm Tin Mừng: Mt 1,18-24 Chúa nhật IV Mùa vọng, Năm A M. Lasan...

Tình yêu tự hủy của Vua Kitô

TÌNH YÊU TỰ HỦY CỦA VUA KITÔ SNTM Lc 23, 35-43; Chúa Kitô - Vua vũ trụ, Chúa nhật 34, Năm C Lasan Châu Sơn Một điều...

Tôi tin một cuộc sống đời đời

TÔI TIN MỘT CUỘC SỐNG ĐỜI ĐỜI Suy niệm Lời Chúa: Mcb 7,1-2.9-14; Lc 20,27-38; Chúa nhật 32 Thường niên, Năm C M. Lasan Châu Sơn Chúng...