Chủ Nhật, 13 Tháng mười, 2024

XIN THƯƠNG XÓT CON (Bài suy niệm Thứ 4 tuần XXXII TN) – Mai Thi

 

XIN THƯƠNG XÓT CON

(Bài suy niệm Thứ 4 tuần XXXII TN)

 

Bệnh tật, nhất là những bệnh nan y luôn luôn là nỗi sợ hãi và ám ảnh của mọi người. Chuyện 10 người phong cùi được Chúa Giêsu chữa lành trong trình thuật Tin mừng hôm nay (Lc 17, 11-19) vừa nói lên tính bi đát của thân phận làm người vừa trở thành điểm qui chiếu để chúng ta soi mình vào khi chúng ta nhìn lại cuộc hành trình đức tin của chúng ta. Ngang qua trang Tin mừng này chúng ta đón nhận sứ điệp Lời Chúa cách minh nhiên và cụ thể hơn, đó là: nhận diện, đón nhận và sống lòng thương xót của Thiên Chúa.

Lòng thương xót của Thiên Chúa không chỉ thể hiện từng thời điểm, bỏ rơi con người do không gánh nổi hay cố tình “chơi xấu” con người. Cuộc đời chúng ta vốn bi đát lại càng bi đát hơn nếu chúng ta không cậy dựa vào lòng thương xót của Thiên Chúa. Bệnh tật là thử thách rất lớn đối với con người nhưng với đức tin mạnh mẽ chúng ta xác tín: ngay cả trước khi bị bệnh, lúc mắc bệnh, đang khi được chữa bệnh và sau khi được khỏi chúng ta vẫn phải nhận ra và tìm cách đáp trả lòng thương xót của Thiên Chúa.

Tình thương xót của Thiên Chúa đối với con người là tình thương xót vô biên, tự nguyện và mãi mãi. Ai cũng cần lòng xót thương xót của Chúa vì chúng ta luôn luôn ở trong tình trạng bất an, bất xứng, bất toàn và bất hiếu…. Tình thương Thiên Chúa đối với con người thật lớn lao vĩ đại. Vấn đề của chúng ta là tìm ra lý do của việc nài xin lòng thương xót Chúa.

  1. Cầu xin Chúa thương thân phận bệnh tật của mình.

Người phong cùi trong xã hội Do Thái thời Chúa Giêsu là kẻ bất hạnh, không phải chỉ mang một nỗi đau nơi thân xác mà còn mang cả một nỗi đau trong tâm hồn.
Thực vậy, sau khi mắc phải chứng bệnh nan y này, thì lập tức, họ bị khai trừ khỏi xã hội. Đi đâu cũng phải ra dấu để mọi người xa tránh. Đây không phải chỉ là một biện pháp vệ sinh nhằm ngăn chặn sự lây lan, mà hơn thế nữa trong bầu khí tôn giáo, người ta có thói quen coi bệnh này như là một hình phạt Thiên Chúa giáng xuống trên những kẻ tội lỗi. Nếu không phải do chính tội của bệnh nhân, thì cũng do tội của cha mẹ họ. Vì thế người bệnh bị xã hội coi là kẻ tội lỗi (x. http://giaophannhatrang.org/index.php?nv=news&op=PHUNG-VU/SUY-NIEM-LOI-CHUA-CHUA-NHAT-28-TN-C-Nhieu-tac-gia-12926).

Chính vì tính bi đát của vấn đề như thế nên ai cũng sợ hãi, lo lắng, không ít người vì quá đau khổ hay không thể vượt qua những rào cản đạo đời đã đi đến chỗ tuyệt vọng. Thân phận những người phong cùi nếu có sống thì cũng coi như đã chết và còn tệ hơn vì bà con thân thuộc bị ảnh hưởng vì trong dòng họ có những người rơi vào hoàn cảnh đó. Đối với 10 người phong cùi: gặp được Chúa Giêsu là gặp vận may, gặp được vị cứu tinh. Thấu hiểu được hoàn cảnh đáng thương của họ như vậy nên Chúa Giêsu ra tay chữa lành.

Bản thân mỗi người chúng ta cũng mắc các thứ bệnh xác hồn làm thành một con người phong cùi. Vậy chúng ta hãy khiêm tốn và tin tưởng nài xin lòng thương xót Chúa để được chữa lành bệnh phong cùi của mình.

  1. Cầu xin lòng thương xót Chúa để được chữa lành bệnh phong cùi của mình.

Thiên Chúa là Đấng giầu lòng thương xót. Lòng thương xót của Thiên Chúa không phải là một ý tưởng trừu tượng, nhưng là một thực tại cụ thể, đến nỗi trở nên một ngôi vị, đến ở với và ở cùng mà chúng ta có thể “sờ đụng” được: Đức Giêsu Kitô.

Đức Giêsu không thể không xót thương 10 người phong cùi nọ, nhất là khi họ đã lên tiếng van xin. Động cơ duy nhất khiến Đức Giêsu chữa lành những người phong cùi là lòng yêu thương Người dành cho những con người khốn khổ. Và kết quả thế nào chúng ta đều biết: tất cả 10 người phong cùi đều được khỏi khi nghe Người bảo họ đi tới trình diện với hàng tư tế.

Đức Giêsu không thể cầm lòng được trước nỗi thống khổ của dân chúng, nhất là của những hạng người bị thiệt thòi trong xã hội. Đức Thánh Cha Phanxicô đã viết trong Tông chiếu Misericordiae Vultus những lời như sau: “Chúa Giêsu Kitô là khuôn mặt của lòng thương xót Chúa Cha. Lòng thương xót đã trở nên sống động và hữu hình nơi Đức Giêsu thành Nagiarét, và đạt đến đỉnh cao nơi Người (x. Tông chiếu ấn định năm thánh ngoại thường về lòng thương xót – Misericordiae Vultus – Khuôn mặt xót thương, số 1). Vì đã tìm được địa chỉ của lòng thương xót nên chúng ta hãy chuyên cần cầu xin để từng ngày khám phá sâu hơn cũng như sống đàng hoàng hơn trước ân huệ lòng thương xót.

  1. Cầu xin lòng thương xót để tiếp tục nhận ra ơn huệ của Chúa và tiếp tục sống lòng thương xót.

 Chúa Giêsu đã yêu cầu chúng ta: “Anh em hãy có lòng xót thương, như Cha anh em là Đấng xót thương” (Lc 6, 36). Có quá hay chăng khi Chúa Giêsu bảo chúng ta đạt tới trình độ đó?

Lòng thương xót của Thiên Chúa, tình yêu của Ngài, ân sủng và quyền năng Ngài…. tất cả để dành cho chúng ta. Một nghịch lý mà chúng ta dễ mắc phải đúng như nhận xét của thánh Bênađô: “tất cả chúng ta thường than rằng mình thiếu ân sủng; nhưng có lẽ đúng hơn phải nói là ân sủng than rằng chúng ta quên lãng ân sủng” (De diversis, 17, 1). Chính vì vậy chúng ta chưa biết xót thương, chưa thể hiện lòng thương xót ra trong cuộc sống hàng ngày. Chân dung của 9 người phong cùi đã được chữa lành mà không biết quay lại tạ ơn Thiên Chúa là một bằng chứng điển hình về cuộc đời chúng ta.

Lòng thương xót của Thiên Chúa vẫn có đó nhưng chúng ta có biết “gõ cửa” hay không là tùy chúng ta. Và dĩ nhiên không phải chúng ta đạt được ước nguyện là xong. Chúng ta tiếp tục nài xin lòng thương xót của Thiên Chúa để có thể nhìn thấy ân huệ của Ngài, và tiếp tục sống tâm tình tạ ơn, tin tưởng và phó thác (như người phong cùi thành Samari).

Tóm lại, Đức Giêsu Kitô không phải chỉ là một thầy thuốc bình thường như mọi thầy thuốc khác, có khả năng chữa bệnh cho người ta; trái lại còn hơn thế nữa, Người còn là Đấng Cứu Thế. Vì thế trái tim của Người biết rung lên đối với mọi kiếp người, nhất là những người chịu đau khổ, thiệt thòi, tội lỗi không phải vì thấy họ tội nghiệp đáng thương nhưng còn hơn thế nữa. Mọi biến cố trong lịch sử của mỗi người cũng như toàn nhân loại, Thiên Chúa đều biết, can thiệp đúng thời đúng lúc và hướng người ta đến ơn cứu độ. Trong từng chi tiết cuộc đời chúng ta, Thiên Chúa luôn luôn hiện diện, gần gũi, quan phòng, cảm thương và thực thi kế hoạch của lòng thương xót.

 

Mai Thi

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thứ 2 Tuần XXVIII Thường Niên – Lc 11,29-32 Dấu lạ diệu kỳ vĩ đại

 DẤU LẠ DIỆU KỲ VĨ ĐẠI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Có lẽ vì tò mò hay hiếu kỳ, dân...

Thứ 7 Tuần XXVII Thường Niên – Lc11,27-28 Hạnh phúc thật

HẠNH PHÚC THẬT Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Trước cử tọa thật đông đảo đang nghe Đức Giêsu giảng dạy với những...

Thứ 6 Tuần XXVII Thường Niên – Lc 11,15-26 Đức Giêsu đầy quyền năng và nhân ái

  ĐỨC GIÊSU ĐẦY QUYỀN NĂNG VÀ NHÂN ÁI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Giữa bao thử thách gian truân và đau khổ...

Thứ Năm Tuần XXVII Thường niên (Lc 11,5-13) Chẳng lẽ Chúa cũng “xin” “cho”?

Thứ Năm Tuần XXVII Thường niên (Lc 11,5-13) Chẳng lẽ Chúa cũng “xin” “cho”? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay là những...

Thứ 5 Tuần XXVII Thường Niên – Lc 11,5-13 Kiên trì cầu nguyện

  KIÊN TRÌ CẦU NGUYỆN Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Sau khi Đức Giêsu dạy thể thức cầu nguyện với Kinh Lạy Cha,...

Thứ Ba, Tuần XXVII Thường Niên (Lc 10,38-42) Phục vụ Chúa hay phục vụ tôi?

Thứ Ba, Tuần XXVII Thường Niên (Lc 10,38-42) Phục Vụ Chúa Hay Phục Vụ Tôi? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay cho...

Thứ Ba, Tuần XXVII Thường Niên – Lc 10,38-42 Gia đình Bêtania đón tiếp Chúa

GIA ĐÌNH BÊTANIA ĐÓN TIẾP CHÚA Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Lời Chúa hôm nay tường thuật cho chúng ta việc Đức...

Thứ 7 Tuần XXVI Thường Niên – Lc 10,17-24 Niềm vui và hạnh phúc đích thực

  NIỀM VUI VÀ HẠNH PHÚC ĐÍCH THỰC Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Sau cuộc thực tập ra khơi với bao thành quả...

Thứ 2 Tuần XXVI Thường Niên – Lc 9,46-50 Ai là người lớn nhất

  AI LÀ NGƯỜI LỚN NHẤT Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Đoạn Tin Mừng hôm nay nằm trong giai đoạn Đức Giêsu...

Thứ 7 Tuần XXV Thường Niên – Lc 9, 43-45 Con Người sắp bị nộp

  CON NGƯỜI SẮP BỊ NỘP Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Sau thời gian, Đức Giêsu công khai loan báo Tin Mừng Nước...

Thứ 6 Tuần XXV Thường Niên – Lc 9,18-22: Thầy là ai?

  THẦY LÀ AI? Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Câu hỏi: Đức Giêsu là ai? Được đặt ra không phải chỉ trong thời...

Thứ 5 Tuần XXV Thường Niên – Lc 9,7-9 Hai con người

  HAI CON NGƯỜI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Với đoạn Tin Mừng chúng ta vừa nghe thật quá vắn, vỏn vẹn...