Thứ hai, 14 Tháng mười, 2024

Xin “Uốn lòng chúng con nên giống như trái tim Chúa” (Anh Maithi)

Xin “Uấn lòng chúng con nên giống như trái tim Chúa”

(Anh Maithi)

Trong suốt mấy tháng qua, anh em chúng tôi tất bật lo hoàn thành nhà thờ để kịp ngày khánh thành (24/05/2018). Tạ ơn Chúa, ngày Cung hiến và Thánh hiến bàn thờ của Đan viện cũng đã diễn ra tốt đẹp. Xin tri ân Thiên Chúa và cám ơn mọi người. Điều chúng tôi muốn chia sẻ ở đây là cảm nghiệm sau khi “chơi vơi” với công việc… chúng tôi lại được lắng đọng bên Chúa; nghe Chúa gọi mời vỗ về yêu thương: 

28 “Tất cả hãy đến với Ta, hỡi những ai khó nhọc và gánh nặng, Ta sẽ nâng đỡ bổ sức cho các ngươi. 29 Hãy mang lấy ách của Ta và hãy học cùng Ta, vì Ta dịu hiền và khiêm nhượng trong lòng, và tâm hồn các ngươi sẽ gặp được bình an. 30 Vì ách của Ta thì êm ái và gánh của Ta thì nhẹ nhàng”. (Mt 11,28-30)

Vâng, chúng tôi đã tĩnh tâm tháng với lời gọi mời yêu thương như thế. “…hỡi những kẻ “mang gánh nặng nề”  hãy tới “mang lấy ách” của Chúa và hãy học với Chúa Giêsu để trở nên hiền lành và khiêm tốn. Có như thế tâm hồn chúng tôi mới gặp được bình an.

 

Khởi đầu, chúng tôi cùng hát với tác giả Phanxicô:

“Trong trái tim Chúa yêu muôn đời

Con xin được một chỗ nghỉ ngơi

Nhỏ bé thôi nhỏ bé thôi

Như nước mưa tan trong biển khơi…”

 

  1. Vấn đề đạt ra là tại sao chúng tôi lại xin cho được một chỗ nghỉ ngơi? Thưa, vì chúng tôi đã ý thức và nhận ra mình là “những người đang vất vả mang gánh nặng nề”.

Cùng quan điểm với  Lm. Giuse Nguyễn Văn Lộc, chúng tôi nhìn nhận:

Gánh nặng nề, trước tiên là thân phận làm người của chúng ta. Chúng ta vẫn thường nói số người này vất vả, số người kia nhàn hạ. Nhưng đó chỉ là vất vả hay nhàn hạ bề ngoài mà thôi. Thân phận con người, tự nó là “vất vả”. Làm người vừa là ơn huệ lớn lao Thiên Chúa ban cho chúng ta, nhưng cũng đầy thử thách và cả đau khổ nữa: một đàng, thử thách và đau khổ đến từ những gì thuộc về phận người (sinh, lão, bệnh, tử), đàng khác, thử thách và đau khổ đến từ lời mời gọi sống nhân tính, được dựng nên theo hình ảnh của Thiên Chúa. Chúng ta thường để cho “thú tính” làm chủ bản thân; “thú tính” là vô ơn, ham muốn, nghi ngờ, ghen tị, chiếm đoạt, không tôn trọng ngôi vị và hành trình riêng của ngôi vị, tranh đua, thống trị, loại trừ, bạo lực… Một nhà tâm lí học nói rằng, cuộc đời với tất cả những vấn đề của cuộc đời, mà mỗi người phải mang vác, đã rất nặng nề rồi; nếu chúng ta không mang vác được cho nhau, thì chúng ta đừng có chất thêm! Đức Giê-su đến để cảm thông và mang vác cho chúng ta, để chúng ta được bình an, nghỉ ngơi, được sống và sống dồi dào. Xin cho chúng ta cảm nếm trong cầu nguyện, và nhất là trong thời gian tĩnh tâm, sự cảm thông, bình an, nghỉ ngơi, sự sống dồi dào mà Đức Giê-su muốn thông truyền cho chúng ta.

Gánh nặng nề của chúng ta còn là ơn gọi đi theo Đức Ki-tô trong đời sống dâng hiến. Ơn gọi là một ơn huệ lớn lao và đặc biệt Chúa ban cho mỗi người chúng ta, nhưng để sống ơn gọi từng ngày, chúng ta phải đối diện với nhiều thách đố; và đôi khi, chúng ta cảm thấy rất nặng nề. Hơn nữa trong đời sống, ai cũng có trách nhiệm, cũng có phận vụ, mà trách nhiệm và phận phận vụ là một gánh nặng; rồi cả những gánh nặng chúng ta mang vác cho nhau; không kể những gánh nặng chúng ta tự chất cho mình hay chất cho nhau nữa.

Gánh nặng nề còn là tội lỗi, và nhất là những năng động xấu chi phối nội tâm chúng ta và chúng ta cảm thấy bất lực. Gánh nặng này vừa làm ô nhiễm tâm hồn và vừa làm xáo trộn tương quan của chúng ta với mình, với Chúa và với nhau. Cuối cùng, gánh nặng nề còn là những vấn đề, những vết thương, những khó khăn, những ngang trái, những thử thách riêng tư của chúng ta; mà chỉ có Chúa và chúng ta biết mà thôi.

 

  1. Hãy đến cùng tôi…”

Nhận ra sự thật về mình như thế, chúng ta sẽ thấy mình cần được giải thoát biết bao và đồng thời chúng ta cũng nhận ra rằng không có điều gì và cũng không có ai ở trên đời này có thể mang lại cho chúng ta sự giải thoát, mang lại cho chúng ta sự nghỉ ngơi và tự do đích thực.

Chúng ta hãy khát khao ơn giải thoát đến từ chính Chúa, để cho lời của Đức Giê-su: “Hãy đến cùng Thầy” vang vọng thật sâu rộng trong lòng của chúng ta, đụng chạm thật mạnh mẽ con tim của chúng ta. Bởi vì lời của Đức Giê-su có đối tượng nào khác, ngoài đối tượng duy nhất là lòng ước ao và chỉ cỏ thể vang vọng khi đụng chạm được lòng ước ao, vốn được chính Người với tư cách là Ngôi Lời đã gieo vào tâm hồn chúng ta khi tạo dựng nên chúng ta. Và lời mời gọi của Ngài là nhưng không, là vô điều kiện: “Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi”.

  1. Hãy học với Tôi vì “Tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường” (c. 29a)

Chúng ta được mời gọi đến với Đức Giê-su để học với Chúa. Học với Chúa bằng cách lắng nghe Lời của Ngài trong cầu nguyện, nhất là trong thời gian tĩnh tâm, vốn là ơn huệ đặc biệt Chúa ban cho mỗi người chúng ta. Bởi lẽ, Lời của Ngài là lương thực nuôi sống chúng ta, là ngọn đèn soi cho chúng ta bước, là ánh sáng chỉ đường cho chúng ta đi (x. Tv 119, 105). Học với Chúa bằng cách ở lại với Ngài, như cành nho gắn liền với thân nho, ngang qua bí tích Thánh Thể (Ga 15, 1-17) mà chúng ta cử hành mỗi ngày.

Đến học với Chúa, đó chính là điều chúng ta được mời gọi ước ao mỗi ngày và suốt đời. Nhưng tại sao, Đức Giê-su mời gọi chúng ta đến học với Ngài? Chính Tin mừng trả lời: vì Người “có lòng hiền hậu và khiêm nhường”. Hẳn là 2 đức tính này quý giá và đặc biệt lắm nên Chúa mới tự mô tả mình như thế. Và không chỉ mô tả, chính Ngài đã sống và thực hành điều đó. Cao điểm nhất, nơi Thập Giá, Người trở nên hiền hậu và khiêm nhường nhất; và đồng thời, nơi Thập Giá, Người cũng bày tỏ Sức Mạnh và Khôn Ngoan, không phải theo quan niệm của con người, nhưng theo quan niệm của Thiên Chúa.

Đến học với Chúa, chúng ta được mời gọi bỏ ách của mình để mang lấy ách của Chúa, hoặc đón nhận ách của mình bằng tình yêu Chúa dành cho chúng ta và bằng tình yêu chúng ta dành cho Chúa. Ách của Chúa thì nhẹ nhàng, bởi vì tất cả những gì Ngài làm, là để phục vụ cho sự sống của chúng ta, để diễn tả tình yêu đến cùng dành cho chúng ta (Ga15,5b). Bình thường, ách thì phải nặng; nhưng khi đến học với Ngài, chúng ta không thể không yêu mến Ngài; và chính lòng yêu mến Chúa làm cho mọi sự trở nên có ý nghĩa và vì thế nhẹ nhàng, làm cho ách của Ngài trở nên êm ái và gánh của Ngài trở nên nhẹ nhàng. Thánh Augustinô nói, trong tình yêu không có đau khổ; nếu có đau khổ, thì đau khổ đó đã được yêu rồi.

Vậy, đâu là ách và đâu là gánh của Chúa, mà chúng ta mang vào mình với lòng yêu mến? Và đâu là ách và gánh của chúng ta, của cuộc đời chúng ta, của những người khác nữa, nhất là những người thân yêu trong ơn gọi và trong gia đình, mà chúng ta được mời gọi gánh vác với tình yêu của Chúa? Chắc chắn chúng ta đã có kinh nghiệm này rồi, không nhận ra sự hiện diện và tình yêu đến cùng của Chúa, mọi sự trở nên không thể chịu nổi.

  1. Nghỉ ngơi bồi dưỡng và gánh nhẹ nhàng (c. 29b-30)

Xin cho chúng ta nhận được và cảm nếm sự nghỉ ngơi, khi đến với Đức Giê-su để học với Ngài và mang lấy ách của Ngài. Vậy đó là sự nghỉ ngơi nào?

  • Chúng tôi cảm thấy bình an, vì Ngài hiền lành và khiêm nhường; và gánh của Ngài là gánh sự sống và tình yêu.
  • Ra khỏi mình, từ bỏ gánh của mình để gánh cái gánh của Chúa vì lòng yêu mến Chúa. Tự nó mang lại cho chúng ta sự an nghỉ.
  • Chúng tôi luôn cảm thấy được nghỉ ngơi, khi đến với Người mà mình yêu mến. Vì thế, khi yêu mến Đức Giê-su, chúng ta luôn cảm thấy sự nghỉ ngơi, khi ở lại với Ngài.
  • Chúng tôi được nghỉ ngơi, vì được Ngài giải thoát khỏi sự dữ, nghĩa là được tự do, được Ngài tha thứ và bao dung.
  • Chúng tôi cảm thấy khỏe mạnh trong tâm hồn, vì được Chúa chữa lành.
  • Chúng tôi được nghỉ ngơi vì được Ngài phục hồi phẩm giá làm con Thiên Chúa.
  • Chúng tôi được nghỉ ngơi vì được Chúa dẫn chúng ta vào niềm vui tạ ơn và ca tụng, không chỉ trong những lúc thuận lợi, những cả trong thử thách và đau khổ.

Và một cách tuyệt đối, với Thập Giá, Ngài mang lấy hết mọi ách, mọi gánh của chúng tôi rồi. Dù chúng tôi có “mang gánh nặng nề” như thế nào, chúng tôi vẫn được mời gọi kinh nghiệm sự nghỉ ngơi ở trong Chúa, Đấng chịu đóng đinh trên Thánh Giá. Một kinh nghiệm rất riêng tư và nội tâm mà chúng tôi khao khát tìm kiếm mỗi ngày trong suốt cuộc đời Linh mục. Vì như ngôn sứ Isaia nói: Người đã mang lấy các tật nguyền của ta và gánh lấy các bệnh hoạn của ta (Is 53, 4; x. Mt 8, 17).

 

Sau khi nghe được tiếng Chúa gọi mời vỗ về yêu thương… cách riêng trong ngày Thế giới xin ơn thánh hóa cho các Linh mục (ngày kỷ niệm…). Chúng tôi xét mình và tự hỏi: chúng tôi có hiền lành không? Chúng tôi có khiêm nhường không? Chúa đã quan tâm lo lắng khi thấy chúng tôi khổ đau và mệt mỏi. Ngài rất muốn nâng đỡ và xoa dịu chúng tôi nên mới lên tiếng kêu mời chúng tôi. Lẽ ra chúng tôi phải tìm đến Ngài trước, thế mà Ngài lại kêu mời tôi trước.

Sở dĩ Ngài kêu mời chúng tôi là vì rất nhiều lần khi gặp khốn khổ chúng tôi đã không chạy đến với Ngài, chúng tôi chạy đến với ai khác, chúng tôi ngã lòng không muốn cầu nguyện nữa…

Mang thân phận yếu đuối là thế, nhưng chúng tôi vẫn phải ý thức rằng: “Nhận nhưng không thì cũng hãy cho nhưng không”. Cho sao được nếu chưa có trái tim của Chúa?!. Vậy, chúng tôi tha thiết nài xin Chúa “Uấn lòng chúng con nên giống như trái tim Chúa”: hiền lành và khiêm nhường thật trong lòng để khi chúng tôi nói về chân lý, chúng tôi cũng sẽ nói một cách khiêm nhường hiền từ, nhất là, để khi chúng tôi phục vụ, chúng tôi sẽ cố gắng chu toàn bổn phận của mình như người tôi tớ.

Chúng tôi không những học nơi Trái tim Chúa sự hiền lành và khiêm nhường, mà chúng tôi còn dâng mình cho Trái tim Chúa. Qua sự dâng mình này, chúng tôi xin Chúa cho trái tim Bạn và tôi cũng được đầy tình yêu như Chúa- Amen.

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thứ 2 Tuần XXVIII Thường Niên – Lc 11,29-32 Dấu lạ diệu kỳ vĩ đại

 DẤU LẠ DIỆU KỲ VĨ ĐẠI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Có lẽ vì tò mò hay hiếu kỳ, dân...

Thứ 7 Tuần XXVII Thường Niên – Lc11,27-28 Hạnh phúc thật

HẠNH PHÚC THẬT Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Trước cử tọa thật đông đảo đang nghe Đức Giêsu giảng dạy với những...

Thứ 6 Tuần XXVII Thường Niên – Lc 11,15-26 Đức Giêsu đầy quyền năng và nhân ái

  ĐỨC GIÊSU ĐẦY QUYỀN NĂNG VÀ NHÂN ÁI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Giữa bao thử thách gian truân và đau khổ...

Thứ Năm Tuần XXVII Thường niên (Lc 11,5-13) Chẳng lẽ Chúa cũng “xin” “cho”?

Thứ Năm Tuần XXVII Thường niên (Lc 11,5-13) Chẳng lẽ Chúa cũng “xin” “cho”? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay là những...

Thứ 5 Tuần XXVII Thường Niên – Lc 11,5-13 Kiên trì cầu nguyện

  KIÊN TRÌ CẦU NGUYỆN Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Sau khi Đức Giêsu dạy thể thức cầu nguyện với Kinh Lạy Cha,...

Thứ Ba, Tuần XXVII Thường Niên (Lc 10,38-42) Phục vụ Chúa hay phục vụ tôi?

Thứ Ba, Tuần XXVII Thường Niên (Lc 10,38-42) Phục Vụ Chúa Hay Phục Vụ Tôi? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay cho...

Thứ Ba, Tuần XXVII Thường Niên – Lc 10,38-42 Gia đình Bêtania đón tiếp Chúa

GIA ĐÌNH BÊTANIA ĐÓN TIẾP CHÚA Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Lời Chúa hôm nay tường thuật cho chúng ta việc Đức...

Thứ 7 Tuần XXVI Thường Niên – Lc 10,17-24 Niềm vui và hạnh phúc đích thực

  NIỀM VUI VÀ HẠNH PHÚC ĐÍCH THỰC Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Sau cuộc thực tập ra khơi với bao thành quả...

Thứ 2 Tuần XXVI Thường Niên – Lc 9,46-50 Ai là người lớn nhất

  AI LÀ NGƯỜI LỚN NHẤT Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Đoạn Tin Mừng hôm nay nằm trong giai đoạn Đức Giêsu...

Thứ 7 Tuần XXV Thường Niên – Lc 9, 43-45 Con Người sắp bị nộp

  CON NGƯỜI SẮP BỊ NỘP Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Sau thời gian, Đức Giêsu công khai loan báo Tin Mừng Nước...

Thứ 6 Tuần XXV Thường Niên – Lc 9,18-22: Thầy là ai?

  THẦY LÀ AI? Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Câu hỏi: Đức Giêsu là ai? Được đặt ra không phải chỉ trong thời...

Thứ 5 Tuần XXV Thường Niên – Lc 9,7-9 Hai con người

  HAI CON NGƯỜI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Với đoạn Tin Mừng chúng ta vừa nghe thật quá vắn, vỏn vẹn...