Thứ Hai, 5 Tháng Sáu, 2023

YÊU THƯƠNG VÀ CẦU NGUYỆN CHO TRẺ EM (Bài suy niệm Thứ 7 tuần XIX TN) – Mai Thi

 

YÊU THƯƠNG VÀ CẦU NGUYỆN CHO TRẺ EM

(Bài suy niệm Thứ 7 tuần XIX TN)

 

Từ xưa tới nay xã hội cũng như Giáo hội luôn tìm mọi cách để chăm lo cho các trẻ em: giúp các em có mọi điều kiện để được học tập, được chăm sóc sức khoẻ, được vui chơi, được hưởng các quyền lợi thuộc lứa tuổi các em. Tuy nhiên hơn bao giờ hết, khi được sinh ra, lớn lên và “hít thở” trong môi trường đa tạp như ngày nay, các trẻ em đang phải đối diện với muôn vàn khó khăn. Các em cần được yêu thương, cầu nguyện cho, cần được giáo dục tốt và được thấy những gương sáng… để có thể lớn lên như một con người “bình thường”. Cũng vậy, các em cũng cần được huấn luyện về phương diện đức tin ngay từ thuở còn nhỏ.

Yêu thương và cầu nguyện cho trẻ em là điều vô cùng quan trọng, hai việc này đã được Đức Giêsu dạy chúng ta thực hiện trong bài Tin mừng hôm nay (Mt 19, 13-15). Không chỉ nói xuông mà chính Người đã làm trước những hành động mà nhiều người lớn không đồng tình: Người để con trẻ đến gần, đặt tay và cầu nguyện cho chúng.

Chúa Giêsu muốn trẻ em đến với Chúa để làm gì? Thưa, để Người chúc phúc lành và dậy dỗ. Trái với thái độ bao dung, yêu thương của Chúa Giêsu dành cho trẻ nhỏ là thái độ của các môn đệ: ngăn cản, la mắng, thiếu tôn trọng… Cách hành xử của các môn đệ xưa cũng là chọn lựa của nhiều người chúng ta, vì sợ con trẻ quấy rầy, sợ liên lụy,…..

Từ giáo huấn của Chúa Giêsu yêu cầu chúng ta đối xử với trẻ em, chúng ta cũng cần kiểm thảo tương quan giữa người lớn chúng ta với trẻ em thế nào. Nếu những việc làm cụ thể hay to tác mà chúng ta không thể thực hiện được thì ít ra chúng ta vẫn có thể làm được bằng việc yêu thương, cầu nguyện và làm gương sáng cho chúng thấy.

Ngày nay mặc dù xã hội đã tiến đến mức khá văn minh nhưng còn đó biết bao cảnh bạo hành trẻ em và lạm dụng sức lao động trẻ em,…. khiến tuổi thơ các em bị đánh cắp. Nếu đa số các trẻ em không bị rơi vào hoàn cảnh đáng thương như vậy thì sự lớn lên mất cân bằng trong đời sống của các em cũng khá phổ biến. Nguyên do khá phổ biến đến từ việc các gia đình thiếu vắng đời sống cầu nguyện chung và riêng hoặc tình yêu giữa các thành viên trong gia đình bị hao hụt hay mờ nhạt dần. Sống trong một xã hội “chạy đua” và vội vã như ngày nay, những thời khắc trong một ngày chiếm chỗ cho quá nhiều dự tính, công việc, mua sắm, giải trí… nhưng hiếm khi họ dành ra một chút thời gian nhỏ nhoi để mỗi người cầu nguyện riêng hoặc cầu nguyện chung với nhau.

Tóm lại, trẻ em cần người lớn chúng ta quan tâm, yêu thương và cầu nguyện cho chúng. Noi gương Chúa Giêsu chúng ta cứ làm như vậy: “Cứ để trẻ em đến với Thầy, đừng ngăn cấm chúng”.

Ước gì!!!

 

Mai Thi

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thứ Ba, Tuần IX TN, Mc 12,13-17: Vấn đề nộp thuế cho hoàng đế Xê-da

THỨ BA TUẦN IX THƯỜNG NIÊN Mác-cô 12,13-17 Vấn Đề Nộp Thuế Cho Hoàng Đế Xê-da Cha M. Basilio Nguyễn Văn Phán, CĐTP Tin Mừng hôm nay,...

Thứ Hai, Tuần IX TN, Mc 12,1-12: Dụ ngôn những người làm vườn nho sát nhân

THỨ HAI TUẦN IX THƯỜNG NIÊN Mác-cô 12,1-12 Dụ Ngôn Những Người Làm Vườn Nho Sát Nhân Cha M. Basilio Nguyễn Văn Phán, CĐTP Chuyện kể rằng,...

Thứ 7, Tuần 8, Thường niên, Mc 11,27-33: Thái độ phụng sự Chúa

Thứ 7, Tuần 8, Thường niên, Mc 11,27-33 Thái độ phụng sự Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Người ta thường nói: “Yêu nên tốt ghét nên...

Thứ Bảy, Tuần VIII TN, Mc 11,27-33: Chính quyền của Do Thái vào thời Chúa Giêsu đặt câu hỏi

THỨ BẢY TUẦN VIII THƯỜNG NIÊN Mác-cô 11,27-33 Chính quyền của Do Thái vào thời Chúa Giêsu đặt câu hỏi Cha M. Basilio Nguyễn Văn Phán, CĐTP Tôi...

Thứ 6, Tuần 8, Thường niên, Mc 11,11-26: Thực tại siêu nhiên trong tự nhiên

Thứ 6, Tuần 8, Thường niên, Mc 11,11-26 Thực tại siêu nhiên trong tự nhiên Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay gợi lên cho...

Thứ 5, Tuần 8, Thường niên, Mc 10,46-52: Xin cho con thấy được

Thứ 5, Tuần 8, Thường niên, Mc 10,46-52 Xin cho con thấy được Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Để có thể hiểu sâu sắc bài Tin mừng...

Thứ Sáu, Tuần VIII TN, Mc 11,11-26: Chúa Giêsu nguyền rủa một cây vả

THỨ SÁU TUẦN VIII THƯỜNG NIÊN Mác-cô 11,11-26 Chúa Giêsu nguyền rủa một cây vả  Cha M. Basilio Nguyễn Văn Phán, CĐTP Đời sống đức tin đôi khi...

Thứ Năm, Tuần VIII TN, Mác-cô 10,46-52: Người mù Ba-ti-mê

THỨ NĂM TUẦN VIII THƯỜNG NIÊN Mác-cô 10,46-52 Người mù Ba-ti-mê  Cha M. Basilio Nguyễn Văn Phán, CĐTP Tin Mừng hôm nay nói về việc Chúa Giêsu chữa...

Thứ 3, Tuần 8, Thường niên, Mc 10,28-31: Theo Chúa, con được gì?

Thứ 3, Tuần 8, Thường niên, Mc 10,28-31 Theo Chúa, con được gì? Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm nay ghi lại lời...

Thứ Ba, Tuần VIII TN, Mc 10,28-31: Một lãi một trăm mại zô! Mại zô!!!

THỨ BA TUẦN VIII THƯỜNG NIÊN Mác-cô 10,28-31 Một lãi một trăm mại zô! Mại zô!!! Cha M. Basilio Nguyễn Văn Phán, CĐTP Kính thưa ông bà và...

Thứ 2, sau lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, Ga 19,25-27: Đức Maria – Mẹ Hội Thánh

Thứ 2, sau lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, Ga 19,25-27 Đức Maria – Mẹ Hội Thánh Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Một nhà văn kể lại...

Thứ Bảy, Tuần VII PS, Ga 21,20-25: Người môn đệ Đức Giêsu thương mến

THỨ BẢY TUẦN VII MÙA PHỤC SINH Gio-an 21,20-25 Người Môn Đệ Đức Giêsu Thương Mến Cha M. Basilio Nguyễn Văn Phán, CĐTP Lời kết luận của...