Thứ bảy, 19 Tháng mười, 2024

Kinh Lạy Cha trong cuộc sống – Suy niệm Tin Mừng: Mt 6,7-15, Thứ 3, Tuần 1, Mùa Chay

KINH LẠY CHA TRONG CUỘC SỐNG

Suy niệm Tin Mừng: Mt 6,7-15, Thứ 3, Tuần 1, Mùa chay

Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist

Các sách Tin mừng ghi nhận Chúa Giêsu thường xuyên cầu nguyện. Ngài cầu nguyện trong hoang địa khi khởi đầu sứ mạng loan báo Tin mừng, Ngài cầu nguyện trên núi khi chọn các môn đệ, Ngài cầu nguyện ở ngoài bãi biển, trong nhà Tiệc ly, tại vường Cây dầu… Nhưng Chúa Giêsu đã nói gì với Chúa Cha thì không ai biết. Ngay cả các môn đệ thường xuyên thấy Chúa Giêsu cầu nguyện rất thân tình với Chúa Cha, nhưng các ngài cũng không biết Chúa Giêsu cầu nguyện những gì. Cho nên, hôm nay, các môn đệ xin Chúa dạy cách cầu nguyện, và Chúa đã dạy Kinh Lạy Cha.

Kinh Lạy Cha gồm bảy ý nguyện: ba ý đầu chúc tụng Thiên Chúa. Lạy Cha chúng con ở trên trời. Chúng con nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời. Bốn ý sau là lời xin ơn: xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày, xin tha tội chúng con như chúng con cũng tha lỗi cho người ta, xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ, xin cứu chúng con cho khỏi sự dữ.

Lời mở đầu Kinh Lạy Cha là lời thân thưa hết sức dễ thương của một đứa con với Cha mình: “Lạy Cha chúng con ở trên trời”. Thiên Chúa tạo thành, Đấng ngàn trùng chí thánh giờ đây trở nên thật gần gũi với loài thụ tạo tội lỗi. Hồng ân quá sức lớn lao nhiệm mầu khiến con người chỉ biết vui mừng cảm tạ. Tạ ơn Thiên Chúa đã cho chúng ta quyền là con của Ngài; là con ông lớn, bà lớn đã là niềm vinh hạnh cho chúng ta dường nào. Phương chi, chúng ta là con Thiên Chúa thì càng được hạnh phúc, sung túc biết bao.

Hơn thế nữa, khi có Thiên Chúa là Cha, thì chúng ta hết thảy là anh chị em với nhau, không còn phân biệt màu da, gia cấp, tôn giáo… chúng ta “tứ hải giai huynh đệ”, con của một Cha trên trời. “Trời” ở đây không có ý nói đến “bầu trời” thuộc thế giới vật chất này, nhưng “trời” ám chỉ một cõi linh thiêng mà Thiên Chúa hiển ngự. Cha trên trời luôn yêu thương tha thứ cho chúng ta hết thảy, nên Chúa Giêsu dạy ta mặc lấy tâm tình của Cha trên trời là tha lỗi cho anh chị em của mình. Chúa nhấn mạnh: “Nếu anh em không tha lỗi cho người ta thì Cha anh em cũng sẽ không tha lỗi cho anh em”.

Chắc chắn rằng không một người nào mà không cảm thấy đau xót, khi thấy cảnh “nồi da nấu thịt”, “huynh đệ tương tàn”. Mà thực tế, sống trong gia đình, hay cộng đoàn… hễ đã có hai người là có chuyện va chạm, bất đồng, trang chấp. Cho nên, người ta thường nói “bá nhân bá tánh” hay “yêu nhau lắm cắn nhau đau”. Chính vì thế, ai cũng cần được người khác tha thứ và có bổn phận tha thứ cho người ta.

Nói tha thứ thì dễ, nhưng sống tha thứ không dễ chút nào. Có thể chúng ta muốn tha thứ theo lời Chúa dạy, nhưng trong lòng thì vẫn bực bội khôn nguôi.

Có một câu chuyện xảy ra ở Giáo xứ vùng “xôi đỗ”; người lương kẻ giáo cùng chung sống với nhau. Một hôm, một gia đình trẻ theo Phật có con mấy con gà “vượt rào” sang phá vườn tược người hàng xóm Công giáo. Thế là, bà này giận dữ la mắng thậm tệ suốt ngày. Biết lỗi, vợ chồng Phật tử năn nỉ “Chuyện đã lỡ. Bác tha cho con”. Bà này đốp lại: “tha cho mày để mày thả gà phá vườn nhà bà hả? Đang nói thế bà nghe tiếng chuông nhà thờ, bà nói: đến giờ bà đi lễ. Đi lễ về bà sẽ cho mi biết…”

Có lẽ đây chỉ là một trong những câu chuyện, phản ảnh lối sống đạo hình thức, ngược hẳn với tâm tình Kinh Lạy Cha. Có thể do chúng ta nghĩ rằng người này người kia không còn xứng đáng để được khoan hồng tha thứ nữa. Vì có tha thứ đến bao nhiêu, họ vẫn chứng nào tật nấy, chẳng chịu thay đổi gì cả.

Tha thứ thật khó biết bao! Chẳng vậy mà thánh Phêrô đã kể lể với Chúa: “Thưa Thầy, nếu anh em con cứ xúc phạm đến con, thì con phải tha đến mấy lần? Có phải bảy lần không?” Đức Giêsu đáp: “Thầy không bảo là đến bảy lần, nhưng là đến bảy mươi lần bảy”. Có nghĩa là tha thứ luôn luôn, tha thứ không ngừng. Vì chẳng phải là bất công khi chúng ta muốn Thiên Chúa tha thứ cho mình luôn mãi, mà chúng ta thì lại giới hạn số lần tha thứ cho người khác. Lẽ nào Thiên Chúa lại chẳng nổi giận với chúng ta như tên đầy tớ không biết xót thương tha nhân?

Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến… Xin cho chúng con không chỉ đọc trên môi miệng nhưng bằng cả tâm hồn làm cho Danh Cha, nước Cha trị đến bằng hành động tha thứ, hy sinh, phục vụ anh chị em. Amen

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

“Ánh trăng” trong đan viện

“ÁNH TRĂNG” TRONG ĐAN VIỆN Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Thuở...

“Ngươi phải thờ cha kính mẹ” – Suy niệm Lời Chúa Thánh Lễ Mồng Hai Tết

“NGƯƠI PHẢI THỜ CHA KÍNH MẸ” Suy niệm Lời Chúa:...

“Yêu nhau muôn sự chẳng nề…” Suy niệm Tin mừng Chúa Giáng Sinh: Lc 2,1-14 (Lễ đêm)

“Yêu nhau muôn sự chẳng nề…” Suy niệm Tin mừng...

29-6 Lễ thánh Phêrô và thánh Phaolô, Mt 16,13-19: Hai cách làm chứng

29-6 Lễ thánh Phêrô và thánh Phaolô, Mt 16,13-19 HAI...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thứ 7 Tuần XXVIII Thường Niên – Lc 12,8-12 Tuyên xưng đức tin

TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Hôm nay chúng ta vẫn tiếp tục suy niệm bài Tin Mừng...

Thứ 5 Tuần XXVIII Thường Niên – Lc 11,47-54 Đức Giêsu phiền trách các luật sĩ

  ĐỨC GIÊSU PHIỀN TRÁCH CÁC LUẬT SĨ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Hôm nay chúng ta cùng suy niệm bài Tin Mừng...

Thứ 4 Tuần XXVIII Thường Niên – Lc 11,42-46 Chúa khiển trách Pharisêu giả hình

  CHÚA KHIỂN TRÁCH PHARISÊU GIẢ HÌNH Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Chúng ta cùng suy niệm và tiếp tục theo dõi Đức...

Thứ 3 Tuần XXVIII Thường Niên – Lc 11,37-41 Sạch dơ thực sự

SẠCH - DƠ THỰC SỰ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Với Tin Mừng thánh sử Luca, chúng ta nhận thấy thánh sử...

Thứ Hai, Tuần XXVIII Thường Niên (Lc 11,29-33) Sám hối để nhìn thấy Chúa

Thứ Hai, Tuần XXVIII Thường Niên (Lc 11,29-33) Sám Hối Để Nhìn Thấy Chúa Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Tôi đã đi khắp vũ trụ,...

Thứ 2 Tuần XXVIII Thường Niên – Lc 11,29-32 Dấu lạ diệu kỳ vĩ đại

 DẤU LẠ DIỆU KỲ VĨ ĐẠI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Có lẽ vì tò mò hay hiếu kỳ, dân...

Thứ 7 Tuần XXVII Thường Niên – Lc11,27-28 Hạnh phúc thật

HẠNH PHÚC THẬT Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Trước cử tọa thật đông đảo đang nghe Đức Giêsu giảng dạy với những...

Thứ 6 Tuần XXVII Thường Niên – Lc 11,15-26 Đức Giêsu đầy quyền năng và nhân ái

  ĐỨC GIÊSU ĐẦY QUYỀN NĂNG VÀ NHÂN ÁI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Giữa bao thử thách gian truân và đau khổ...

Thứ Năm Tuần XXVII Thường niên (Lc 11,5-13) Chẳng lẽ Chúa cũng “xin” “cho”?

Thứ Năm Tuần XXVII Thường niên (Lc 11,5-13) Chẳng lẽ Chúa cũng “xin” “cho”? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay là những...

Thứ 5 Tuần XXVII Thường Niên – Lc 11,5-13 Kiên trì cầu nguyện

  KIÊN TRÌ CẦU NGUYỆN Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Sau khi Đức Giêsu dạy thể thức cầu nguyện với Kinh Lạy Cha,...

Thứ Ba, Tuần XXVII Thường Niên (Lc 10,38-42) Phục vụ Chúa hay phục vụ tôi?

Thứ Ba, Tuần XXVII Thường Niên (Lc 10,38-42) Phục Vụ Chúa Hay Phục Vụ Tôi? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay cho...

Thứ Ba, Tuần XXVII Thường Niên – Lc 10,38-42 Gia đình Bêtania đón tiếp Chúa

GIA ĐÌNH BÊTANIA ĐÓN TIẾP CHÚA Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Lời Chúa hôm nay tường thuật cho chúng ta việc Đức...