Thứ Bảy, 9 Tháng Mười Hai, 2023

Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam 24.11: Bài ca của người chiến thắng

LỄ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM 24.11

BÀI CA CỦA NGƯỜI CHIẾN THẮNG

(Lc 9,23-26)

FM. Salesio Ngân (Phước Hiệp)

      “Đây bài ca nghìn trùng, dâng về Thiên Chúa, bài ca thắm nhuộm máu hồng…” (Kim Long). Đó là bài ca của người chiến thắng, “những người đã đến, sau khi trải qua cơn thử thách lớn lao. Các ngài đã giặt sạch và tẩy trắng áo mình trong máu Con Chiên” (Kh 7,14).Mừng lễ các anh hùng tử đạo Việt Nam, chúng ta cùng hát lên bài ca ấy để biểu dương chiến tích oai hùng cũng như để ca ngợi phần thưởng Chúa dành cho các ngài, những người đã sống và chết cho một tình yêu.

     Từ ‘tử đạo’ (mártys) có nghĩa là làm chứng. Các thánh tử đạo Việt Nam đã làm chứng cho Chúa không những bằng cái chết mà còn bằng cách các ngài sống. Thật vậy, trước khi chết vì Đức Kitô, các ngài đã sống vì Người. Bài ca của người chiến thắng không chỉ là những nhịp phách oai hùng nơi pháp trường nhưng còn được kết dệt bằng những giai điệu và thanh âm đong đầy tình yêu trong cuộc sống thường nhật. Lúc bình an lẫn trong đau khổ, vì Tin mừng, các ngài đã liên lỉ chết đi hằng ngày trong những quyết định và những chọn lựa.

     Bài ca ấy đã vang lên, đạt đến cao trào và trở nên bất diệt khi các ngài hát bằng chính mạng sống của mình. Quả thế, đứng trước nanh vuốt của tử thần, các ngài vẫn không chút sợ hãi: “Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Kitô?”. Không có gì cả, dù là “gian truân, khốn khổ, đói rách, hiểm nguy, bắt bớ, gươm giáo” (Rm 8,35). Cả cái chết cũng không thể tách rời được tình yêu của các ngài.

     Phải, tất cả các ngài đã chết khi vẫn đang hát vang bài ca của người chiến thắng. Bài ca ấy đã đi vào trường cửu và cái chết là minh chứng cuối cùng của tình yêu các ngài dành cho Chúa. Thiên Chúa đã tinh luyện và đón nhận các ngài như của lễ toàn thiêu (x. Kn 3,6) thì chắc chắn, Người sẽ ban thưởng cho những ai đã “chia sẻ muôn vàn nỗi khổ đau của Đức Kitô”để “nhờ Người,họ cũng được chứa chan niềm an ủi” (2Cr 1,5). Bởi đó, các ngài một mực tin tưởng “sẽ được thấy ân lộc Chúa ban trong cõi đất dành cho kẻ sống” (Tv 27,13). Ân lộc đó là gì vậy?

     Sách Khải Huyền ghi rõ: “Họ được chầu trước ngai Thiên Chúa, đêm ngày thờ phượng trong đền thờ của Người; Đấng ngự trên ngai sẽ căng lều của Người cho họ trú ẩn. Họ sẽ không còn phải đói, phải khát, không còn bị ánh nắng mặt trời thiêu đốt và khí nóng hành hạ nữa. Vì Con Chiên đang ngự giữa ngai sẽ chăn dắt và dẫn đưa họ tới nguồn nước trường sinh. Và Thiên Chúa sẽ lau sạch nước mắt họ” (Kh 7,15).

     Như thế, các thánh tử đạo Việt Nam đã trung kiên làm chứng cho Chúa cho dù phải chấp nhận trả giá. Chúng ta đang sống trong một thế giới tục hóa, một thế giới mà con người dường như đang “bị sóng đánh trôi dạt theo mọi chiều gió đạo lý” (Ep 4,14). Bởi vậy, thế giới hôm nay cần những chứng nhân kiên cường để làm chứng cho con người thời đại biết rằng Chúa đang hiện diện trong lịch sử con người. Nhưng chúng ta làm chứng bằng cách nào?

     Bài Tin mừng hôm nay Chúa chỉ cho chúng ta làm chứng không chỉ bằng lời nói nhưng còn bằng thái độ dấn thân không nghi ngại. Trước hết, người làm chứng cần có tinh thần tự hủy, từ bỏ để có thể vác thập giá đi theo Chúa. Vì “nếu hạt lúa gieo vào lòng đất không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác” (Ga 12,24). Kế đến, chúng ta làm chứng bằng sự hy sinh, vì trung thành với giá trị Tin mừng đòi chúng ta phải trả giá. Hy sinh vì Tin mừng là điều xứng đáng vì “người nào được cả thế giới mà phải đánh mất chính mình hay là phải thiệt thân thì nào có lợi gì” (Lc 9,25). Sau cùng, người làm chứng cho Chúa đòi hỏi phải luôn can đảm và trung thành, vì những mời mọc của thế gian dễ làm chúng ta thay đổi, chùn bước. Chúa nói: “Ai xấu hổ vì Tôi và những lời của Tôi thì Con Người cũng sẽ xấu hổ vì kẻ ấy…” (Lc 9,26).

     Bài ca của người chiến thắng đã vang dội khắp hoàn cầu. Máu của các thánh tử đạo Việt Nam đổ ra đã làm hạt giống đức tin trổ sinh và đem lại mùa lúa dồi dào. Dưới ngọn cờ của Đức Kitô, noi gương các vị tử đạo, các Kitô hữu Việt Nam trong thời đại hôm nay hân hoan hát bài ca ấy. Cho dù có phải trả giá, chúng ta phải luôn là những người sẵn sàng trả lời cho bất cứ ai chất vấn về niềm hy vọng của mình (x. 1Pr 3,15), niềm hy vọng vào Đức Kitô, Đấng đã chiến thắng nhờ sự chết và phục sinh để trở thành niềm hy vọng và vinh quang cho tất cả chúng ta.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

…Xin Người cho anh em biết con người và ơn gọi của anh em là gì…

Một vài suy nghĩ về con người và ơn...

Ai tín

Cái giá của người môn đệ

24/11 - LỄ KÍNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT...

Chúa Nhật IV PS, Năm A, Ga 10,1-10: Cửa đóng và cửa mở

CỬA ĐÓNG VÀ CỬA MỞ (Ga 10,1-10) CN IV Phục Sinh,...

Chúa Nhật IX TN, A – Lễ Chúa Ba Ngôi: Đặc nét của tình yêu Thiên Chúa

ĐẶC NÉT CỦA TÌNH YÊU THIÊN CHÚA (Xh 34,4b-6.8-9;2Cr 13,11-13...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật II Mùa Vọng, B, Mc 1,1-8: Hãy dọn đường cho Chúa đến

HÃY DỌN ĐƯỜNG CHO CHÚA ĐẾN (Mc 1,1-8) Tùng Linh, Phước Lý Mùa Vọng là mùa mong chờ Chúa đến viếng thăm nhân loại. Lần thứ nhất...

Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội

ĐẤNG VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI (St 3,9-15.20; Lc 1,26-38) M. Bosco, PS. Không có vị thánh nào được Giáo Hội kính nhiều lần trong năm như Đức...

Lễ Đức Maria Vô Nhiễm – Lc 1,26-38

LỄ ĐỨC TRINH NỮ MARIA VÔ NHIỄM Cha M.Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Đôi Nét Lịch Sử: Lễ Đức Trinh Nữ Maria Vô...

Bài Giảng Chúa Nhật I Mùa Vọng, Năm B

https://youtu.be/Iyoo-Pe-h7c?feature=shared
00:09:37

Chúa Nhật I Mùa Vọng, Năm B, Mc 13,33-37: Canh thức đợi chờ

https://youtu.be/Iyoo-Pe-h7c?si=Z5tJUvziDE-fsXMN Canh Thức Đợi Chờ Chúa Nhật I Mùa Vọng, Năm B, Mc 13,33-37 Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Với Chúa nhật thứ I Mùa vọng, Hội thánh...

Chúa Nhật I Mùa Vọng, Năm B, Mc 13,33-37: Tỉnh thức

TỈNH THỨC (Is 63,16b-17, 64,2-7; 1Cr 1,3-9; Mc 13,33-37) Luân An, Phước Lý Sáng sớm ngày 7/10/2023, ước tính 1.000 tay súng Hamas tràn sang lãnh thổ...

Chúa Nhật I Mùa Vọng – B: Canh thức

Chúa Nhật I Mùa Vọng năm B  (Mc 13,33-37) CANH THỨC Hoa Tím Môi trường chúng ta đang sống đầy những ô nhiễm về không khí...

Chúa Nhật XXXIV TN, A: Đức Kitô và kẻ thuộc về Người

ĐỨC KITÔ VÀ KẺ THUỘC VỀ NGƯỜI (1Cr 15,20-28.28) M. Tân Trang, Vĩnh Phước Tin Mừng về cái chết và sự sống lại của Đức Giêsu Kitô...

Chúa Nhật 34, Thường niên, Năm A, Mt 25,31-46: Chúa Giêsu – Vị Vua phục vụ

Chúa Nhật 34, Thường niên, Năm A: Mt 25, 31-46 Chúa Giêsu - Vị Vua Phục Vụ Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm nay, mô...

Chúa Nhật XXXIV TN, A, Mt 25,31-46: Đức Giêsu – Vua khiêm nhường

ĐỨC GIÊSU - VUA KHIÊM NHƯỜNG (Mt 25,31-46) M. Thomas Aquino Ân, Phước Lý Hôm nay Chúa nhật 34 TN, Chúa nhật cuối cùng của năm Phụng...

Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam – Phải chăng tử đạo vì chán đời?

Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Phải Chăng Tử Đạo Vì Không Muốn Sống Nữa? Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, toàn thể...

Chúa Nhật 33 Năm A: Làm việc mới được hưởng niềm vui của chủ

Chúa Nhật 33 TN - A (Mt 25,14-30) LÀM VIỆC MỚI ĐƯỢC HƯỞNG NIỀM VUI CỦA CHỦ M. Giacôbê Nguyễn Vĩnh Nghiêm, An Phước Không ai muốn mình...