Thứ năm, 12 Tháng mười hai, 2024

9/12 – Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội

 

 

ĐẶC ÂN VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI

(Lc 1,26-38)

M. Bảo Hạnh, Phước Lý

Phụng vụ Giáo Hội bước vào tuần thứ hai Mùa Vọng, thời gian chuẩn bị đón mừng mầu nhiệm Con Thiên Chúa đến trần gian. Trong Mùa Vọng, phẩm phục màu tím nói lên sự chờ đợi và hy vọng, nhưng hôm nay bừng lên màu trắng tinh tuyền của ngày lễ “Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội”. Ý nghĩa phụng vụ gắn liền với thời điểm lịch sử cứu độ, khởi đi từ Evà mới là Đức Trinh Nữ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội, đã cưu mang Đấng cứu độ trần gian.

Vậy, nhờ đâu Đức Maria được Vô Nhiễm Nguyên Tội? Đặc ân Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ giúp ích gì cho đời sống chúng ta? Để suy niệm những vấn đề này, trước hết xin tìm hiểu một vài nét lịch sử về tín điều “Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội”.

  1. Vài nét lịch sử về tín điều Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội

Tín điều Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội được nhìn nhận khởi đi từ Thánh Kinh. Thật vậy, trong bài đọc một hôm nay, sách Sáng Thế trình thuật: Nguyên tổ loài người bị Satan cám dỗ và bị sa ngã. Từ cuộc đổ vỡ ban đầu này, Thiên Chúa đã quyết định thực hiện một chương trình cứu rỗi kỳ diệu. Đó là Đức Maria được chọn từ muôn thuở để cưu mang Đấng cứu độ trần gian: “Ta sẽ gây mối thù giữa mi và người đàn bà, giữa dòng giống mi và dòng giống người ấy; dòng giống đó sẽ đánh vào đầu mi ” (St 3,15). Từ đó, thánh Phaolô tông đồ quả quyết: “Khi thời gian tới hồi viên mãn, Thiên Chúa đã sai Con mình tới, sinh làm con một người phụ nữ, và sống dưới Lề Luật, để chuộc những ai sống dưới Lề Luật, hầu chúng ta nhận được ơn làm nghĩa tử” (Gl 4,4-5).

Người con đó, chính là Đức Giêsu Kitô, sẽ thực hiện lời hứa “đạp dập đầu con rắn” mà Thiên Chúa đã công bố thuở xưa. Còn người đàn bà chính là Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Đấng Cứu Chuộc. Mẹ chính là Evà mới, là người không vướng tội tổ tông vì đã cộng tác và tham gia vào công trình cứu chuộc của Chúa Giêsu, con của Mẹ.

Niềm tin vào Mẹ là Đấng vô nhiễm nguyên tội càng lớn lên trong đức tin chân thành và bình dân của các tín hữu thời Giáo hội sơ khai. Ngay từ thế kỷ II, các thánh giáo phụ như Justino, Irênê đã ngợi khen sự thánh thiện của Đức Maria. Còn Giáo hội Đông Phương mừng lễ Vô nhiễm nguyên tội từ thế kỷ thứ VII. Vào năm 1432 Công đồng Bâle đã xem mầu nhiệm này như một tâm điểm của lòng tin. Và đầu thế kỷ XIX, Đức Mẹ hiện ra với thánh Catarina tại nguyện đường của Nữ tử bác ái năm 1830. Sau đó, Đức thánh cha Piô IX đã long trọng ban bố tín điều Đức Mẹ vô nhiễm nguyên tội vào ngày 8/12/1854 rằng: “Bằng thẩm quyền của mình, tôi tuyên xưng, công bố và xác nhận rằng: tín lý cho rằng rất thánh nữ trinh Maria, ngay từ giây phút đầu thai của mình, nhờ ân sủng cùng với đặc ân chuyên nhất của Thiên Chúa Toàn Năng, và dựa vào công nghiệp của Chúa Giêsu Kitô, Đấng cứu chuộc loài người, đã được gìn giữ vô nhiễm khỏi mọi tì vết của nguyên tội, là điều được Thiên Chúa mặc khải. Vì thế, tất cả mọi tín hữu đều phải mạnh mẽ và liên lỉ tin tưởng” (DS 2803).

Bốn năm sau, vào ngày 25/3/1854, Đức Mẹ hiện ra tại hang đá Lộ Đức với thánh nữ Bernadette, Đức Mẹ đã tự xưng mình là: “Ta là đấng vô nhiễm nguyên tội”.

  1. Nhờ đâu Đức Maria được thụ hưởng đặc ân Vô nhiễm nguyên tội?

Vì Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa, Mẹ Đấng Cứu Thế, nên Thiên Chúa đã dành cho Mẹ đặc ân cao quý này ngay khi còn trong cung lòng. Do đó, Mẹ không hề vướng mắc tội tổ tông do Adam và Evà gây ra cho muôn thế hệ. Thật vậy, vì công nghiệp của Chúa Giêsu con của Mẹ sẽ được sinh ra sau này, Thiên Chúa đã gìn giữ Mẹ luôn nguyên tuyền, trinh trắng, không hề mang tỳ vết của tội lỗi.

Bởi vì, nếu Đức Maria đã từng sống trong tội lỗi, thì người con mà Mẹ sinh ra cũng sống trong tội lỗi. Điều này không thể nào xảy ra, vì Kinh Thánh mặc khải rằng: Đức Giêsu xuống thế làm người như chúng ta nhưng ngoại trừ tội lỗi. Đồng thời, Thiên Chúa là Đấng chí thánh chí tôn, là Đấng rất thánh. Thế nên, Con Thiên Chúa nhập thể cứu đời, chắc chắn phải hạ sinh bởi một người thánh thiện, tinh tuyền, không vương tội. Đó là lý do Thiên Chúa đã chọn và dành cho Mẹ đặc ân cao quý này khi còn trong cung lòng bà Anna. Và Mẹ được hưởng phúc này là vì công nghiệp của Chúa Giêsu con của Mẹ. Đặc ân cao trọng này Thiên Chúa chỉ dành riêng cho một mình Mẹ Maria mà thôi.

Đức Maria được gọi là “Đấng vô nhiễm nguyên tội” là vì Mẹ được đầy ơn Chúa. Thật vậy, Tin Mừng hôm nay diễn tả: sứ thần cung kính thưa với Mẹ rằng: “Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Thiên Chúa ở cùng bà” (Lc 1,28). Đây là tên gọi đẹp nhất mà Thiên Chúa đã ban cho Mẹ, để chỉ cho biết rằng từ muôn thuở và cho đến muôn đời, Đức Mẹ là đấng được yêu thương, được Thiên Chúa tuyển chọn, che chở khỏi vướng mắc tội lỗi và được tiền định để đón nhận hồng ân cao quý là Mẹ của Chúa Giêsu (x. Thông điệp “Thiên Chúa là Tình Yêu”, số 12). Với tước hiệu “bà đầy ơn phúc”, Kinh Thánh xác nhận lòng Mẹ không có chút tỳ ố, không có chỗ dành cho tội lỗi vì luôn đầy tràn ơn phước của Thiên Chúa. “Thiên Chúa ở cùng bà”, ở đâu có Thiên Chúa thì ở đó bóng tối của tội lỗi không thể ngự trị. Vì Mẹ luôn sống trong ân sủng và tình yêu của Thiên Chúa, nên Mẹ có phúc hơn mọi người phụ nữ, Mẹ trở nên đẹp mĩ miều, thánh thiện trước nhan Thiên Chúa.

  1. Đặc ân Mẹ Vô Nhiễm Nguyên tội giúp ích gì cho chúng ta trong đời sống?

Đặc ân này chỉ dành riêng cho Đức Mẹ, vì Mẹ là Mẹ Thiên Chúa. Ngoài ra, Đức Maria được Giáo hội công nhận là Mẹ của Hội Thánh. Phận là con cái, chúng ta được hưởng nhờ bởi một người Mẹ hoàn hảo nhất, tốt đẹp nhất. Nhờ đó, qua Mẹ chúng ta cũng được hưởng nhờ muôn ơn lành từ Thiên Chúa.

Thứ nhất: Mẹ được giữ gìn hồn xác vẹn toàn, Mẹ trở thành Evà mới, Evà mang sự sống chứ không mang chết chóc và tội lỗi. Do đó, Mẹ trở thành sao mai dẫn lối chúng ta vượt qua cuộc hành trình lữ thứ trần gian đầy cam go, thử thách.

Thứ hai: Mẹ được Chúa giữ gìn không vương tội từ khi Mẹ mới hoài thai. Mẹ đã đáp trả ơn nghĩa Chúa bằng đời sống thánh thiện và khiêm hạ. Mẹ hằng lắng nghe và suy gẫm Lời Chúa, đồng thời luôn phó thác mọi sự vào Chúa bằng tiếng “xin vâng”. Mẹ trở nên mẫu gương tuyệt vời cho chúng ta, đặc biệt cho những người sống đời thánh hiến về đức trinh khiết mà Mẹ dành trọn cho Thiên Chúa.

Thứ ba: Đức Maria minh chứng cho chúng ta biết Thiên Chúa luôn trung tín trong mọi lời Ngài phán. Thiên Chúa luôn yêu thương nhân loại với lòng từ tâm và thương xót vô bờ. Chính vì tình yêu mà Ngài đã chọn Đức Maria như máng thông ơn, để Con Một Thiên Chúa sinh ra từ cung lòng Mẹ do quyền năng Chúa Thánh Thần, ngõ hầu để Con Thiên Chúa mặc lấy xác phàm, mang lấy thân phận con người ngoại trừ tội lỗi, chấp nhận chịu chết rồi sống lại để cứu độ nhân loại.

Thứ tư: nhờ đặc ân này giúp chúng ta nhận ra và hãnh diện có một người Mẹ gương mẫu đã được Chúa yêu thương ban nhiều ân huệ. Nhờ ân huệ này, Mẹ Maria trở thành niềm hy vọng báo trước cho chúng ta sẽ được cứu độ vào ngày sau hết. Như vậy, Mẹ đã làm cho đức cậy của chúng ta trở nên vững chắc hơn.

Vì thế, chúng ta là con cái của Mẹ, chúng ta phải biết noi gương Mẹ Maria sống trong sạch, khiêm hạ, vâng phục, đồng thời hăng say học hỏi Lời Chúa và đem ra thực hành, hầu mai này được hưởng hạnh phúc cùng Mẹ trên Quê Trời.

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

08/09 Lễ Sinh Nhật Đức Trinh Nữ Maria, Mt 1,1-16.18-23: Đức Maria cực trinh cực sạch

  ĐỨC MARIA CỰC TRINH CỰC SẠCH (Mt 1,1-16.18-23) M. Eusebia Hương,...

08/09 Lễ Sinh Nhật Đức Trinh Nữ Maria, Mt 1,1-16.18-23: Mừng Sinh Nhật Mẹ

MỪNG SINH NHẬT MẸ (Mk 5,1-4a; Rm 8,28-30, Mt 1,1-16.18-23) Đan...

11/7 Lễ thánh phụ Biển Đức, Mt 19,27-29: Từ bỏ mọi sự để theo Chúa

TỪ BỎ MỌI SỰ ĐỂ THEO CHÚA (Mt 19,27-29) M. Phaolô...

11/7 Lễ thánh phụ Biển Đức, Mt 19,27-29: Từ bỏ mọi sự mà theo Chúa

TỪ BỎ MỌI SỰ MÀ THEO CHÚA (Mt 19,27-29) FM. Đaminh...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG

CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG (Lc 3, 10-18) Niềm vui nhận biết Đấng Cứu Thế                     ...

Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (Lc 1,26-38) Trở nên vô nhiễm giữa thế giới “ô nhiễm”

Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (Lc 1,26-38) Trở Nên Vô Nhiễm Giữa Thế Giới “Ô Nhiễm” Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ. O.Cist Giữa bầu...

Lễ Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội – Mầu nhiệm tội lỗi

  LỄ MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI MẦU NHIỆM TỘI LỖI Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên, Châu Sơn Đơn Dương Hôm nay, chúng ta suy niệm về con...

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa đến trong cuộc đời

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa Đến Trong Cuộc Đời Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa trong Chúa...

Chúa Nhật II MV, C, Lc 3,1-6: Cách chuẩn bị cho Chúa đến

    Cách chuẩn bị cho Chúa đến (Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) M. Bosco, Phước Sơn      Chuẩn bị đón Chúa chính là ý nghĩa của mùa Vọng....

Chúa Nhật I Mùa Vọng, C, Tỉnh thức

    Tỉnh thức (Gr 33,14-16; 1Tx 3,12 - 4,2; Lc 21,25-28.34-36) M. Anges, Phước Thiên      Thời gian là quà tặng Thiên Chúa ban cho chúng ta....

Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam: Phải chăng tử đạo vì chán đời?

  Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Tại Việt Nam Phải Chăng Tử Đạo Vì Chán Đời? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, toàn...

Mừng kính các thánh Tử Đạo Việt Nam, Lc 9,23-26

MỪNG KÍNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Mừng kính các tử đạo Việt Nam là dịp...

Chúa Nhật XXXIV, Thường Niên B (Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33-37) Đức Giêsu Kitô Là Vua?

Chúa Nhật XXXIV, Thường Niên B (Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33-37) Đức Giêsu Kitô Là Vua? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Theo quan niệm thông...

Chúa Nhật XXXIV TN, B, Ga 18,33b-37: Vua Tình Yêu 

  Vua Tình Yêu  (Ga 18,33b-37) M. Phan Sa, PV      Những tuần qua, thế giới đã theo dõi ngày bầu cử tổng thống Mỹ khá thú...

Lễ các thánh tử đạo Việt Nam: Tình yêu tự hủy – con đường của người môn đệ

  Các thánh tử đạo Việt Nam 25/11 TÌNH YÊU TỰ HỦY – CON ĐƯỜNG CỦA NGƯỜI MÔN ĐỆ (Lc 9,23-26) M. David, VP Khác với Tin Mừng theo...

Chúa Nhật XXXIV TN, Lễ Chúa Giêsu Kitô – Vua Vũ Trụ

  Vương Quyền của Đức Kitô (Ga 18,33b-37) M. Andre Kim Taegon Chu Văn Thường, Phước Hiệp Vào Chúa Nhật cuối năm Phụng vụ, Giáo hội cử...