Thứ sáu, 27 Tháng mười hai, 2024

Thứ Tư, Tuần XI, Thường niên, Mt 6,1-6.16-18 : Làm việc phúc đức với thái độ nào?

Thứ Tư, Tuần XI, Thường niên, Mt 6,1-6.16-18

Làm việc phúc đức với thái độ nào?

Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist.

Tin mừng hôm nay, Chúa nhắn nhủ các môn đệ: “Khi làm việc lành phúc đức, anh em phải coi chừng, chớ có phô trương cho thiên hạ thấy. Bằng không, anh em sẽ chẳng được Cha của anh em Đấng ngự trên trời, ban thưởng”. Những việc lành phúc đức ở đây là gì? Thưa, đó là: bố thí, cầu  nguyện và ăn chay.

Trước hết, Chúa dạy chúng ta khi bố thí đừng có khua chiêng đáng trống, đừng phô trương, đừng để cho tay trái biết việc tay phải làm. Hầu việc bố thí được kín đáo và Cha chúng ta ở trên trời, Đấng thấu suốt những gì kín đáo sẽ ban thưởng cho chúng ta.

Trong thời kỳ dịch bệnh Covid 19 vừa qua chúng ta được thấy rõ những nghĩa cử bác ái theo theo lời Chúa dạy. Về phương diện tinh thần, bản thân mỗi người, gia đình, cộng đoàn và cả thế giới kitô giáo ăn chay, cầu nguyện tha thiết cầu xin cho dịch bệnh sớm chấm dứt. Về phương diện vật chất, dù gặp thất thu thất nghiệp vì côvít, nhưng tất cả chúng ta đều rộng lòng giúp đỡ tha nhân hòa nhịp với đạo lý của dân tộc ta: “lá lành đùm lá rách, lá rách đùm lá nát”. Và tuyệt vời hơn nữa, nhiều tu sĩ, linh mục, giáo dân đã tình nguyện đi vào tâm dịch, vào các bệnh viện để chia sẻ, chăm sóc an ủi các bệnh nhân đang đau khổ tột cùng. Vâng, chính tình yêu Chúa giúp chúng ta dám thi thố tình thương với tất cả mọi người như vậy. Và thực sự Cha trên trời đã thấu lòng bác ái của chúng ta nên đã ban tặng cho chúng ta cuộc sống an vui tín thác. Cho nên, sống bác ái không bao giờ là thiệt thòi, vì Chúa đã bảo đảm với chúng ta: Ai cho người bé mọi dù chỉ một chén nước lã thôi là đã làm cho chính Chúa vậy.

Về cầu nguyện, Chúa Giêsu dạy chúng ta cầu nguyện chung với nhau: “Ở đâu có hai ba người họp nhau cầu nguyện thì có Thầy ở giữa họ” và cầu nguyện riêng tư âm thầm với Chúa: “Hãy vào phòng đóng cửa lại và cầu nguyện cùng Cha của con”. Thế thì, chúng ta có thể cầu nguyện ở mọi nơi mọi lúc, trong mọi hoàn cảnh, trong gia đình, trong xứ họ và cả lúc làm việc riêng tư, cũng như lúc nghỉ ngơi, hay lúc đi đường… vì Chúa ở khắp mọi nơi, thông biết mọi sự, và không bao giờ bỏ rơi những ai kêu cầu Người.

Vào buổi trưa mỗi ngày, có một người nông dân chỉ ghé qua nhà thờ một phút rồi đi ngay. Một hôm, cha xứ tò mò chận ông lại và hỏi:

– Cha thấy con quỳ chỉ chừng chốc lát rồi đứng dậy đi ngay, con làm sao mà cầu nguyện với thời giờ ít ỏi như thế được.”

– Dạ thưa cha, cha biết là con không cầu nguyện lâu được, vì con chả biết nói gì. Mỗi lần ghé qua con chỉ nói với Chúa :”Chào Chúa, con là Jim đây “, rồi con đi.

Ít lâu sau, Jim bị tai nạn và phải nằm nhà thương, anh tươi tỉnh và làm cho mọi người vui vẻ thoải mái đến nỗi các cô y tá phải ngạc nhiên. Một cô đã hỏi ông:

– Ông à, tôi thấy ông bị thương đau lắm, thế mà tại sao ông vẫn luôn vui vẻ như vậy ?

– Ồ ! Tôi không thể không vui ,nhờ người khách tới thăm tôi  mỗi ngày.

– Nhưng tôi thấy có ai đến thăm ông đâu ?

– Có chứ cô, cứ vào mỗi buổi trưa, tôi thấy Ngài đến bên giường của tôi và nói với tôi rằng:

“Jim à, Giêsu đây !”

Về việc ăn chay, chúng ta xác tín rằng: ăn chay không cốt yếu ở hình thức, nhịn đói nhịn khát, ăn gì, ăn bao nhiêu, nhưng cốt yếu ở trong tinh thần hy sinh vì yêu: yêu Chúa và yêu tha nhân. Thực tế cho thấy, yêu mà không dám hy sinh, đã chắc gì là yêu? Qua việc ăn chay chúng ta bày tỏ lòng sám hối trở về với Chúa, tự nguyện thông phần vào cuộc thương khó của Chúa. Qua việc ăn chay, chúng ta cũng chế ngự xác thịt ươn hèn của chúng ta như lời Chúa dạy: “giống quỷ ấy chỉ có ăn chay, cầu nguyện mới trừ được thôi”. Đồng thời, qua việc ăn chay: bớt tiêu sài, ăn chơi du lịch, chúng ta có thể giúp đỡ, chia sẻ cho anh chị em đang túng thiếu. Đó là điều Ngôn sứ Isaia mời gọi chúng ta: “Cách ăn chay mà Chúa ưa thích chẳng phải là thế này sao: mở xiềng xích bạo tàn, tháo gông cùm trói buộc, trả tự do cho người bị áp bức… chia cơm cho người đói, rước vào nhà những người không nơi trú ngụ; thấy ai mình trần thì cho áo che thân, không ngoảnh mặt làm ngơ trước người anh em cốt nhục”. Cách ăn chay hữu ích chúng ta cần thi hành là chay lời nói hành tỏi, chay tính nóng nảy, giận hờn, thù oán, chay rượu chè cờ bạc.

Nguyện xin Chúa giúp chúng con quyết tâm triệt để sống Đức  ái, qua việc bố thí, cầu nguyện và chay tịnh vì tình yêu Chúa và tha nhân. Amen.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

“Ánh trăng” trong đan viện

“ÁNH TRĂNG” TRONG ĐAN VIỆN Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Thuở...

“Ngươi phải thờ cha kính mẹ” – Suy niệm Lời Chúa Thánh Lễ Mồng Hai Tết

“NGƯƠI PHẢI THỜ CHA KÍNH MẸ” Suy niệm Lời Chúa:...

“Yêu nhau muôn sự chẳng nề…” Suy niệm Tin mừng Chúa Giáng Sinh: Lc 2,1-14 (Lễ đêm)

“Yêu nhau muôn sự chẳng nề…” Suy niệm Tin mừng...

29-6 Lễ thánh Phêrô và thánh Phaolô, Mt 16,13-19: Hai cách làm chứng

29-6 Lễ thánh Phêrô và thánh Phaolô, Mt 16,13-19 HAI...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ngày 26/12, Thánh Têphanô Tử Đạo Tiên Khởi (Mt 10,17-22; Cv 6,8-10.7,54-60)

Ngày 26/12, Thánh Têphanô Tử Đạo Tiên Khởi (Mt 10,17-22; Cv 6,8-10.7,54-60) Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôn qua, chúng ta đã long trọng mừng kính...

Ngày 3-12, lễ kính thánh Phanxicô Xaviê, Linh mục (Mc 16,15-20) Đi tìm vinh quang thật

Ngày 3-12, lễ kính thánh Phanxicô Xaviê, Linh mục (Mc 16,15-20) Đi Tìm Vinh Quang Thật Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Bản chất của Hội...

Kính thánh Phanxicô Xaviê, Mc 16,15-20

  KÍNH THÁNH PHANXICÔ XAVIÊ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Đôi nét tiểu sử: Thánh Phanxicô Xaviê sinh năm 1506 tại Điên Xaviê thuộc...

Thứ 7, Tuần XXXIV, Kính Thánh Anrê Tồng đồ, Mt 4, 18-22

KÍNH THÁNH ANRÊ TÔNG ĐỒ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Đôi nét về tiểu sử: Thánh Anrê quê ở Betsaida và là một...

Ngày 30.11 – Lễ kính thánh Andre Tông đồ

  HÀNH TRÌNH ƠN GỌI (Mt 4, 18-22) M. Kolbe, Phước Hiệp Lễ thánh Andre Tông đồ, là dịp để chúng ta suy niệm về tiếng gọi...

Thứ 6 Tuần XXXIV TN, Lc 21,29-33 Trời mới đất mới

TRỜI MỚI ĐẤT MỚI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Với bài diễn từ “Cánh Chung” Đức Giêsu tiên báo thành Giêrusalem...

Thứ Năm Tuần XXXIV TN – Lc 21,20-28 Giêrusalem bị tàn phá

  GIÊRUSALEM BỊ TÀN PHÁ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Để chúng ta biết được phần nào đoạn Tin Mừng của thánh...

Thứ 4 Tuần XXXIV TN – Lc 21,12-19 Vì danh Thầy anh em sẽ bị bắt nộp và ngược đãi

  VÌ DANH THẦY ANH EM SẼ BỊ BẮT NỘP VÀ NGƯỢC ĐÃI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Các môn đệ cũng như...

Thứ Bảy, Tuần XXXIII, Thường niên (Lc 20,27-38) Tôi tin có sự sống đời đời

Thứ Bảy, Tuần XXXIII, Thường niên (Lc 20,27-38) Tôi Tin Có Sự Sống Đời Đời Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúng ta đang sống trong...

Thứ 6 Tuần XXXIII TN, Lc 19,43-48: Thanh tẩy nhà Cha

THANH TẨY NHÀ CHA Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Vào dịp trẩy hội đền Giêrusalem mừng lễ Vượt qua hơn hai...

Thứ 5, Tuần XXXIII TN, Mt 12,46-50: Ai thuộc về gia đình Đức Giêsu

    AI THUỘC VỀ GIA ĐÌNH ĐỨC GIÊSU Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Sau những lời khiển trách các người cứng tin,...

Thứ 5 Tuần XXXIII TN, Lc 19,41-44: Chúa Giêsu than khóc thành Giêrusalem

CHÚA GIÊSU THAN KHÓC THÀNH GIÊRUSALEM Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Từ Giêrikhô, Đức Giêsu đã cuốc bộ suốt quãng đường...