Thứ năm, 26 Tháng mười hai, 2024

Chúa Nhật Lễ Thánh Gia, Năm B, Lc 2,22-40 : Thánh Gia – Trường Học Yêu Thương

Chúa Nhật Lễ Thánh Gia, Năm B, Lc 2,22-40

Thánh Gia – Trường Học Yêu Thương

Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist

Hôm nay chúng ta mừng trọng thể một gia đình mà tất cả các thành viên đều làm thánh đó là gia đình Thánh Gia gồm: Chúa Giêsu, Mẹ Maria, và Thánh Giuse.

Chắc hẳn chúng ta sẽ nghĩ rằng các ngài đã là những Đấng được Thiên Chúa ban ơn đặc biệt thì trong cuộc sống thường ngày không hề gặp phải những chuyện khó khăn phức tạp như cuộc sống của chúng ta. Nhưng có đúng là như vậy không?

Thật khác với những gì chúng ta mường tượng về gia đình Thánh Gia. Bốn sách Tin mừng cho chúng ta biết cuộc sống của Chúa Giêsu, Đức Maria và Thánh Giuse khá giống với cuộc sống thường ngày của chúng ta. Các ngài cũng sống các bổn phận với Thiên Chúa và tha nhân, các ngài cũngphải tự tay làm việc, vật lộn mưu sinh, các ngài cũng phải chiến đấu với những khó khăn thử thách và cám dỗ hằng ngày…

Tin mừng theo thánh Luca hôm nay kể lại việc Đức Maria và thánh Giuse đem Hài Nhi lên đền thờ Giêrusalem tiến dâng cho Thiên Chúa. Hành vi ấy nói lên rằng các ngài sốt sắng tuân giữ luật Thiên Chúa truyền dạy, trong thái độ kính yêu vâng phục: “Ngươi phải yêu mến Thiên Chúa hết lòng hết sức ngươi”. Mỗi chúng ta và gia đình chúng ta được gọi danh là Kitô hữu: nghĩa là những người thuộc về Chúa, những người bạn thân của Chúa. Gương Thánh Gia Thất mời gọi chúng ta nhìn lại mối tương giao giữa chúng ta với Chúa đang ở mức độ nào, qua các thánh lễ, các giờ cầu nguyện cá nhân hay với cộng đoàn, tại gia đình hoặc tại giáo xứ, giáo họ? Chúng ta đang hiệp thông với Chúa bằng tình yêu nồng nàn hay lạnh nhạt?

Tình yêu Chúa được biểu lộ qua những hy sinh thường ngày, như gia đình Thánh Gia hôm nay đã rời bỏ nhà cửa, quê hương lặn lội 30 dặm trường với biết bao gian lao nguy hiểm, trộm cướp có thể tấn công dọc đường, để lên đền thờ Giêrusalem thờ phượng Thiên Chúa. Chúng ta cũng biết rằng cuộc sống vật chất của Thánh Gia Thất thật nghèo nàn, nhưng các ngài vẫn sắm lễ vật là một đôi chim gáy hay một cặp bồ câu non gì đó để dâng lên Thiên Chúa. Cho nên, chúng ta cần bày tỏ tình yêu Thiên Chúa cách cụ thể bằng những việc hy sinh cả về tinh thần và vật chất phục vụ Chúa trong tha nhân theo hoàn cảnh của mình. Đó là những của lễ tình yêu chúng ta đang dâng cho chính Chúa vậy.

Tin mừng còn gợi lên một hình ảnh rất đẹp về gia đình Thánh Gia, đó là hình ảnh cả gia đình cha mẹ và con cái cùng xum vầy thờ phượng Thiên Chúa. Đâu rồi những hình ảnh đẹp này trong gia đình chúng ta? Tôi chạnh thương các gia đình trong thời đại chúng ta, một thời đại mang đến cho chúng ta nhiều tiện nghi để hưởng thụ, nhưng đồng thời lại cướp mất của chúng ta nhiều giá trị tinh thần. Cha mẹ mải kiếm tiền, mua sắm đủ thứ cho con, đưa con đi chơi đây đó, nhưng xem ra lại ít siêng năng đưa con đi dự lễ, đi nhà thờ, hay không thể cùng con cái đọc vài kinh tối sáng để thờ phượng Chúa. Một số cha mẹ hằng ngày chăm chú vào tivi, vào điện thoại… mà sao nhãng nghĩa vụ giáo dục, thấu hiểu tình cảm của con cái hoặc hờ hững với những bữa cơm chung gia đình. Hậu quả của lối sống đó thật khủng khiếp. Chúng ta đã từng nghe những tin tức đau lòng về các gia đình: vợ chồng bỏ nhau, giết nhau, cha mẹ bỏ rơi con – phá thai giết con. Còn con cái thì bất hiếu bạo nhành với cha mẹ…

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, nhưng thiển nghĩ, nguyên nhân chính là do chúng ta đã quên mất Chúa là chủ gia đình mình. Chúa là nguồn bình an nguồn hạnh phúc: “Ngoài Chúa ra đâu là hạnh phúc?” (Tv 15), nếu chúng ta không bám lấy Chúa thì ai sẽ cho chúng ta được hạnh phúc bình an? Một khi chúng ta không mến Chúa thì cũng không thể yêu thương nhau như Chúa đã dạy được.

Mừng lễ Thánh Gia là dịp tốt để chúng ta noi gương Thánh Gia trong bổn phận làm chồng, làm vợ, làm cha mẹ, làm con cái. Chúng ta chỉ có thể chu toàn vai trò của mình với tình yêu thương: chồng yêu vợ, vợ yêu chồng, cong cái kính yêu cha mẹ. Để luôn được như thế chúng ta cần tha thiết nguyện xin ơn Chúa giúp.

Nguyện chúc quý vị luôn nhiệt tâm kính mến Chúa hầu có thể yêu thương phục vụ mọi người, khởi đầu từ những người thân trong gia đình mình. Amen 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

“Ánh trăng” trong đan viện

“ÁNH TRĂNG” TRONG ĐAN VIỆN Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Thuở...

“Ngươi phải thờ cha kính mẹ” – Suy niệm Lời Chúa Thánh Lễ Mồng Hai Tết

“NGƯƠI PHẢI THỜ CHA KÍNH MẸ” Suy niệm Lời Chúa:...

“Yêu nhau muôn sự chẳng nề…” Suy niệm Tin mừng Chúa Giáng Sinh: Lc 2,1-14 (Lễ đêm)

“Yêu nhau muôn sự chẳng nề…” Suy niệm Tin mừng...

29-6 Lễ thánh Phêrô và thánh Phaolô, Mt 16,13-19: Hai cách làm chứng

29-6 Lễ thánh Phêrô và thánh Phaolô, Mt 16,13-19 HAI...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Giáng Sinh – Lễ Ban Ngày (Is 52,7-10; Hr 1,1-6; Ga 1,1-8) Ngôi Lời Đã Làm Người Và Sống Giữa Chúng Ta

Giáng Sinh - Lễ Ban Ngày (Is 52,7-10; Hr 1,1-6; Ga 1,1-8) Ngôi Lời Đã Làm Người Và Sống Giữa Chúng Ta Lasan Ngô Văn Vỹ,...

Giáng Sinh – Lễ Rạng Đông (Lc 2,15-20) Chúa Kitô Mặt Trời Công Chính

Giáng Sinh - Lễ Rạng Đông (Lc 2,15-20) Chúa Kitô Mặt Trời Công Chính Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, muôn dân đã được thấy ơn...

Giáng Sinh – Lễ Đêm (Lc 2,1-14)  “Yêu Nhau Muôn Sự Chẳng Nề…”

Giáng Sinh - Lễ Đêm (Lc 2,1-14)  “Yêu Nhau Muôn Sự Chẳng Nề…” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Trong khung cảnh huy hoàng của Đêm Thánh vô...

Lễ Vọng Giáng Sinh (Mt 1,1-25) Đức Giêsu – Thiên Chúa Làm Người

Lễ Vọng Giáng Sinh (Mt 1,1-25) Đức Giêsu - Thiên Chúa Làm Người Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Trong bầu khí háo hức rạo rực mừng kỷ...

Lễ Giáng Sinh: Con Thiên Chúa nhập thể làm người và nhập thế cứu người

    Lễ Giáng Sinh 2024 CON THIÊN CHÚA NHẬP THỂ LÀM NGƯỜI VÀ NHẬP THẾ CỨU NGƯỜI Đaminh-Hạnh Lê Văn Chương, Phước Hiệp Hôm nay, ngày 25/12 chúng ta...

Chúa Nhật IV Mùa Vọng C (Mk 5,2-5; Hr 10,5-10; Lc 1,39-45) Đức Trinh Nữ vội vã lên đường

Chúa Nhật IV Mùa Vọng C (Mk 5,2-5; Hr 10,5-10; Lc 1,39-45) Đức Trinh Nữ Vội Vã Lên Đường Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúng ta...

Chúa Nhật III Mùa Vọng C (Xp 3,14-18; Pl 4,4-7; Lc 3,10-18) Gặp Chúa qua muôn nẻo đường

Chúa Nhật III Mùa Vọng C (Xp 3,14-18; Pl 4,4-7; Lc 3,10-18) Gặp Chúa Qua Muôn Nẻo Đường Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Phụng vụ lời...

Chúa Nhật III Mùa Vọng, C, Lc 3,10-18: Trở về với sự thiện

    TRỞ VỀ VỚI SỰ THIỆN (Lc 3,10-18) M. Mai Đăng Minh, CĐ Thiên Phước Con người ngay từ đầu được sinh là nhân chi sơ tính bản...

Chúa Nhật III Mùa Vọng, Lc 3,10-18: Niềm vui nhận biết Đấng Cứu Thế

    Niềm vui nhận biết Đấng Cứu Thế  (Lc 3,10-18)            Đan sĩ M. Paula Đình, Châu Thủy Khởi đi từ bài đọc II,...

Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (Lc 1,26-38) Trở nên vô nhiễm giữa thế giới “ô nhiễm”

Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (Lc 1,26-38) Trở Nên Vô Nhiễm Giữa Thế Giới “Ô Nhiễm” Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ. O.Cist Giữa bầu...

Lễ Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội – Mầu nhiệm tội lỗi

  LỄ MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI MẦU NHIỆM TỘI LỖI Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên, Châu Sơn Đơn Dương Hôm nay, chúng ta suy niệm về con...

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa đến trong cuộc đời

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa Đến Trong Cuộc Đời Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa trong Chúa...