Thứ Năm, 16 Tháng Năm, 2024

Chúa nhật II Phục Sinh: Niềm tin của ông Tôma và niềm tin của chúng ta

CHÚA NHẬT II PS – B

NIỀM TIN CỦA ÔNG TOMA VÀ NIỀM TIN CỦA CHÚNG TA

(Ga 20,19-31)

 

Lm. Vĩnh Nghiêm, An Phước

Không có điều gì khó cho bằng tin rằng người ta chết và có thể sống lại. Thật là một điều không thể hiểu được, vì xưa nay chưa thấy ai sống lại, chưa nghe ai nói đến người chết sống lại. Tuy nhiên hôm nay lại nghe người ta nói người chết sống lại. Quả là một điều nghịch lý đối với đôi tai và không thể đón nhận đối với cái não. Nhưng sự thật nó đang diễn ra. Chúa đã sống lại. Chúng ta có thể gán những tư tưởng này cho ông Tô ma trong đoạn Tin Mừng hôm nay. Vậy chúng ta cùng nhau suy nghĩ về niềm tin của ông Toma và niềm tin của mỗi chúng ta.

1. Niềm tin của Ông Toma

Nhiều người vẫn nghĩ rằng ông Toma cứng tin, khó tin vào lời các tông đồ khác và bị Chúa trách. Tuy nhiên chúng ta nên hiểu rằng niềm tin hay đức tin là tùy vào tự do của từng người, tùy vào trạng thái tâm hồn và tính cách của từng người nữa, chứ không phải ai cũng giống ai. Có đức tin là do Chúa ban. Hơn nữa cũng tùy vào mức độ cảm nhận của từng người đối với Chúa Giesu. Vì thế ông Toma không giống các tông đồ khác là vậy. Thật thế ông có quyền đòi hỏi, ông có quyền yêu cầu đáp ứng những mong mỏi của mình để có một sự xác tín mạnh mẽ. Ông không muốn tin vào những điều mơ hồ, vô căn cứ. Ông không thuộc hạng người dễ tin, ai nói cũng gật, ai bảo cũng ừ. Ông là một người thực tế. Ông cần có bằng chứng xác thực. Đối với ông, phải thấy Chúa Phục sinh ông mới tin. Ông muốn bản thân mình phải đụng chạm đến Chúa thì mới tin như ông nói: “Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh, nếu tôi không đặt bàn tay vào cạnh sườn người, tôi chẳng có tin” (Ga 20,26). Thế là Chúa vẫn chiều ông, cho ông xem tay và cạnh sườn Người để ông tin thật là Chúa đã sống lại “Đưa ngón tay vào đây và hãy nhìn xem tay Thầy. Đưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy. Đừng cứng lòng nữa nhưng hãy tin”(c. 27). Sau khi đã tận mắt thấy Chúa đã sống lại, đã đụng chạm đến thân thể Chúa, đã cảm nhận Chúa, Tâm hồn ông Toma đã bị khuất phục hoàn toàn. Lúc này ông đã tin Chúa sống lại. Mọi nỗi hoài nghi đã biến mất. Thế rồi chính ông đã tuyên xưng niềm tin vào Chúa: “Lạy Chúa của con, Lạy Thiên Chúa của con” (c.28). Ông đã thật sự nhìn nhận Thầy của ông đã sống lại thật. Thật sự “Ông đã đi theo một lộ trình dài hơn mọi anh em, nhưng rồi ông đã đến gần Đức Giesu hơn mọi anh em. Vì đối với cá nhân ông bây giờ, Đức Giesu là Đức Chúa và Thiên Chúa. Người là Đức Chúa, có quyền năng cứu độ. Quan hệ với Người có tính vững bền trọn vẹn mãi mãi, vì Người là Thiên Chúa[1]. Khi suy niệm về ông Toma, Theo thánh Gregorio Cả giáo hoàng cho rằng không phải tự nhiên mà Chúa để cho ông Toma cứng lòng tin như thế, nhưng Chúa đã an bài để đức tin của chúng ta không phải là đức tin hão huyền. Đức tin của chúng ta đã được kiểm chứng rõ ràng và rất thực tế. Chúng ta không tin vào những gì là mê tín, không có cơ sở, nhưng đức tin của chúng ta thật chắc chắn, có sách vở ghi lại. Những người truyền lại cho chúng ta niềm tin này là những người đã chứng kiến một Thiên Chúa đã sống lại, đã đụng chạm tới Đấng Phục sinh, đã thấy và cảm nhận rằng Chúa đã sống lại. Vì thế đức tin của chúng ta hoàn toàn chắc chắn, không mảy may vướng chút nghi ngờ nào. Niềm tin của ông Toma là thế. Còn niềm tin của chúng ta thì sao?

2. Đức tin của chúng ta

Ngày nay chúng ta được hấp thụ đức tin từ nhỏ, được học giáo lý, được chứng kiến đức tin của ông bà cha mẹ, được giải thích rõ ràng các mầu nhiệm nên chúng ta dễ đón nhận đức tin vào Chúa Phục Sinh. Nếu ở vào thời các tông đồ, việc đón nhận chân lý kẻ chết sống lại không bao giờ là điều dễ dàng. Ngày nay chúng thấy nhiều người mất đức tin hay khô khan nguội lạnh thì cũng đừng lấy làm lạ vì nền tảng đức tin của họ chưa được bồi đắp kỹ lưỡng sau khi đón nhận đức tin. Vậy làm thế nào để đức tin được vững mạnh và bén rễ chắc chắn vào các mầu nhiệm của Chúa Kitô? Thiết nghĩ cần cầu xin ơn đức tin mỗi ngày và nhất là đào sâu Kinh Thánh, khám phá con người Chúa Kitô nơi Kinh Thánh, vì nơi đó chứa đựng mọi kho tàng khôn ngoan và hiểu biết(x. Cl 2,3). Nhờ đó chúng ta hiểu rõ hơn về Chúa Kitô và yêu mến Ngài. Một khi đã yêu mến thì đức tin và đức cậy cũng phát triển theo.

Tuy nhiên một thực tế đang diễn ra là có rất nhiều người kitô hữu quá dễ tin vào mọi sự. Nghe ở đâu có Đức Mẹ hiện ra, Chúa hiện ra là ùn ùn kéo đến mà không hề kiểm tra xem có thật không, không hề đặt câu hỏi xem Đức Cha địa phận có đồng ý với điều này không? Cha xứ có ý kiến gì về chuyện này không? Người ta hay bỏ qua các bước này và chỉ nghe đồn rồi đi. Vì thế niềm tin của họ dễ bị lợi dụng, dễ bị lừa dối. Bởi vậy cần phải có những xác tín mạnh mẽ, những bằng chứng rõ ràng về các phép lạ, các cuộc hiện ra thì ta mới nên tin.


[1] Fx VŨ PHAN LONG, Các Bài Tin Mừng Gioan Dùng Trong Phụng Vụ, Nxb Tôn Giáo, 2014, tr. 460.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Thánh Thần làm chủ tể thời gian

Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống Ga 20, 19-23 CHÚA THÁNH THẦN LÀM CHỦ TỂ THỜI GIAN   Hôm nay chúng ta mừng lễ Chúa Thánh Thần...

Suy niệm lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống (Đan viện Phước Vĩnh)

Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống (Ga 20,19-23) (Đan viện Phước Vĩnh) Trong quyển “Chúa Thánh Linh Đấng Ban Sự Sống Và Tình Yêu” của Đức Thánh...

Lễ Chúa Giêsu Lên Trời, Năm B, Mc 16,15-20 : Trời là như thế nào?

Lễ Chúa Giêsu Lên Trời, Năm B, Mc 16,15-20 Trời là như thế nào? Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Năm 1961, khi phi thuyền đầu tiên của...

Chúa Nhật VI Phục Sinh, Năm B, Ga 15,9-17: Yêu như Thầy

Chúa Nhật VI Phục Sinh, Năm B, Ga 15,9-17 Yêu như Thầy Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Phụng vụ lời Chúa, Chúa nhật VI Phục sinh...

Chúa Nhật VI Phục Sinh, Ga 15,9-17: Hãy yêu thương nhau

HÃY YÊU THƯƠNG NHAU (Cv 10,25-26.34-35.44-48; 1Ga 4,7-10; Ga 15,9-17) Minh Triệu, Phước Lý Bản văn Tin Mừng hôm nay, thánh sử Gioan kể lại lời Chúa...

Lễ Chúa Thăng Thiên, Mc 16,15-20: Chúa Giêsu lên trời, đưa mọi người lên trời với Người

THỨ 5 TUẦN VI PHỤC SINH, NĂM B CHÚA THĂNG THIÊN (Mc 16,15-20) Phạm Công Danh, Thiên Phước Đoạn cuối của Tin Mừng thánh Marcô mà Giáo Hội...

Chúa Nhật IV Phục Sinh, Năm B, Ga 10,11-18: Chúa Giêsu – Mục Tử của các mục tử

Chúa Nhật IV Phục Sinh, Năm B, Ga 10,11-18 Chúa Giêsu Mục Tử Của Các Mục Tử Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Để diễn tả mối...

Chúa Nhật IV PS, B, Ga 10,11-18: Đan sĩ với sứ vụ mục tử

CHÚA NHẬT IV PHỤC SINH ĐAN SĨ VỚI SỨ VỤ MỤC TỬ (Cv 4,8-12 ; 1 Ga 3,1-2 ; Ga 10,11-18) M. Mazzarello, CĐ Phước Thiên Phụng vụ...

Chúa Nhật III Phục Sinh Năm B, Lc 24,35-48: Chúa Kitô luôn hiện diện giữa chúng ta

Chúa Nhật III Phục Sinh Năm B, Lc 24,35-48 Chúa Kitô Luôn Hiện Diện Giữa Chúng Ta Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Sau khi hai môn đệ...

Chúa Nhật III Phục Sinh, B, Lc 24,35-48: Có Chúa đồng hành trong cuộc đời

CÓ CHÚA ĐỒNG HÀNH TRONG CUỘC ĐỜI (Lc 24,35-48) Tùng Linh, Phước Lý Bài Tin Mừng hôm nay thánh Luca tường thuật cho chúng ta việc Đức...

Ngày 25/3, Lễ Truyền Tin: Lc 1,26-38: Xin Mẹ dạy con hai tiếng “Xin Vâng”

Ngày 25/3, Lễ Truyền Tin: Lc 1,26-38 Xin Mẹ Dạy Con Hai Tiếng “Xin Vâng” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Đọc Kinh Thánh, chúng ta thấy mỗi...

Lễ Truyền Tin – Lời đáp Xin vâng, chương trình cứu độ được thực hiện

Lời đáp Xin vâng, chương trình cứu độ được thực hiện (Lc 1,26-38) Đaminh Hạnh Lê Văn Chương, Phước Hiệp Trước khi suy niệm về ngày Lễ...