Chủ Nhật, 8 Tháng Chín, 2024

Lễ Chúa Ba Ngôi, Mt 28,16-20: Mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi

SUY NIỆM LỄ CHÚA BA NGÔI

(Mt 28,16-20)

Đan viện Phước Hải

Ngày nay, khoa học kỹ thuật phát triển, người ta đã khám phá ra những điều kỳ diệu trong vũ trụ, nào là đi lên mặt trăng, đến được các vì sao cách xa trái đất hàng triệu, hàng tỉ kilomet… Thế nhưng, dù con người có văn minh, có biết nhiều kỹ thuật tinh vi đến mấy, thì đứng trước những mầu nhiệm liên quan đến Thiên Chúa, họ vẫn phải ngã mũ thán phục, vì đụng chạm đến mầu nhiệm thì không thể dùng lý trí, kỹ thuật mà hiểu được, nhưng cần đến niềm tin. Đây là điều mà Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta chiêm ngắm một mầu nhiệm cao cả, mầu nhiệm trung tâm của đức tin Kitô giáo, đó là mầu nhiệm Một Thiên Chúa Ba Ngôi.

Hôm nay, Tin mừng theo thánh Mátthêu chương 28, 16-20 cho biết, tại miền Galilê, diễn ra cuộc gặp gỡ giữa Đức Giêsu và các môn đệ. Theo Tin Mừng Nhất Lãm cho biết thì miền Galilê là nơi các môn đệ đầu tiên được  Thầy Giêsu kêu gọi, một lời mời gọi tình yêu đầu tiên, đã giúp các ông được gặp một vị Thầy vĩ đại, để rồi đã bỏ mọi sự mà đi theo Người. Hôm nay, trong lần gặp cuối cùng này, nhóm Mười Một thật vui mừng vì được gặp lại Thầy Giêsu, biết bao nhiều cảm xúc ùa về vì người Thầy đã hướng dẫn, dạy dỗ các ông suốt ba năm qua, nay Người đã từ cõi chết sống lại. Trong cuộc gặp gỡ ý nghĩa này, Đức Giêsu đã ban một lệnh truyền quan trọng cho các môn đệ: “Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất. Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần”. Lệnh truyền nay trở nên một công thức thức đức tin, một niềm tuyên xưng vào Thiên Chúa Ba Ngôi thực sự. Tín điều có giá trị vĩnh cửu vì được công bố từ chính môi miệng của Đức Giêsu, Con Một Thiên Chúa.

Ngay trong những trang đầu Tin mừng theo thánh Maccô, tác giả đã ghi lại những hình ảnh ám chỉ về mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi. Khi bắt đầu sứ vụ công khai, Đức Giêsu đã đến chịu phép rửa tại sông Giođan, sau khi lên bờ thì có Thần Khí như chim bồ cầu ngự trên mình và lại có tiếng từ trời phán: “Con là Con yêu dấu của Cha, Cha hài lòng về Con” (Mc1,10-11).

Quả thực, mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi là một Thiên Chúa duy nhất, hiệu hữu trong Ba ngôi vị: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Đây là mầu nhiệm khôn dò, khôn thấu, bất khả hiểu thấu đối với con người, nhưng cũng là một cộng đồng yêu thương mà Thiên Chúa mời gọi chúng ta tham gia. Vì thế, tự sức mình, con người không thế hiểu được, nhưng con người lại rất may mắn khi có một Đấng mặc khải, soi đường, chỉ lối cho biết về mầu nhiệm cao vời này, là chính Đức Giêsu Ki-tô, Người đã sống lại từ cõi chết, và trước khi về trời, một lần nữa, Người lại khai mở cho chúng ta biết thêm về mầu nhiệm cao trọng này.

Lệnh truyền “làm phép rửa” nhân danh Thiên Chúa Ba Ngôi, Đức Giêsu đã tin tưởng và trao trách nhiệm quan trọng này cho các môn đệ, để các ngài tiếp tục là chứng nhân cho niềm tin vào Thiên Chúa Ba Ngôi. Giờ đây, công thức niềm tin Ba Ngôi trở thành một căn tính mới cho nhân loại được biết đến. Căn tính mới của Thiên Chúa là căn tính Cha, Con và Thánh Thần, mà giờ đây người môn đệ và mỗi chúng ta thực sự đi sâu vào mầu nhiệm thánh, mầu nhiệm cao vời, mầu nhiệm bất khả hiểu thấu này.

Nói đến mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi là trình bày căn tính Thiên Chúa, là một điều khó khăn vô cùng, khiến biết bao nhà tiến sĩ thần học phải đau đầu nhức óc. Một vị thánh tài giỏi xuất chúng như Augustinô, ngài đã từng suy tư, đã muốn hiểu thấu Mầu nhiệm Ba Ngôi: Có câu chuyện kể rằng, thánh nhân đang dạo bước trên bờ biển và suy nghĩ làm sao để hiểu về mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi, thì ngài gặp một em bé đang ngồi trên bờ biển cầm vỏ sò để múc cạn nước biển đổ vào cái lỗ trên bờ biển, thánh nhân liền nói với em bé: “Làm sao em có thể làm được chuyện đó.”! Em bé đáp lại, chuyện này còn dễ hơn điều mà ngài đang suy nghĩ trong đầu. Đúng vậy, con người không thể hiểu rốt ráo về mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi. Chỉ nhờ Đức Giêsu mặc khải, khai sáng thì con người mới hiểu biết được phần nào đó về mầu nhiệm này.

Cũng theo Tin mừng Gioan, sau khi phục sinh, Chúa Giêsu cũng thực hiện dấu lạ tại miền Galilê nơi mà Chúa Giêsu đã thực hiện dấu lạ thứ nhất tại tiệc cưới Cana, thì giờ đây Galilê cũng chính là nơi Chúa Giêsu thực hiện dấu lạ cuối cùng sau khi Người từ cõi chết sống lại. Đức Giêsu hiện ra với các môn đệ sau khi sống lại từ cõi chết, Người nói: Thầy sắp lên cùng Cha của Thầy, cũng là Cha của anh em… (Ga 20,17b). Đức Giêsu xác định Người có một Người Cha, mà giờ đây, Người chuẩn bị về với Cha, trở về nơi cùng lòng Cha, nơi mà Người từ đó mà đến thế gian. Thánh Gioan đã thốt lên rằng: Thiên Chúa là Tình Yêu (1Ga 4,8). Vì chỉ có một Thiên Chúa, Đấng là Tình Yêu. Tình Yêu đó tạo dựng nên vũ trụ này. Để có một nhân loại, Tình Yêu đó đã mang thân phận con người, đến với con người, chịu đau khổ, chịu chết và đã sống lại để cứu độ con người. Tình Yêu này được thể hiện qua sự thánh hoá con người, để hiệp nhất họ nên một. Cho nên, Ba Ngôi không tách biệt nhau trong mọi hành động sáng tạo, cứu chuộc và thánh hoá nhân loại, cả Ba ngôi đều tương tác, tương liên với nhau vì chỉ là Một Thiên Chúa. Chính vì thế, các môn đệ được diễm phúc trở nên anh em với Chúa Giêsu, được được gia nhập vào gia đình thiêng liêng, gia đình Ba Ngôi Thiên Chúa. Đây là điều vô cùng quý giá cho các môn đệ và chúng ta. Hạnh phúc thay, con người cảm thấy gần với Thiên Chúa hơn, mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi không còn chỉ là một công thức mầu nhiệm nữa, nhưng chính Thiên Chúa đã bày tỏ tình yêu, trao ban tình yêu, để con người được đụng chạm, được hiểu về Ngài hơn, nhất là sống mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi trong cuộc sống này, bằng cách ra đi loan truyền tin vui tình yêu cho nhân loại được biết về Thiên Chúa Ba Ngôi, Đấng đã yêu thương nhân loại, cứu độ nhân loại.

Qua đây, chúng ta được mời gọi hãy tin vào vào những gì Đức Giêsu đã dạy, đã truyền lại, trước khi về trời, Người đã trao sứ mệnh cho các môn đệ: Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ mọi điều Thầy đã truyền dạy cho anh em, và đây Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28, 19-20). Lệnh truyền của Đức Giê-su đã được các tông đồ đón nhận và truyền lại cho các thế hệ kế tiếp. Nhìn lại dòng lịch sử nước Việt nam thân yêu, chúng con tạ ơn Chúa đã đưa các vị thừa sai tới rao giảng Tin mừng cho đất nước hình chữ S. Giờ đây, đến lượt mình, chúng ta cũng phải trở thành nhà truyền giáo trên đường phố, nơi làng mạc và trong cuộc sống thường ngày của chúng ta. Chúng ta được mời gọi sống trong sự đoàn kết và sự đa dạng, trong sự trao đổi và sự tham gia vào đời sống Hội Thánh bằng cách yêu thương và phục vụ; chúng ta còn được mời gọi sống trong sự vâng phục và sự tự do, trong sự khiêm nhường và tôn trọng, trọng sự hy sinh và vui mừng, để làm đẹp lòng Thiên Chúa Ba Ngôi và xây dựng Hội Thánh của Người ngày càng lan toả yêu thương thực sự cho nhân loại.

Lạy Chúa, hằng ngày chúng con đều làm dấu tuyên xưng Chúa Ba Ngôi, chúng con thuộc làu làu công thức: Một Thiên Chúa – Ba Ngôi. Thế nhưng mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi vẫn là một mầu nhiệm xa vời trong đời sống thường ngày của chúng con, nếu chúng con không sống tương quan với Ba Ngôi Thiên Chúa cách thực sự. Chúng con thường nhân danh tình yêu Ba Ngôi, nhưng lại không sống chứng nhân tình yêu. Nhiều khi vô tình hay cố ý chúng con vẫn còn gây bất hoà, thiếu hiệp nhất trong gia đình, cộng đoàn… Xin Ba Ngôi Thiên Chúa giúp chúng con cảm nếm được mầu nhiệm tình yêu mà Ba Ngôi trong cuộc đời của chúng con, để rồi chúng con cũng biết sống hòa hợp trong khác biệt, yêu thương và nên một trong gia đình, trong cộng đoàn, cùng chung tay xây dựng gia đình Giáo hội ngày càng thăng tiến. Ước mong tất cả mọi người, mọi nơi sẽ chỉ tin có một Thiên Chúa Ba Ngôi, một đức tin, một phép rửa, một lòng mến và tất cả đều quy về mục đích chung là làm sáng danh Thiên Chúa Ba Ngôi.

Lay Chúa Giêsu, Chúa đã dạy cho Giáo hội và chúng con biết đến mầu nhiệm Một Thiên Chúa Ba Ngôi, một mầu nhiệm vô cùng ý nghĩa và quý giá. Vì thế, chúng con được mời gọi sống mầu nhiệm cao quý này ngay trong chính cuộc sống. Nhưng tiên vàn, chúng con cần hiểu biết và tôn kính Thiên Chúa Ba Ngôi là một Thiên Chúa duy nhất, toàn năng và vô biên, là một cộng đồng yêu thương, đồng nhất và đa dạng, một cộng đồng chia sẻ và đối thoại, một cộng đồng gần gũi và ấm áp. Vì thế, chúng con cần tôn kính, yêu mến Thiên Chúa Ba Ngôi bằng cách cầu nguyện, thờ phượng, tin nhận qua chứng tá phục vụ, chính khi nghiên cứu, học hiểu Kinh Thánh là cách để được Thánh Thần Thiên Chúa soi trí, mở lòng, đưa chúng ta đi vào sự kết hiệp thâm sâu với mầu nhiệm vĩ đại này. Nên mỗi ngày, chúng con được mời gọi dành nhiều thời giờ cầu nguyện cùng với Ba Ngôi Thiên Chúa, để cảm nếm được sự ngọt ngào từ suối nguồn tình yêu này. Xin Ba Ngôi Thiên Chúa ban cho chúng con có lòng tin, lòng mến và cậy trông thực sự. Và chỉ khi nào nơi cộng đoàn, gia đình, và môi trường sống của chúng con thực sự sống mầu nhiềm Ba Ngôi trong sự hiệp nhất, yêu thương, thì chúng con mới làm cho vẻ đẹp Ba Ngôi thấm nhập vào trong đời sống, tâm hồn chúng con được. Amen.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

LỄ SINH NHẬT ĐỨC MẸ QUÀ SINH NHẬT Mt 1,18-23 M. Clara,...

Bài giảng Lễ Cung Hiến Thánh Đường Đan viện Châu Sơn Nho Quan của Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt

Kỷ niệm Cung hiến Thánh đường Đan viện Nho...

Bài Giảng Lễ Kỉ Niệm Cung Hiến Thánh Đường Đan Viện Châu Sơn Nho Quan Của Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt

Ngày 4-11-2022 Kỷ niệm cung hiến nhà nguyện đan viện...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XXIII, Thường Niên B (Is 35,4-7a; Gc 2,1-5; Mc 7,31-37) Xin Chữa Con theo Cách Của Chúa

Chúa Nhật XXIII, Thường Niên B (Is 35,4-7a; Gc 2,1-5; Mc 7,31-37) XIN CHỮA CON THEO CÁCH CỦA CHÚA Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Một cô...

LỄ SINH NHẬT ĐỨC MẸ QUÀ SINH NHẬT Mt 1,18-23 M. Clara, Phước Thiên Nếu có dịp đi dự tiệc sinh nhật ai đó, chúng ta thường không...

Chúa Nhật XXII TN, B, Mc 7,1-8a.14-15.21-23: Canh tân tâm hồn

    CANH TÂN TÂM HỒN (Mc 7,1-8a.14-15.21-23) M. Gioan Nguyễn An, Vĩnh Phước Tin Mừng Chúa Nhật XXII thường niên, Năm B hôm nay là những lời giáo...

Chúa Nhật XXII TN, B, Mc 7,1-8a.14-15.21-23: Lời Sống

  LỜI SỐNG (Mc 7,1-8a.14-15.21-23) M. Augustino, Phước Hải Ngôn ngữ đã xuất hiện từ khi con người xuất hiện trên mặt đất này. Ngôn ngữ giúp con...

Chúa Nhật XXI TN, B: Còn sống là còn chọn lựa

  CÒN SỐNG LÀ CÒN CHỌN LỰA (Gs 24,1-2a.15-17.18b; Ep 5,21-32; Ga 6,54a.60-69) Jos. ĐB, Phước Vĩnh Linh mục nhạc sĩ Thành Tâm đã suy diễn câu nói...

Chúa Nhật XXI TN, B: “Bỏ Thầy con biết theo ai, vì Thầy có lời ban sự sống.”

"BỎ THẦY CON BIẾT THEO AI, VÌ THẦY CÓ LỜI BAN SỰ SỐNG" (Ga 6,54a.60-69) Thầy Phêrô Kim-Ngôn Nguyễn Bảo Duy, Phước Hiệp Trích đoạn Tin mừng...

Lễ thánh Bernardo: Thánh Bernardo – Muối và Ánh sáng trong Giáo Hội

    THÁNH BERNARDO – MUỐI VÀ ÁNH SÁNG TRONG GIÁO HỘI (Mt 5,13-19) M. Anselmo Nguyễn Minh Quang, An Phước Trong Tin Mừng theo Thánh Matthêu 5,13-19, Chúa...

Ngày 20/8, Lễ thánh Bênađo viện phụ – Bênađô người đan sĩ Xitô

Ngày 20/8, Lễ thánh Bênađo viện phụ Bênađô người đan sĩ Xitô Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Có lẽ dưới nhãn quan của một số người, thì...

Lễ thánh Viện phụ Bênađô: Ánh sáng ngọt ngào (Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt)

Lễ Thánh Phụ Bênađô ÁNH SÁNG NGỌT NGÀO Kn 7,7-10.15-16; 1Cr 1,26-31; Mt 5,13-19 Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt Nunquam satis. Đó là lời thánh phụ Bênađô...

Lễ thánh phụ Bênađô: Theo gót vị Tôn sư

  Suy niệm Lễ thánh phụ Bênado 20.8.2024   Là hậu duệ, chúng ta mừng kính Đấng tiền bối, thánh phụ Benado, Viện phụ. Chúng ta hân hoan...

Chúa Nhật XX TN, B, Ga 6,51-58: Bánh Hằng Sống

    BÁNH HẰNG SỐNG (Ga 6,51-58) M. Michael Hội, Phước Lý Từ lúc khởi thủy Thiên Chúa đã tạo dựng và ban cho con người sự sống, là...

Lễ Đức Maria Hồn Xác Lên Trời: Đức Mẹ lên trời là niềm vui và hy vọng cho chúng ta

  ĐỨC MẸ LÊN TRỜI LÀ NIỀM VUI VÀ HY VỌNG CHO CHÚNG TA (Kh 11,19a;12,1-6a; 1Cr 15,20-27; Lc 1,39-56) Vp. Vincent Hoà, PV Hôm nay chúng ta...