Chủ Nhật, 22 Tháng mười hai, 2024

Lễ Sinh Nhật thánh Gioan Tẩy Giả 24/6: Sứ mệnh siêu phàm

 

 

SỨ MỆNH SIÊU PHÀM

(SINH NHẬT THÁNH GIOAN TẨY GIẢ 24/6)

M. Augustino, Phước Hải

“Trong số phàm nhân đã lọt lòng mẹ, chưa từng có ai cao trọng hơn ông Gio-an Tẩy Giả” (Mt 11,11).

Lời khẳng định này của Đức Giêsu nói lên thế giá của ông Gioan. Quả thực, chỉ có nhân vật quan trọng mới được Giáo Hội mừng sinh nhật cách long trọng như vậy. Giữa bao nhiêu nhân vật có thế giá trong hàng thần thánh đã được Giáo Hội suy tôn, ngoài Chúa Giêsu và Đức Maria, chỉ có Gioan Tẩy Giả được mừng sinh nhật trọng thể như thế. Điều này nói lên sứ mệnh trọng đại của ông trong chương trình của Thiên Chúa. Vậy, ta thấy có gì hay nơi nhân vật này, trong khi người Do Thái lại coi ông là kẻ lập dị, bị quỷ ám bởi lối sống khác lạ “mặc áo lông lạc đà, thắt lưng bằng dây da, ăn châu chấu và mật ong rừng” (x. Mt 11,18; Mc 1,6).

Điều đầu tiên đáng nói là việc thụ thai cách lạ lùng của Gioan không giống mọi người. Cha mẹ ông là người son sẻ, những tưởng không thể có con khi tuổi đời đã xế bóng (x. Lc 1,7; 1,36), bà Elizabeth thân mẫu ông đã bước vào tuổi lục tuần khi mang thai. Mô-tip này ta bắt gặp vài lần trong Kinh Thánh đối với các nhân vật được Thiên Chúa dành riêng cho một sứ mệnh đặc biệt nào đó như trường hợp của ông Samuel (1Sm 1), Samson (x. Tl 12,1-7) cho thấy nguồn gốc phi thường của các ngài là từ ý định Thiên Chúa chứ không phải của con người bình thường.

Thứ đến, cuộc đời ông Gioan là một định mệnh, một sứ mạng được Thiên Chúa định sẵn: “Đức Chúa đã gọi tôi từ khi tôi còn trong lòng mẹ, lúc tôi chưa chào đời, Người đã nhắc đến tên tôi” (Is 49,1), hoặc “quả thật, có bàn tay Chúa phù hộ em” (Lc 1,66).

“Phải đặt tên cháu là Gioan” (Lc 1,60) Vì đây là tên Thiên Chúa đã đặt sẵn cho ông khi sứ thần truyền tin cho cha ông là Dacaria, nên ngay cả cha mẹ ông cũng không được đặt tên khác dù họ sinh ra ông chăng nữa. Tên “Gioan”, tiếng Do Thái, có nghĩa là “Thiên Chúa là Đấng thương xót”. Gioan như món quà đặc biệt Thiên Chúa ban cho cha mẹ ông trong tuổi già son sẻ. Hơn nữa, ông chính là người loan báo lòng thương xót của Thiên Chúa đối với dân Ngài khi chuẩn bị cho Đấng Cứu Thế đến.

Gioan là vị ngôn sứ cuối cùng của Cựu Ước, là trung gian nối tiếp giữa Cựu và Tân Ước: “Ta đặt ngươi làm ngôn sứ cho chư dân; Ta đặt lời Ta vào miệng ngươi; Ta đặt ngươi đứng đầu các dân các nước để nhổ, để lật, để hủy, để phá, để xây, để trồng” (Gr 1,5c.9.10). Như một nhà hoạt động “cách mạng”, một kiến trúc sư lành nghề tái thiết lại ngôi nhà cho Đức Chúa sau bao nhiêu tàn lụi, phế tích tối tăm của thời cuộc. Như những vì sao mai sáng lóe lên giữa bầu trời tối đen, Gioan thi hành sứ mệnh như các ngôn sứ, hiện thân của lòng thương xót của Thiên Chúa quan phòng. Nhưng sứ mệnh của ông còn trổi vượt hơn các vị ngôn sứ khác khi:

“Em sẽ nên cao cả trước mặt Chúa. Em sẽ được đầy Thánh Thần ngay khi còn trong lòng mẹ. Em sẽ đưa nhiều con cái Israel về với Đức Chúa là Thiên Chúa của họ. Được đầy thần khí và quyền năng của ngôn sứ Êlia (vị ngôn sứ vĩ đại, tiêu biểu cho các ngôn sứ thời Cựu Ước) em sẽ đi trước mặt Chúa, để đưa tâm hồn cha ông quay về với con cháu, để làm cho tâm tư  kẻ ngỗ nghịch lại hướng về nẻo chính đường ngay, và chuẩn bị một dân sẵn sàng đón Chúa” (Lc 1,15-17).

Ông có một sứ mạng đặc biệt: “Hài Nhi hỡi, con sẽ mang tước hiệu là ngôn sứ của Đấng Tối Cao: con sẽ đi trước Chúa, mở lối cho Người, bảo cho dân Chúa biết: Người sẽ cứu độ là tha cho họ hết mọi tội khiên” (Lc 1,76-77). “Để dọn đường cho Đức Giêsu, ông Gioan đã rao giảng kêu gọi toàn dân Israel chịu phép rửa tỏ lòng sám hối…ông đã tuyên bố: ‘Tôi không phải là Đấng mà anh em tưởng đâu, nhưng kìa Đấng ấy đến sau tôi, và tôi không đáng cởi dép cho Người’” (Cv 13,24-25).

Chính lối sống khổ hạnh đặc biệt thể hiện sứ mệnh của ông là kêu gọi người ta ăn năn sám hối, sửa chữa lỗi lầm chuẩn bị tâm hồn đón Chúa đến, ông mặc áo lông lạc đà, thắt lưng bằng dây da, ăn châu chấu và mật ong rừng” (Mc 1,6).

Cuối cùng, để làm chứng cho những gì mình rao giảng, kêu gọi, Gioan đã chấp nhận trả giá bằng chính mạng sống của mình khi bị vua Hêrôđê chặt đầu vì đã ngăn cản cuộc hôn nhân loạn luân của ông và bà Hêrôđia, vợ của anh trai vua. Cho nên cái chết của ông được xem là cái chết anh dũng, cái chết đẹp, chết vì đấu tranh cho công lý dù cách chết xem ra có vẻ rợn rùng, khiếp kinh đi nữa.

Khi suy niệm về sứ mệnh đặc biệt của Gioan Tiền Hô, chúng ta được mời gọi nhìn lại sứ mệnh của mỗi người. Trong tư cách là một con người, chúng ta được mời gọi sống xứng đáng với nhân phẩm của một con người có lí trí và ý chí tự do để sống đứng đắn, hướng thiện, nhân bản và nhân đạo. Với tư cách là Kitô hữu, chúng ta hãy phản ánh khuôn mặt thương xót của Đức Kitô: “Cứ dấu này mà người ta nhận biết anh em là môn đệ của Thầy, là anh em hãy yêu thương nhau” (Ga 13,35). Với tư cách là tu sĩ, linh mục…là những người bước theo sát Đức Kitô, chúng ta hãy sống triệt để các lời khuyên phúc âm, hết sức bao nhiêu có thể, để phản ánh tính ngôn sứ của mình trong thế giới hiện đại, dám sống và chết cho niềm xác tín và những gì mình loan báo như Gioan đã chịu chết khi kêu gọi Hêrôđê từ bỏ con đường tội lỗi của ông.

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

08/09 Lễ Sinh Nhật Đức Trinh Nữ Maria, Mt 1,1-16.18-23: Đức Maria cực trinh cực sạch

  ĐỨC MARIA CỰC TRINH CỰC SẠCH (Mt 1,1-16.18-23) M. Eusebia Hương,...

08/09 Lễ Sinh Nhật Đức Trinh Nữ Maria, Mt 1,1-16.18-23: Mừng Sinh Nhật Mẹ

MỪNG SINH NHẬT MẸ (Mk 5,1-4a; Rm 8,28-30, Mt 1,1-16.18-23) Đan...

11/7 Lễ thánh phụ Biển Đức, Mt 19,27-29: Từ bỏ mọi sự để theo Chúa

TỪ BỎ MỌI SỰ ĐỂ THEO CHÚA (Mt 19,27-29) M. Phaolô...

11/7 Lễ thánh phụ Biển Đức, Mt 19,27-29: Từ bỏ mọi sự mà theo Chúa

TỪ BỎ MỌI SỰ MÀ THEO CHÚA (Mt 19,27-29) FM. Đaminh...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật IV Mùa Vọng C (Mk 5,2-5; Hr 10,5-10; Lc 1,39-45) Đức Trinh Nữ Vội Vã Lên Đường

Chúa Nhật IV Mùa Vọng C (Mk 5,2-5; Hr 10,5-10; Lc 1,39-45) Đức Trinh Nữ Vội Vã Lên Đường Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúng ta...

Chúa Nhật III Mùa Vọng C (Xp 3,14-18; Pl 4,4-7; Lc 3,10-18) Gặp Chúa qua muôn nẻo đường

Chúa Nhật III Mùa Vọng C (Xp 3,14-18; Pl 4,4-7; Lc 3,10-18) Gặp Chúa Qua Muôn Nẻo Đường Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Phụng vụ lời...

Chúa Nhật III Mùa Vọng, C, Lc 3,10-18: Trở về với sự thiện

    TRỞ VỀ VỚI SỰ THIỆN (Lc 3,10-18) M. Mai Đăng Minh, CĐ Thiên Phước Con người ngay từ đầu được sinh là nhân chi sơ tính bản...

Chúa Nhật III Mùa Vọng, Lc 3,10-18: Niềm vui nhận biết Đấng Cứu Thế

    Niềm vui nhận biết Đấng Cứu Thế  (Lc 3,10-18)            Đan sĩ M. Paula Đình, Châu Thủy Khởi đi từ bài đọc II,...

Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (Lc 1,26-38) Trở nên vô nhiễm giữa thế giới “ô nhiễm”

Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (Lc 1,26-38) Trở Nên Vô Nhiễm Giữa Thế Giới “Ô Nhiễm” Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ. O.Cist Giữa bầu...

Lễ Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội – Mầu nhiệm tội lỗi

  LỄ MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI MẦU NHIỆM TỘI LỖI Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên, Châu Sơn Đơn Dương Hôm nay, chúng ta suy niệm về con...

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa đến trong cuộc đời

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa Đến Trong Cuộc Đời Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa trong Chúa...

9/12 – Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội

    ĐẶC ÂN VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI (Lc 1,26-38) M. Bảo Hạnh, Phước Lý Phụng vụ Giáo Hội bước vào tuần thứ hai Mùa Vọng, thời gian...

Chúa Nhật II MV, C, Lc 3,1-6: Cách chuẩn bị cho Chúa đến

    Cách chuẩn bị cho Chúa đến (Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) M. Bosco, Phước Sơn      Chuẩn bị đón Chúa chính là ý nghĩa của mùa Vọng....

Chúa Nhật I Mùa Vọng, C, Tỉnh thức

    Tỉnh thức (Gr 33,14-16; 1Tx 3,12 - 4,2; Lc 21,25-28.34-36) M. Anges, Phước Thiên      Thời gian là quà tặng Thiên Chúa ban cho chúng ta....

Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam: Phải chăng tử đạo vì chán đời?

  Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Tại Việt Nam Phải Chăng Tử Đạo Vì Chán Đời? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, toàn...

Mừng kính các thánh Tử Đạo Việt Nam, Lc 9,23-26

MỪNG KÍNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Mừng kính các tử đạo Việt Nam là dịp...