Thứ tư, 6 Tháng mười một, 2024

Ngày 02/11: Cầu cho các Tín hữu đã qua đời  (G 19,1.23-27; Ga 6,37-40) Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại

 

 

Ngày 02/11: Cầu Cho Các Tín Hữu Đã Qua Đời  (G 19,1.23-27; Ga 6,37-40)

TÔI TIN XÁC LOÀI NGƯỜI NGÀY SAU SỐNG LẠI

Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist

Ngày mồng Một hôm qua chúng ta hân hoan hướng về Thiên Đàng để mừng kính và cầu xin với các thánh đã hoàn tất sứ mạng làm người và làm con Chúa mà nay đang được hưởng phúc vinh quang. Hôm nay chúng ta hướng về những người quá cố đang phải thanh luyện trước khi hưởng kiến nhan Chúa. Chúng ta nhớ đến các ngài để báo hiếu báo ơn, để tăng cường dâng thánh lễ, cầu nguyện, hy sinh, làm việc lành nài xin Chúa nhân từ sớm đưa các ngài lên chốn nghỉ ngơi. Những tâm tình và ý hướng đó phát xuất từ một niềm tin căn bản về sự phục sinh thân xác và sự sống đời sau: “Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại. Tôi tin hằng sống vậy”.

Dường như không ai có thể phủ nhận thân phận con người là sinh lão bệnh tử. Con người biết mình sẽ phải chết (Aristote); từng người từng người một đang tiến gần cái chết. Nhưng liệu có một ngày người ta gọi là tận thế? Ngày mà toàn thể vũ trụ này; con người cỏ cậy không còn sự sống. Người ta đã đoán già đoán non ngày tận thế vào năm 1000; 2000; 2010… mà không thấy tận thế. Tận thế phải chăng chỉ là chuyện hoang đường, là niềm tin nhảm nhí, là sự u mê của kitô hữu?

Dựa vào Kinh Thánh chúng ta biết có ngày tận thế- đó là ngày Thiên Chúa tập họp con cái Ngài từ khắp nơi về một mối (Lc 21,25-28.34-36; Ga 6,37-40; x. Mt 12,38-42).

Dựa trên khoa học người ta cũng phải công nhận có ngày tận thế. Tận thế là khi trái đất không còn thấy ánh mặt trời, không còn sự sống của cây cỏ, muông thú và con người.

Không có ánh mặt trời thì không có nắng.

Không có nắng thì không có hiện tượng bốc hơi nước và do đó không có mưa.

Không có mưa thì không có nước.

Không có nước thì cây cối không tồn tai; không có nước thì ta sẽ chết khát sau 8 ngày. Cỏ cây chết, muông thú chết vậy thì ta lấy gì mà ăn.

Không có ánh mặt trời thì không có hiện tượng diệp lục hóa. Không có hiện tượng diệp lục hóa thì ta không có khí Oxy để thở, không có khí để thở thì ta sẽ chết ngạt.

Hiện này mặt trời nóng 5000 độ C. Nhưng sau vài tỷ, vài trăm năm nữa, mặt trời sẽ nguội đi không còn sức nóng. Loài người, loài vật và thực vật đều sẽ bị tuyệt chủng. Như thế, tận thế không phải là một câu chuyện mơ hồ, hoang tưởng, không phải là mê tín dị đoan. Tận thế là chuyện có thật, một chuyện đang diễn tiến.

Nếu sự sống trên trái đất này sẽ có ngày chấm hết. Vậy thì có một cuộc sống đời sau, có một sự sống đời đời chăng? Vấn đề này khoa học không thể bàn tới. Nhưng niềm tin Kito giáo xác tín rằng loài người sẽ sống lại vào ngày tận thế. Ngay từ thời Cựu Ước Dân Thiên Chúa dù phải sống trong cảnh áp bức vẫn một lòng cậy trông: “Vua trời đất sẽ cho chúng tôi phục sinh để được sống vĩnh cửu, bởi chúng tôi chết vì tuân giữ lề luật của Người” (2Mcb 7,9). “Chúng tôi thà chết do tay người phàm mà giữ vững niềm hy vọng được Thiên Chúa cho phục sinh … ” (2Mcb 7,14) (x. 7,29; Ðn 12,1-13). Trong bài trích sách Gióp, ông Gióp cũng lên tiếng: “Tôi biết rằng Đấng bênh vực tôi vẫn sống và sau cùng người sẽ đứng lên trên cõi đất. Sau khi da tôi đây bị thiêu hủy, thì với tấm thân này tôi sẽ được ngắm nhìn Thiên Chúa”. Cùng một xác tín đó thánh Phaolô tuyên bố rằng: “Chúng ta sẽ sống lại, giống như Đức Kitô đã sống lại. Thân xác chúng ta sẽ được biến đổi thành thân xác phục sinh.”

Bài Tin Mừng theo thánh Gioan, lại một lần nữa Chúa Giêsu quả quyết: “Tất cả những người Chúa Cha ban cho tôi đều sẽ đến với tôi, và ai đến với tôi tôi sẽ không loại ra ngoài… ai tin vào Người Con thì được sống muôn đời và tôi sẽ cho họ sống lại trong ngày sau hết”. Mầu nhiệmn sống lại ở đây không phải là chuyện hoang đường nhảm nhí nhưng là niềm tin sâu xa của hơn 2 tỉ người trên thế giới. Niềm tin vào sự sống lại, có căn nguyên sâu xa từ lòng thương xót vô bờ của Thiên Chúa. Niềm tin này dựa vào lời rao giảng cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu- Thiên Chúa làm người. Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại. Đại văn hào Nga Dostoievsky đã tin như thế và ông tuyên bố là: “Đức Giêsu là chân thiện mỹ tuyệt đối. Nếu có ai bảo rằng Đức Giêsu không phải là chân lý, thì tôi, Dostoievky vẫn đứng về phía Đức Giêsu”.

Thực tế khi chiêm nghiệm mọi biến đổi trong vũ trụ này càng làm ta tin chắc hơn về sự phục sinh con người từ bụi đất. Tạo hóa đã biến đổi con sâu ghê tởm thành con nhộng hiền lành rồi lại hóa con nhộng hiền lành thành con bướm đẹp tuyệt, thì có khó gì khi Ngài biến kiếp con người ra tro bụi, rồi từ tro bụi, Ngài cho phục sinh huy hoàng. Điều đó có khó chi trong quyền phép vô biên của Ngài? Có bàn tay vô hình đã biến sâu thành bướm, thì cũng chính bàn tay ấy sẽ biến bụi tro của kiếp người thành thần thánh huy hoàng của sự kiện phục sinh (x. cgvdt, số 1979, Lm Pio Ngô Phúc Hậu, tận thế và phục sinh, tr.30).

Vì thế, đang khi ý thức mình là thân cát bụi một mai sẽ trở về bụi tro, chúng ta cũng được tràn ngập niềm vui sẽ được phục sinh với Chúa, nếu chúng ta sống trung thành mến Chúa và yêu thương, tha thứ, cầu nguyện cho mọi người nhất là cho các anh chị em đã ra đi trước chúng ta.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

“Ánh trăng” trong đan viện

“ÁNH TRĂNG” TRONG ĐAN VIỆN Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Thuở...

“Ngươi phải thờ cha kính mẹ” – Suy niệm Lời Chúa Thánh Lễ Mồng Hai Tết

“NGƯƠI PHẢI THỜ CHA KÍNH MẸ” Suy niệm Lời Chúa:...

“Yêu nhau muôn sự chẳng nề…” Suy niệm Tin mừng Chúa Giáng Sinh: Lc 2,1-14 (Lễ đêm)

“Yêu nhau muôn sự chẳng nề…” Suy niệm Tin mừng...

29-6 Lễ thánh Phêrô và thánh Phaolô, Mt 16,13-19: Hai cách làm chứng

29-6 Lễ thánh Phêrô và thánh Phaolô, Mt 16,13-19 HAI...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thứ 5 Tuần XXXI Thường Niên – Lc 15,1-10 Chúa nhân từ xót thương

 CHÚA NHÂN TỪ XÓT THƯƠNG Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Đức Giêsu được quần chúng hết sức kính trọng và...

Thứ 4 Tuần XXXI  Thường Niên  (Pl 2,12-18; Lc 14,25-33) Điều kiện làm môn đệ Chúa

ĐIỀU KIỆN LÀM MÔN ĐỆ CHÚA Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Hôm đó có rất nhiều người đi đường với...

Thứ 3 Tuần XXXI – Thường Niên (Pl 2,5-11; Lc 14,15-24) Khách dự tiệc

  KHÁCH DỰ TIỆC Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Vẫn là câu chuyện ‘bàn ăn’ mà chúng ta được Thánh sử Luca tường...

Ngày 02/11: Cầu cho các Tín hữu đã qua đời – Người đi kẻ ở nhớ thương nhau

    Ngày 02/11: Cầu Cho Các Tín Hữu Đã Qua Đời NGƯỜI ĐI KẺ Ở NHỚ THƯƠNG NHAU Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hằng năm cứ...

2 Tháng Mười Một, Is 25,6a.7-9; Rm 8,14-23; Lc 23,33.39-43 Lời cầu đơn thành khiêm tốn

2 Tháng Mười Một, LỄ 2: CẦU CHO CÁC ĐẲNG LINH HỒN  LỜI CẦU ĐƠN THÀNH KHIÊM TỐN Is 25,6a.7-9; Rm 8,14-23; Lc 23,33.39-43 Lm...

Thứ 5 Tuần XXX  Thường Niên – Lc 13,31-35 Sứ vụ Đức Giêsu sắp hoàn tất tại Giêrusalem

SỨ VỤ ĐỨC GIÊSU SẮP HOÀN TẤT TẠI GIÊRUSALEM Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Bài Tin Mừng hôm nay, thánh...

Thứ 3 Tuần XXX Thường Niên – Lc 13,18-21 Dụ ngôn Nước Thiên Chúa

DỤ NGÔN NƯỚC THIÊN CHÚA Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Qua bài Tin Mừng hôm nay thánh Luca ghi lại...

Thứ 7 Tuần XXIX Thường Niên – Lc 13,1-9 Hãy kíp hối cải

HÃY KÍP HỐI CẢI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Với bài Tin Mừng hôm qua chúng ta đã cùng nhau suy niệm...

Thứ 6 Tuần XXIX Thường Niên – Lc 12,54-59 Dấu chỉ thời đại

DẤU CHỈ THỜI ĐẠI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Với đoạn Tin Mừng hôm nay, thánh Luca tường thuật Đức Giêsu giáo...

Thứ Năm Tuần XXIX Thường Niên (Lc 12, 49-53) Lửa mến yêu

Thứ Năm Tuần XXIX Thường Niên (Lc 12, 49-53) Lửa Mến Yêu Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu nói đến...

Thứ 5 Tuần XXIX Thường Niên – Lc 12,49-53 Lửa bình an

  LỬA BÌNH AN Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Xuyên qua các đoạn Tin Mừng chúng ta đã có dịp cùng nhau đọc...

Thứ Tư Tuần XXIX Thường Niên (Lc 12,39-48) Sẵn sàng cho ngày giờ vinh quang

Thứ Tư Tuần XXIX Thường Niên (Lc 12,39-48) Sẵn Sàng Cho Ngày Giờ Vinh Quang Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ. O.Cist Tin Mừng hôm nay,...