Thứ năm, 6 Tháng hai, 2025

Chúa Nhật XXXIV, Thường Niên B (Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33-37) Đức Giêsu Kitô Là Vua?

Chúa Nhật XXXIV, Thường Niên B

(Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33-37)

Đức Giêsu Kitô Là Vua?

Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist

Theo quan niệm thông thường, vua là người có chủ quyền trên một lãnh thổ, có kẻ hầu người hạ, có binh hùng tướng mạnh, sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ vua, sẵn sàng chết vì vua: “Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung” (Khổng Tử). Hay theo cách hiểu của người Do Thái, vua là người lãnh đạo quần chúng để lật đổ chính quyền Rôma đang cai trị họ. Dĩ nhiên, Đức Giêsu là vua, nhưng không theo những nghĩa này như chính Ngài tuyên bố với quan Philatô: “Tôi là vua”, nhưng “Nước tôi không thuộc về thế gian này”.

Vua Giêsu là vị Vua thần linh:

Ngài có nguồn gốc từ “Trời”, như Thánh Phaolô xác quyết: “Đức Giêsu vốn dĩ là Thiên Chúa…’’ (Pl 2,6-11; x. Cl 1,15-20). Ngài được Thiên Chúa sai xuống trần gian cứu độ nhân loại: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” (Ga 3,16,17), “Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người mà được cứu độ” (1Ga 4,17).

Bởi vậy, Vua Giêsu toàn năng, uy quyền khôn sánh, siêu việt trên hết các vua trần gian. Dân chúng đã tung hô Vua Giêsu là Đấng đầy uy quyền trong lời nói và việc làm (x. Mc 1,27); họ trải áo ra đường mà hoan hô: “Chúc tụng Đấng nhân danh Chúa mà đến”. Quả vậy, có ông vua nào trên trần gian này làm được những phép lạ: xua trừ ma quỷ, ngăm đe gió và biển, chữa lành các bệnh tật… như Vua Giêsu? Cũng chỉ có Vua Giêsu, mới có quyền năng tự mình từ cõi chết trỗi dậy và có quyền năng phục sinh kẻ chết; bởi Ngài là vị Vua thần linh.

Vị Vua thần linh khác hẳn với vị vua nhân loại, vị vua nhân loại chỉ có thể dùng vương quyền mà cai trị vương quốc trong một khoảng thời gian ngắn ngủi và trong một quốc gia nhỏ hẹp. Còn vương quốc của Vua Giêsu là Chân lý và Tình yêu, không thuộc về thế gian này nhưng thuộc về thế giới vĩnh cửu. Vương quốc ấy không bị bó hẹp trong vùng đất Palettin nhỏ hẹp mà là mở rộng nơi mọi cõi lòng người thiện tâm. Và vương quyền của vua Giêsu là vĩnh cửu, là muôn đời; ngày tận thế Vua Giêsu sẽ đến phán xét kẻ sống và người chết (Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, số 0668-0670).

Vua Giêsu là Vua tình yêu:

Vua Giêsu không đến để được người ta phục vụ, nhưng để phục vụ và hiến mạng sống mình làm giá chuộc cho nhiều người (x. Mc 10,45). Thái độ phục vụ của Vua Giêsu rất mực khiêm nhường “như một người tôi tớ”, cúi xuống rửa chân cho môn đệ. Đức Giêsu là vua, nhưng Ngài khác với những vua ở chỗ: để cai trị, các vua dùng quyền lực, còn Vua Giêsu dùng tình thương “Ngài yêu thương đến họ cùng”. Thật vậy, Ngài yêu thương mọi người, chạnh lòng thương chia sẻ những nỗi lầm than vất vưởng của bần dân. Vua Giêsu là mục tử tốt lành yêu thương chăn dắt đoàn chiên, đến độ biết rõ từng con một, Ngài sẵn sàng đi tìm, chẳng ngại vác chiên trên vai và chẳng nề hy sinh mạng sống mình vì lợi ích của con chiên (x. Ga 10,11-16).

Trong khi, các vua nhân loại thường bắt thần dân chết thay cho mình, thì ngược lại Vua Giêsu lại hiến mạng cho muôn dân được hưởng ơn cứu độ: “Khi được dương lên khỏi mặt đất tôi sẽ kéo mọi người lên với tôi” (Ga 12,32). Có lẽ vì không thể chấp nhận được nghịch lý này, mà triết gia vô thần Friedrich Nietzche (1844-1900) đã lăng mạ kitô hữu là những người mê muội đi tin thờ một tử tội chết trần trụi nhục nhã trên thập tự giá. Thực ra: “Đức Kitô đã chết vì tội lỗi chúng ta, và đã sống lại để chúng ta được nên công chính” (Rm 4,25).

Thần dân trong nước Vua Giêsu

Lịch sử nước Anh có kể rằng, hồi ấy, nước Anh có một ông vua đạo đức tên là  Cannut III. Ông là vua của một cường quốc, nên chung quanh ông hay có những quan nịnh thần ton hót. Một hôm trong một buổi triều yết, các nịnh thần tâu: “Thánh Thượng” là vua trên hết các vua, là chúa trên các chúa, có quyền trên mặt đất và biển cả. Nghe vậy nhà vua muốn cho họ một bài học, liền mời tất cả đi ra bờ biển. Đứng trước đại dương, ông tuyên bố: “Ta là vua trên hết các vua, có quyền trên đất liền và trên biển cả. Vậy ta truyền cho sóng biển không được trở tới”. Nhưng nước vẫn dâng lên, sóng vẫn trở tới làm ướt hết áo cẩm bào của vua cũng như triều thần. Nhà vua đi vào trong một thánh đường đến trước tượng chuộc tội, lấy chiếc vương miện trên đầu mình, đội lên đầu Chúa và nói: “Lạy Chúa, chỉ có Chúa là Vua trên hết các vua, là Chúa trên hết các chúa”.

Đúng vậy, Vua Giêsu mà chúng ta tôn thờ là Vua toàn năng, toàn ái, Vua muôn thuở, Vua muôn vua. Một vị vua thần linh, một vị vua đầy tình yêu như thế chẳng đáng để cho chúng ta mừng kính suy tôn và khát mong được sống trong Nước của Ngài hay sao? Thật ra, khi lãnh Bí tích Thanh tẩy kitô hữu đã được tham dự vào chức vụ Vương đế của Đức Giêsu Kitô, chúng ta đã có tên trong Nước Chúa. Nhưng trong cuộc sống hằng ngày chúng ta có thực sự sống như một công dân Nước Chúa hay chưa? Người công dân Nước Chúa là người trung thành tôn thờ một Thiên Chúa toàn năng, chứ không thờ thần nào khác; như các thánh tử đạo thà chết chứ không phạm tội phản nghịch cùng Chúa. Người công dân Nước Chúa là người luôn quảng đại yêu thương tha thứ theo gương ĐHY. Phanxicô Nguyễn Văn Thuận đã để lại cho chúng ta.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

“Ánh trăng” trong đan viện

“ÁNH TRĂNG” TRONG ĐAN VIỆN Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Thuở...

“Ngươi phải thờ cha kính mẹ” – Suy niệm Lời Chúa Thánh Lễ Mồng Hai Tết

“NGƯƠI PHẢI THỜ CHA KÍNH MẸ” Suy niệm Lời Chúa:...

“Yêu nhau muôn sự chẳng nề…” Suy niệm Tin mừng Chúa Giáng Sinh: Lc 2,1-14 (Lễ đêm)

“Yêu nhau muôn sự chẳng nề…” Suy niệm Tin mừng...

29-6 Lễ thánh Phêrô và thánh Phaolô, Mt 16,13-19: Hai cách làm chứng

29-6 Lễ thánh Phêrô và thánh Phaolô, Mt 16,13-19 HAI...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

VÂNG LỜI THẦY – Cứ ra khơi, thả lưới bắt cá ( Is 6,1-2a.3-8; 1Cr 15,1-11; Lc 5,1-11)

Vâng lời là một hành vi mang tính nhân bản và nhân linh của con người, cho nên việc con cháu cần biết vâng...

Lễ dâng Chúa Giêsu vào đền thánh

LỄ DÂNG CHÚA GIÊSU VÀO ĐỀN THÁNH (FM. Mauro Nguyễn Văn Biết)      Lễ Đức Mẹ dâng Chúa Giêsu vào Đền Thánh năm nay- trong...

Lễ Ba Cha Thánh – Mc 10, 24b – 30

MỪNG LỄ BA CHA THÁNH SÁNG LẬP DÒNG XITO PHẦN THƯỞNG CHO NHỮNG AI TỪ BỎ MỌI SỰ MÀ THEO CHÚA Cuộc sống là một sự...

26/01 Lễ Các Thánh Tổ Phụ Dòng Xitô – Roberto, Alberico và Stephano, Mc 10,24b-30: Từ bỏ mọi sự để được Nước Trời

  TỪ BỎ MỌI  SỰ ĐỂ  ĐƯỢC NƯỚC TRỜI (Hc 44,1.10-15; Hr 11,1-2.8-16; Mc 10,24b-30) Trường Kha, Phước Lý Cuộc sống hiện đại ngày càng phát triển, vấn...

Chúa nhật II -Thường niên, Năm C (Ga 2, 1-11) “Họ hết rượu rồi”

Chúa nhật II -Thường niên, Năm C (Ga 2, 1-11) “Họ hết rượu rồi” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Không biết tự bao giờ người ta đã...

Chúa Nhật – Chúa Chịu Phép Rửa: Chúa bước xuống để nâng ta lên

Chúa Nhật – Chúa Chịu Phép Rửa: Chúa Bước Xuống Để Nâng Ta Lên Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Biến cố Chúa Giêsu chịu phép rửa là...

Lễ Chúa Giêsu chịu Phép Rửa, Lc 3,15-16.21-22: Người môn đệ của Đức Giêsu sống tinh thần tự hủy

    NGƯỜI MÔN ĐỆ CỦA ĐỨC GIÊSU SỐNG TINH THẦN TỰ HỦY  (Lc 3,15-16.21-22) M. Giuse Tuấn, Phước Lý  Khi chúng ta lãnh nhận phép Rửa tội, Chúa...

Chúa nhật Chúa Hiển Linh (Mt 2,1-12) Con quyết đi tìm Ngài trong cuộc sống

Chúa nhật Chúa Hiển Linh, Mt 2,1-12 Con Quyết Đi Tìm Ngài Trong Cuộc Sống Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hàng năm cứ vào mùa Giáng...

Lễ Hiển Linh: Tìm ai hay tìm cái gì

    Chúa Nhật Chúa Hiển Linh 05.01.2025 TÌM AI HAY TÌM CÁI GÌ (Mt 2,1-12) M. Bosco, Phước Sơn Lễ Hiển Linh là lễ kỷ niệm việc Chúa tỏ...

Ngày 1-1, Lễ Mẹ Thiên Chúa: Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21 Bình an của Thiên Chúa luôn ở cùng chúng ta

Ngày 1-1, Lễ Mẹ Thiên Chúa: Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21 Bình An Của Thiên Chúa Luôn Ở Cùng Chúng Ta Lasan Ngô Văn Vỹ,...

01/01 Lễ Mẹ Thiên Chúa, Lc 2,16-21: Kỳ diệu thay Đấng là Mẹ Thiên Chúa

  KỲ DIỆU THAY ĐẤNG LÀ MẸ THIÊN CHÚA (Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21) Trường Kha, Phước Lý Tình mẫu tử cũng chính là tình cảm mãi...

01/01 Lễ Mẹ Thiên Chúa, Lc 2,16-21: Có Mẹ đồng hành

    CÓ MẸ ĐỒNG HÀNH (Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21) M. Luca Ngọc, Phước Thiên Ngày đầu năm mới dương lịch, Giáo Hội cho chúng ta mừng...