Thứ năm, 19 Tháng mười hai, 2024

Chúa Nhật III Mùa Vọng C (Xp 3,14-18; Pl 4,4-7; Lc 3,10-18) Gặp Chúa qua muôn nẻo đường

Chúa Nhật III Mùa Vọng C

(Xp 3,14-18; Pl 4,4-7; Lc 3,10-18)

Gặp Chúa Qua Muôn Nẻo Đường

Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist

Phụng vụ lời Chúa trong các Chúa nhật III (A-B-C) Mùa Vọng kêu mời kitô hữu chúng ta: Hãy vui lên. Cả ngôn sứ Xôphônia (Xp 3,14-18), cũng như thánh Phaolo tông đồ (Pl 4,4-7) đều lặp lại lời hô hào: Hãy vui lên. Lý do của sự mừng vui ấy là vì Chúa đã đến gần.

Thật vậy, có niềm vui nào sánh cho bằng niềm vui được Thiên Chúa đến ở cùng chúng ta. Vì rằng nỗi khát khao khắc khoải lớn nhất của con người nơi dương thế này là gì, nếu không phải là được hiệp nhất với Thiên Chúa là tình yêu, là niềm vui, là bình an, là hạnh phúc? Chẳng vậy mà thánh Augustino sau quãng đời ngụp lặn trong tội lỗi, trong những thú vui xác thịt đã kêu lên: “Lạy Chúa! Chúa đã dựng nên con cho Chúa và lòng con vẫn mãi khắc khoải cho tới khi được nghỉ an trong Chúa”.

Một cách nào đó, đại chúng Do Thái trong bài Tin Mừng hôm nay, cũng bộc lộ nỗi khát vọng của mình muốn gặp được Chúa. Thế nên khi Gioan Tiền Hô rao giảng: Hãy dọn sẵn con đường cho Đấng Cứu Thế ngự đến thì họ đã băn khoăn hỏi ông: Chúng tôi phải làm gì? Chúng tôi phải làm gì để đón Đấng Cứu Thế? Câu hỏi của họ rõ ràng bộc lộ một lòng khao khát, một lòng khiêm nhường, một tâm hồn lắng nghe và sẵn sàng hối cải.

Cho nên câu trả lời của Gioan dành cho họ cũng thật là cụ thể phù hợp với hoàn cảnh sống của từng người. Với đại chúng Do Thái, ông truyền dạy: “Ai có hai áo, hãy cho người không có; ai có của ăn, cũng hãy làm như vậy”, nghiã là phải thực thi bác ái, chia cơm sẻ áo cho tha nhân; còn với những nhân viên thu thuế, ông nhắc nhở họ hãy sống công bình, đừng gian tham chiếm đoạt tài sản của người ta; và với binh lính, ông bảo họ chớ hà hiếp, đừng chiếm đoạt và hãy bằng lòng với đồng lương của mình. Đó là những giáo huấn đúng đắn phù hợp cho những người Do Thái thực hành ngay trong cuộc sống thường ngày.

Điều ấy cho thấy, Gioan Tiền Hô là một vị tôn sư đầy khôn ngoan và tế nhị nhưng cũng rất rõ ràng và mạnh mẽ. Ông không hề yêu cầu họ phải bỏ nghề nghiệp, hay rời chức vụ, nhưng đòi buộc họ phải sống công bình và bác ái như kết quả của lòng sám hối đích thực: Nếu ai chưa sống công bình thì phải nỗ lực sống cho công bình; nếu ai đã sống công bình thì hãy vươn lên một bậc cao hơn nữa là sống đức bác ái.

Thế nên, đón – gặp Chúa không cần ta phải làm những điều to tát trên mây trên gió mà là nỗ lực sống công bình và bác ái với tha nhân ngay trong cuộc sống thường ngày; làm những công việc bình thường hằng ngày với một tình yêu đại độ là ta đang mở lối cho Chúa đến sống trong ta.

Vào buổi sáng nọ, người thợ giầy thức giấc rất sớm. Anh quyết định chuẩn bị căn xưởng nhỏ của anh cho tươm tất rồi vào phòng khách chờ đợi cho bằng được người khách quý. Người khách đó không ai khác hơn là chính Chúa, bởi vì tối qua trong giấc mơ Ngài đã hiện ra và báo cho anh biết Ngài sẽ đến thăm anh trong ngày hôm sau.

Người thợ giầy ngồi chờ đợi, tâm hồn tràn ngập hân hoan. Khi những tia nắng sớm vừa rọi qua khung cửa, anh đã nghe được tiếng gõ cửa. Lòng anh hồi hộp sung sướng. Hẳn là Chúa đến. Anh ra mở cửa. Thế nhưng kẻ đang đứng trước mặt anh không phải là Chúa, mà là người phát thư. Sáng hôm đó là một ngày cuối đông. Cái lạnh đã khiến mặt mũi tay chân người phát thư đỏ như gấc. Người thợ giầy không nỡ để nhân viên bưu điện run lẩy bẩy ngoài cửa. Anh mời ông ta vào nhà và pha trà mời khách. Sau khi đã được sưởi ấm, người phát thư đứng dậy cám ơn và tiếp tục công việc.

Người thợ giầy lại vào phòng khách chờ Chúa. Nhìn qua cửa sổ, anh thấy một em bé đang khóc sướt mướt trước cửa nhà. Anh gọi nó lại hỏi cớ sự. Nó mếu máo cho biết đã lạc mất mẹ và không biết đường về nhà. Người thợ giầy lấy bút viết vài chữ để lại trên bàn, báo cho người khách quý biết mình đã đi ra ngoài. Nhưng tìm đường dẫn đứa bé về nhà đâu phải là chuyện đơn giản và nhanh chóng. Mãi chiều tối anh mới tìm ra nhà đứa bé và khi anh về lại nhà thì phố xá đã lên đèn.

Vừa bước vào nhà, anh đã thấy có người đang đợi anh. Nhưng đó không phải Chúa mà là một người đàn bà với dáng vẻ tiều tụy. Bà cho biết đứa con của bà đang ốm nặng và bà đã không thể chợp mắt suốt đêm qua. Nghe thế, người thợ giầy lại hối hả đến săn sóc đứa bé. Nửa đêm anh mới về nhà, anh để nguyên quần áo và lên giường ngủ.

Thế là một ngày đã qua mà Chúa chưa đến thăm anh. Nhưng đột nhiên trong giấc ngủ, người thợ giầy nghe tiếng Chúa nói với anh : “Cảm ơn con đã dọn trà nóng cho Ta uống. Cảm ơn con đã dẫn đường cho Ta về nhà. Cảm ơn con đã săn sóc an ủi Ta. Cảm ơn con đã tiếp đón Ta ngày hôm nay” (Trích ”Món quà giáng sinh”).

Lạy Chúa, Chúa hóa nên người vì yêu thương chúng con. Xin cho chúng con biết tin nhận và đón rước Chúa đang ngự thật trong Bí tích Thánh thể, đón rước Chúa nơi tha nhân, và đón rước Chúa qua những công việc, những biến cố buồn vui thường ngày. Amen.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

“Ánh trăng” trong đan viện

“ÁNH TRĂNG” TRONG ĐAN VIỆN Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Thuở...

“Ngươi phải thờ cha kính mẹ” – Suy niệm Lời Chúa Thánh Lễ Mồng Hai Tết

“NGƯƠI PHẢI THỜ CHA KÍNH MẸ” Suy niệm Lời Chúa:...

“Yêu nhau muôn sự chẳng nề…” Suy niệm Tin mừng Chúa Giáng Sinh: Lc 2,1-14 (Lễ đêm)

“Yêu nhau muôn sự chẳng nề…” Suy niệm Tin mừng...

29-6 Lễ thánh Phêrô và thánh Phaolô, Mt 16,13-19: Hai cách làm chứng

29-6 Lễ thánh Phêrô và thánh Phaolô, Mt 16,13-19 HAI...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật III Mùa Vọng, C, Lc 3,10-18: Trở về với sự thiện

    TRỞ VỀ VỚI SỰ THIỆN (Lc 3,10-18) M. Mai Đăng Minh, CĐ Thiên Phước Con người ngay từ đầu được sinh là nhân chi sơ tính bản...

Chúa Nhật III Mùa Vọng, Lc 3,10-18: Niềm vui nhận biết Đấng Cứu Thế

    Niềm vui nhận biết Đấng Cứu Thế  (Lc 3,10-18)            Đan sĩ M. Paula Đình, Châu Thủy Khởi đi từ bài đọc II,...

Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (Lc 1,26-38) Trở nên vô nhiễm giữa thế giới “ô nhiễm”

Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (Lc 1,26-38) Trở Nên Vô Nhiễm Giữa Thế Giới “Ô Nhiễm” Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ. O.Cist Giữa bầu...

Lễ Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội – Mầu nhiệm tội lỗi

  LỄ MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI MẦU NHIỆM TỘI LỖI Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên, Châu Sơn Đơn Dương Hôm nay, chúng ta suy niệm về con...

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa đến trong cuộc đời

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa Đến Trong Cuộc Đời Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa trong Chúa...

9/12 – Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội

    ĐẶC ÂN VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI (Lc 1,26-38) M. Bảo Hạnh, Phước Lý Phụng vụ Giáo Hội bước vào tuần thứ hai Mùa Vọng, thời gian...

Chúa Nhật II MV, C, Lc 3,1-6: Cách chuẩn bị cho Chúa đến

    Cách chuẩn bị cho Chúa đến (Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) M. Bosco, Phước Sơn      Chuẩn bị đón Chúa chính là ý nghĩa của mùa Vọng....

Chúa Nhật I Mùa Vọng, C, Tỉnh thức

    Tỉnh thức (Gr 33,14-16; 1Tx 3,12 - 4,2; Lc 21,25-28.34-36) M. Anges, Phước Thiên      Thời gian là quà tặng Thiên Chúa ban cho chúng ta....

Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam: Phải chăng tử đạo vì chán đời?

  Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Tại Việt Nam Phải Chăng Tử Đạo Vì Chán Đời? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, toàn...

Mừng kính các thánh Tử Đạo Việt Nam, Lc 9,23-26

MỪNG KÍNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Mừng kính các tử đạo Việt Nam là dịp...

Chúa Nhật XXXIV, Thường Niên B (Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33-37) Đức Giêsu Kitô Là Vua?

Chúa Nhật XXXIV, Thường Niên B (Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33-37) Đức Giêsu Kitô Là Vua? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Theo quan niệm thông...

Chúa Nhật XXXIV TN, B, Ga 18,33b-37: Vua Tình Yêu 

  Vua Tình Yêu  (Ga 18,33b-37) M. Phan Sa, PV      Những tuần qua, thế giới đã theo dõi ngày bầu cử tổng thống Mỹ khá thú...