Chủ Nhật, 8 Tháng Chín, 2024

CHÚA NHẬT THỨ I MÙA VỌNG NĂM A_Lm, Fx.Paola Nguyễn Văn Đình

 

CHIA SẺ CHÚA NHẬT I MÙA VỌNG NĂM A

Lm. Phanxico Paola Nguyễn Văn Đình CT

                 Các ngôn sứ thời Cựu Ước đã nhiều lần loan báo về sự xuất hiện của một Đấng Mesia, Đấng Cứu Thế, Ngài là cố vấn kì diệu, ông vua thái bình…sẽ làm cho dân riêng của Chúa được hưởng sự bình an đích thực (x. Is 2, 1-5). Tuy nhiên, các ngôn sứ đã không thể loan báo ngày giờ cụ thể sự xuất hiện của Đấng là Ánh Sáng muôn dân. Thế nên, dân đã phải khắc khoải mong ngóng, đợi chờ từ thế hệ này qua thế hệ khác, để rồi khi họ không ngờ thì Đấng Messia xuất hiện. Cũng vậy, khởi đầu Mùa Vọng, phụng vụ cho chúng ta nghe bài Tin Mừng, mà ở đó Chúa Giê-su cảnh báo chúng ta về ngày giờ Ngài viếng thăm nhân loại nói chung và từng người chúng ta nói riêng là lúc ta không ngờ. Vì thế, chúng ta cần có thái độ thức tỉnh, cần nhận diện những kẻ thù làm chúng ta mê ngủ, và thực hành những việc cần thiết để duy trì sự thức tỉnh.

1.      Thái độ thức tỉnh mong chờ.

        Thật trớ trêu là dân được loan báo và cũng là dân đã mong chờ  điều được loan báo xảy đến, thế nhưng khi Đấng họ mong chờ xuất hiện, thì hầu như mọi người đều ngủ mê: “Người đã đến nhà mình, nhưng người nhà chẳng chịu đón nhận”(Ga 1, 11). Để rút kinh nghiệm cho cuộc tái lâm không bị rẻ rúng bất ngờ như lần xuất hiện trước, Đức Giê-su đã đưa ra những cảnh báo rất cụ thể trong Tin Mừng thánh lễ hôm nay: từ chuyện ông Nô-ê chuẩn bị tàu trong khi thiên hạ vẫn cứ ăn cứ uống, đến việc hai người đàn ông đang làm ruộng mà một người được đem đi một người bị bỏ lại; rồi hai người đàn bà kéo cối xay, thì một người được đem đi, một người bị bỏ lại. Vậy để có thể tránh tình trạng bất ngờ này, Chúa Giê su nhắc nhở: “Anh em hãy tỉnh thức, vì anh em không biết giờ nào Chúa của anh em đến” (Mt 24, 42). Cũng trong tâm tình của Thầy Chí Thánh, Mẹ Hội Thánh không ngừng mời gọi con cái mình coi việc tỉnh thức và sẵn sàng là một phần hết sức quan trọng trong truyền thống Ki-tô giáo. Đồng thời đây cũng là dịp để chúng ta xét mình xem: thường ngày ta đã thức tỉnh thế nào, và liệu ta còn đang ngủ mê? Nếu ta đang trong tình trạng ngủ mê thì cần nhận diện ra lí do ngủ mê.

2.      Nhận diện kẻ thù ngãng trở chúng ta thức tỉnh.

        Một khi chúng ta thực sự muốn sống kết hiệp, thức tỉnh và gần Thiên Chúa hơn, nhất là trong những ngày Mùa Vọng này; khi mà Lời Chúa liên tục gọi mời ta thức tỉnh, thì đây cũng là thời gian kẻ thù làm việc cật lực để kéo linh hồn ta xa Chúa. Vì thế, nếu ta nhìn sâu vào đáy hồn mình, ta sẽ nhận ra những kẻ nghịch cùng linh hồn ta đang miệt mài chiến đấu. Sau đây, chúng ta sẽ điểm mặt một số kẻ phá đám như: dục vọng xác thịt, ngủ mơ và ảo tưởng, tự tôn ngạo mạn.

Dục vong xác thịt không chỉ giới hạn vào những thú vui nhục dục nói riêng, mà còn bao hàm cả lòng yêu thích sự dễ dãi, thoải mái…. Chúng thúc đẩy ta tìm kiếm những gì ít khó chịu nhất, những gì vui thú nhất và những gí ít phải hy sinh, chịu thương chịu khó, chịu khổ nhất từ đó kéo ta xa rời và bất trung với Thiên Chúa.

Ngủ mơ và ảo tưởng là thái độ rất dễ gặp thấy nơi con người ngày nay. Vì ngủ mơ nên không xác định được chân giá trị cuộc sống: thật giả, đúng sai, phương tiện và mục đích vv.. mọi thứ cứ mờ mờ ảo ảo. Thế nên, ai sao tôi vậy, ai bậy tôi theo, không có lập trường và chính kiến rõ ràng. Điều này cũng kéo theo tình trạng ảo tưởng về chính mình nên dễ rơi vào trạng thái tự tôn ngạo mạn.

Một khi rơi vào thái trạng mơ hồ và cào bằng mọi giá trị, thì cám dỗ tự tôn đề cao chính mình lại có đất dụng võ. Con người tự phong cho mình tước hiệu: “cái rốn của vũ trụ”, mà một khi người ta sống với thói kiêu căng cậy mình, coi mình là “số một” như vậy thì đâu còn chỗ cho Chúa và tha nhân?

Muốn sống tỉnh thức ta cần nhận ra những ngãng trở đã nêu, để khiêm nhường xin ơn Chúa trợ giúp mà thực hành các việc đạo đức, hầu giữ mình tỉnh thức.

 3.     Giữ mình tỉnh thức bằng những việc đạo đức: cầu nguyện, hãm mình, hồi tâm.

        Chúa Giêsu từng cảnh báo: “Anh em hãy coi chừng, phải tỉnh thức và cầu nguyện; vì anh em không biêt khi nào thời ấy đến…”. Vì vậy, để duy trì thái trạng thức tỉnh, chúng ta cần sẵn sàng chiến đấu. Bởi chúng ta cũng biết rằng khuynh hướng tự nhiên của con người là thường ngủ mê trong những thực tại trần thế như: cơm, áo, gạo, tiền, địa vị, chức quyền, ham mê ăn uống, vui chơi xa xỉ…

Thánh Phaolo so sánh sự cảnh giác đối với bản thân với sự cảnh giác của một binh sĩ được huấn luyện và trang bị súng ống, đạn dược đầy đủ để sẵn sàng tác chiến, không để bị tấn công bất ngờ. Cũng vậy, chúng ta cần duy trì trạng thái sẵn sàng chiến đấu bằng các phương thế như: cầu nguyện, hãm mình, hồi tâm.

Chú tâm cầu nguyện sẽ giúp chúng ta tránh tình trạng hâm hâm, chai cứng, nguội lạnh đối nghịch với lòng khát khao nên thánh. Căn phòng cẩn mật các giác quan và kiểm soát các hành vi sẽ giúp chúng ta hãm dẹp được những mầm mống đòi hỏi lệch lạc. Năng xét mình sẽ giúp ta phát hiện ra những khuynh hướng lệch lạc đưa tới tình trạng ngủ mê, để sớm có giải pháp điều chỉnh.

Tóm lai: Mùa Vọng nhắc ta lần đến đầu tiên của Con Thiên Chúa, và cũng là dịp nhắc chúng ta về lần đến cuối cùng của Ngài với từng người chúng ta và với toàn thể nhân loại. Xin cho mỗi chúng ta luôn biết tỉnh thức sẵn sàng, đứng thẳng và ngẩng cao đầu đón Ngài.

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XXIII, Thường Niên B (Is 35,4-7a; Gc 2,1-5; Mc 7,31-37) Xin Chữa Con theo Cách Của Chúa

Chúa Nhật XXIII, Thường Niên B (Is 35,4-7a; Gc 2,1-5; Mc 7,31-37) XIN CHỮA CON THEO CÁCH CỦA CHÚA Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Một cô...

LỄ SINH NHẬT ĐỨC MẸ QUÀ SINH NHẬT Mt 1,18-23 M. Clara, Phước Thiên Nếu có dịp đi dự tiệc sinh nhật ai đó, chúng ta thường không...

Chúa Nhật XXII TN, B, Mc 7,1-8a.14-15.21-23: Canh tân tâm hồn

    CANH TÂN TÂM HỒN (Mc 7,1-8a.14-15.21-23) M. Gioan Nguyễn An, Vĩnh Phước Tin Mừng Chúa Nhật XXII thường niên, Năm B hôm nay là những lời giáo...

Chúa Nhật XXII TN, B, Mc 7,1-8a.14-15.21-23: Lời Sống

  LỜI SỐNG (Mc 7,1-8a.14-15.21-23) M. Augustino, Phước Hải Ngôn ngữ đã xuất hiện từ khi con người xuất hiện trên mặt đất này. Ngôn ngữ giúp con...

Chúa Nhật XXI TN, B: Còn sống là còn chọn lựa

  CÒN SỐNG LÀ CÒN CHỌN LỰA (Gs 24,1-2a.15-17.18b; Ep 5,21-32; Ga 6,54a.60-69) Jos. ĐB, Phước Vĩnh Linh mục nhạc sĩ Thành Tâm đã suy diễn câu nói...

Chúa Nhật XXI TN, B: “Bỏ Thầy con biết theo ai, vì Thầy có lời ban sự sống.”

"BỎ THẦY CON BIẾT THEO AI, VÌ THẦY CÓ LỜI BAN SỰ SỐNG" (Ga 6,54a.60-69) Thầy Phêrô Kim-Ngôn Nguyễn Bảo Duy, Phước Hiệp Trích đoạn Tin mừng...

Lễ thánh Bernardo: Thánh Bernardo – Muối và Ánh sáng trong Giáo Hội

    THÁNH BERNARDO – MUỐI VÀ ÁNH SÁNG TRONG GIÁO HỘI (Mt 5,13-19) M. Anselmo Nguyễn Minh Quang, An Phước Trong Tin Mừng theo Thánh Matthêu 5,13-19, Chúa...

Ngày 20/8, Lễ thánh Bênađo viện phụ – Bênađô người đan sĩ Xitô

Ngày 20/8, Lễ thánh Bênađo viện phụ Bênađô người đan sĩ Xitô Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Có lẽ dưới nhãn quan của một số người, thì...

Lễ thánh Viện phụ Bênađô: Ánh sáng ngọt ngào (Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt)

Lễ Thánh Phụ Bênađô ÁNH SÁNG NGỌT NGÀO Kn 7,7-10.15-16; 1Cr 1,26-31; Mt 5,13-19 Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt Nunquam satis. Đó là lời thánh phụ Bênađô...

Lễ thánh phụ Bênađô: Theo gót vị Tôn sư

  Suy niệm Lễ thánh phụ Bênado 20.8.2024   Là hậu duệ, chúng ta mừng kính Đấng tiền bối, thánh phụ Benado, Viện phụ. Chúng ta hân hoan...

Chúa Nhật XX TN, B, Ga 6,51-58: Bánh Hằng Sống

    BÁNH HẰNG SỐNG (Ga 6,51-58) M. Michael Hội, Phước Lý Từ lúc khởi thủy Thiên Chúa đã tạo dựng và ban cho con người sự sống, là...

Lễ Đức Maria Hồn Xác Lên Trời: Đức Mẹ lên trời là niềm vui và hy vọng cho chúng ta

  ĐỨC MẸ LÊN TRỜI LÀ NIỀM VUI VÀ HY VỌNG CHO CHÚNG TA (Kh 11,19a;12,1-6a; 1Cr 15,20-27; Lc 1,39-56) Vp. Vincent Hoà, PV Hôm nay chúng ta...